Wednesday, October 15, 2008

Văn hoá FPT quá đà đã lâu


Cập nhật lúc : 10:47 AM, 22/09/2008

Sự kiện hai sinh viên FPT Arena, múa sex show trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập công ty chỉ là một trong nhiều biểu hiện quá đà diễn ra đã lâu tại công ty này.

>> 'Múa nude của FPT biểu hiện sự suy đồi lối sống'
>> FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

Trên thực tế, màn trình diễn múa khoả thân từng diễn lần đầu trong lễ Halloween năm 2007. Sau màn chào Haloween năm ngoái, những tấm ảnh “khoe hàng” được chọn treo tại sảnh Đại học FPT và hầu như không ai có ý kiến, xem đó là bình thường. Thậm chí, clip lễ hội này ngay sau đó được tung lên mạng, nhưng hầu như không có phản hồi.

"Khoe hàng", chuyện không mới ở FPT

Những hoạt động “thô” như thế ở FPT là bình thường. Một bạn lấy Nick là lacosbaby cho biết: “Thi thoảng trường lại tổ chức chiếu phim “bựa” để nâng cao “độ bựa” của thần dân”. Bạn có Nick ngongbeohd cho hay: “Cách đây 5 năm, mình với người yêu cũng “vinh dự" được mời tham dự buổi kỷ niệm 15 năm thành lập FPT, tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị. Cả hai không đủ can đảm xem hết chương trình vì toàn trò “khoe súng đạn”, bao cao su... rồi cả những câu thơ xuyên tạc, tục tĩu”.

Không ít thành viên bất bình về “màn kịch”, nick deutschlandvermisstVN lên tiếng: “Không hiểu sao nhóm nữ đứng sau vẫn vỗ tay rầm rầm trước hai người đàn ông gần như không quần áo. Họ không biết xấu hổ hay đã vô cảm hết rồi”. Thành viên jainakang và một số nick khác có mặt trong đêm diễn, cho hay: “Hội trường đông đến mấy nghìn người, trong đó có nhiều trẻ em, người cao tuổi là người nhà của cán bộ, nhân viên FPT”.

Hình ảnh xấu hổ của văn hoá FPT.

Sau nhiều lần từ chối, Tổng đạo diễn chương trình cũng “miễn cưỡng” trả lời phóng viên về sự cố, kèm theo lời giải thích “Tôi không muốn phản bội đồng đội, mọi người đang rất buồn và không muốn nhớ lại chuyện đã qua...”. Theo ông, sự việc xảy ra quá nhanh, ngoài chương trình nên không thể ngăn chặn.

Còn L., một kịch sĩ từng nhận huân chương “Vì sự nghiệp FPT”, thanh minh: “Phải nói cho rõ ràng rằng hai thành viên này không phải là nhân viên thuộc tập đoàn FPT, người FPT nhiều sáng tạo bất ngờ nhưng không bao giờ quá đà. Hai sinh viên này không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì với hình ảnh của công ty, vì thế mới có những hành vi thái quá. Con sâu làm rầu nồi canh, cũng đừng vì thế mà mọi người quy chụp xấu về văn hóa FPT”.

Vương quốc riêng về văn hóa "Sờ ti cô"

Nhưng, có thật đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh? Và nếu không phải là công dân FPT thì hai người này lại đang bị đề nghị kỷ luật?

Dân FPT tự hào về vương quốc với thứ văn hóa riêng của mình: Văn hóa “Sờ - ti - cô” (STCo, viết tắt của Sáng tác Công ty). Điểm nổi bật của văn hóa này là tinh thần tự do sáng tạo. Một công dân FPT còn tự hào cho biết, lãnh đạo của họ từng tuyên bố: Nhân viên FPT “không phải làm những việc không thích, được làm những việc mình thích, hơn nữa lại là những việc hoành tráng”. FPT cũng cho phép các nhân viên của mình được tự do ngôn luận. Tạp chí Chúng Ta của FPT ra lò mỗi tuần một số với tinh thần ấy. FPT cũng “nổi tiếng” về những phát ngôn, như “Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến”.

Nhưng, nổi hơn cả của FPT là “một bí kíp” với những chiêu giúp cư dân có bản sắc riêng, khó đối thủ nào vượt qua. Bí kíp này được cư dân FPT đặt tên là sách đỏ STCo, "danh bất hư truyền" với những ca khúc nhại lời “xuyên quốc gia”. Sách đỏ FPT bao gồm 4 tuyển tập, tập 1: Giai điệu STC; tập 2: Thơ văn STC; tập 3: STC tư liệu; tập 4: Di cảo STC, trong đó, Giai điệu STCo được xem là chìa khóa làm nên thành công cho văn hóa cộng đồng FPT.

Tiến sĩ Xã hội học Bế Trung Anh, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, cho biết: Tôi là một người biết khá rõ về FPT, từ khi họ khởi nghiệp. Ở FPT vẫn luôn có cái tôi đặc trưng cho văn hoá doanh nghiệp, và công ty rất chú trọng điều này. Thế nhưng, ranh giới giữa sự sáng tạo quá mức và chuẩn mực của hệ thống đạo đức thường rất mong manh. Chính vì thế mà nhiều bài hát, nhiều hoạt động của họ mang tính chất văn hoá đặc thù nhưng lại cũng dễ rơi sang phía bên kia của sự phản cảm. “Riêng hành động của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ đón nhận “màn ôm hôn” của hai học viên, chứng tỏ đường hướng văn hoá của công ty rất ưu ái những sự việc như thế. Có thể nó trái với công luận nhưng lại phù hợp với tôn chỉ mục đích của họ”.

Ý thức chính trị của cán bộ công ty rất kém

Trước sự cố sinh viên FPT Arena “múa khỏa thân”, ông Lê Ngọc Cường, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng, trước hết phải đuổi học hai “diễn viên chính”, tiếp đó xem xét tư cách của ban giám đốc để quyết định có nên tồn tại đơn vị này không?

- Trên phương diện cơ quan quản lý văn hóa, ông đánh giá thế nào về vụ việc xảy ra vừa qua tại FPT?

Có hai vấn đề lớn. Khi tổ chức sự kiện vượt ra ngoài quy mô cơ quan mà không xin phép đã là sai. Mặc dù, theo giải trình của FPT, đây là chương trình nội bộ, nhưng thực tế lại không phải vậy. Theo thông tin báo chí, chương trình này được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia, như vậy không còn là nội bộ nữa. Cái sai thứ hai là họ đã xuyên tạc bài hát. Những bài hát cách mạng mà xuyên tạc như vậy, chứng tỏ ý thức chính trị của cán bộ của cơ quan này rất kém.

- FPT coi đây là một tai nạn...

- Ngày 19/9, khi biết thông tin, tôi đã gọi điện sang Sở văn hóa Hà Nội, yêu cầu Giám đốc và Ban tổ chức FPT giải trình và đưa hình thức xử lý với hai học viên trên. Dù nói rằng khi tổng duyệt các em quần áo nghiêm chỉnh, hát đàng hoàng và không có màn múa may này, vậy tại sao sự việc lại xảy ra như thế? Và khi thấy việc xảy ra không có trong kịch bản, Ban giám đốc lại không đình chỉ ngay? Vì thế, trước hết các học viên này phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn FPT vi phạm về địa điểm tổ chức, chỉ riêng điều này cũng đủ cơ sở xử lý. Theo quan điểm của riêng tôi, trước hết phải đuổi học hai em học sinh này. Thứ hai phải xem xét lại tư cách Ban giám đốc, có nên tồn tại đơn vị như thế hay không?

- Còn việc xuyên tạc một bài hát ca ngợi cách mạng thì sao?

- Với kiểu xuyên tạc “ra đi ra đi áo quần không có”, tôi phải dùng bằng từ “phản động và vô chính trị”. Tôi khẳng định, hoạt động này của FPT không còn nội bộ nữa. Trong sáng hôm nay, chúng tôi sẽ làm việc với Sở Văn hoá Hà Nội. Chúng tôi coi đây là vụ trọng điểm, phải làm thật cương quyết.

Sở Văn hoá HN sẽ làm rõ mức độ xuyên tạc ca khúc. Trong trường hợp này, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (tác giả bài hát Đoàn vệ quốc quân) có quyền khởi kiện. Tôi đề nghị Trung tâm bản quyền âm nhạc đứng ra bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm cho tác giả.

- Văn hoá FPT là luôn kích thích sự sáng tạo. Ông nghĩ sao về sự sáng tạo này?

- Sáng tạo phải mang tính giáo dục, thẩm mỹ, định hướng. Không thể sáng tạo một cách bừa bãi, thiếu giáo dục như thế.

- Cảm ơn ông.


Ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó cục Khảo thí và Kiếm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tôi thực sự… choáng.

Những hành động này hoàn toàn không đúng thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Có thể quan điểm của mỗi thế hệ, lứa tuổi có sự vênh nhau, nhưng rõ ràng, ngay cả những người trẻ cũng thấy giật mình choáng váng.

Phan Quốc Hải, Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Khoa học Huế: Thoáng như phương Tây cũng không chấp nhận được.

Tôi nghĩ mãi cũng không thể hiểu vì sao họ lại có thể biểu diễn những màn “độc đáo” như thế. FPT không chỉ là một doanh nghiệp mà còn là một trường giáo dục ở bậc cao nhất, bậc đại học. Ngay cả bên Tây, chắc người ta cũng không thể tưởng tượng được sinh viên lại có những trò như vậy.


Luật gia Vũ Minh Hồng
Uỷ ban Trung Ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Tôi quan ngại về xu hướng lạm dụng không gian công cộng mà nhiều người ở nước ta phạm phải và bất bình vì có khoảng trống pháp luật trên hai lĩnh vực xã hội hết sức phổ biến: “Luật Cấm hành vi nơi công cộng” và “Luật Biểu diễn nghệ thuật”. Vấn đề đặt ra ở đây, nếu chưa có các luật pháp đó thì sự kiện phô diễn thân thể trên sân khấu của hai diễn viên không chuyên này cũng như sự kiện dùng nhạc của tác phẩm và xuyên tạc lời có vi phạm pháp luật không? có vi phạm quy tắc đạo đức không? có đáng bị lên án không?

Không gian công cộng và quy tắc ứng xử: Tất cả mọi người trong xã hội đều phải tôn trọng không gian công cộng với các quy tắc tối thiểu, dù đó chỉ là quán ăn, quán bia, hay thư viện, chợ, hoặc nhà hát, rạp phim, hay nhà ga, trên xe búyt v.v...không được phép hút thuốc lá, khạc nhổ, cãi nhau ầm ĩ, có hành vi dâm ô, lời nói hay cử chỉ có tính ám chỉ đe doạ, gây phiền tới người khác. Như vậy, không gian hai Nude nam diễn là không gian công cộng quá lớn bởi số lượng người chứng kiến.

Nude nơi công cộng: Nếu không gian công cộng đó là nơi mà người chủ kinh doanh liên kết trong một trò chơi vi phạm pháp luật, thông thường ông chủ bị cảnh cáo kèm theo phạt tiền rất nặng, nếu ở mức độ vi phạm nặng hơn, không gian công cộng đó lập tức bị đóng cửa tạm thời để điều tra. Số lượng kinh doanh loại không gian công cộng giải trí này không được khuyến khích.

Khiêu dâm nơi công cộng: Hai nhân vật nam này với cách “mặc” loã thể đó lại khiêu khích khán giả bằng các hành vi nhổ lông ở những nơi “cấm” , đó là hành vi có tính khiêu dâm. Ai có thể trả lời hành vi đó là hành vi gì?

Nhạo báng các bài hát Cách mạng: Nếu việc việc sử dụng nhạc của tác phẩm cách mạng xuyên tạc lời được diễn ra trong môi trường hẹp như trong gia đình thì chưa có tính thách thức dư luận và pháp luật, nhưng nếu hát hò ầm ĩ, bật nhạc lớn về lời lẽ xuyên tạc ấy thì đã đủ bị phạt hành chính và bị tác giả kiện. Đằng này, xuyên tạc tác phẩm ngay trên sân khấu, không gian công cộng lớn thì đó là sự thách thức dư luận, nhạo báng bài hát Cách mạng, và phỉ báng lịch sử đầy hào hùng đầy nước mắt và máu của dân tộc Việt Nam.

Độc giả Nguyễn Thanh Sơn (Hà Nội)

1. Có thật đây là một “tai nạn”, và là “một sự cố rất đáng tiếc” hay không khi mà màn múa quái gở này ra đời từ cuối tháng 10/2007 trong đêm lễ hội Halloween của FPT và ngay trong lễ “Sinh nhật 20…” vừa qua, cũng được Tiến sĩ Trương Gia Bình “dang tay đón nhận”, dù gặp phải sự phản ứng, la ó của số đông “Người FPT”…?

2. Có thể bỏ qua được sự “manh động” của 2 “diễn viên bất đắc dĩ” đầy lông lá, thật đau lòng và xấu hổ cho những bậc phụ huynh của 2 “con thiêu thân” này nhưng có thể bỏ qua được không, khi mà rất đông thiếu nữ xinh đẹp và có học, thường tự hào tự gọi mình là “Người FPT” đứng vỗ tay trước hai con khỉ đột, thậm chí còn tệ hơn, diễn những trò xú uế như vậy? Những nữ sinh đó là ai, họ nghĩ gì? Mai sau họ sẽ trở thành người như thế nào?...

3. Từ sự kiện này, chúng ta được dịp tiếp cận với một tài liệu được coi là “Thánh thư” của “Người FPT” - cuốn “Sách đỏ!”. Thật là kinh ngạc và phẫn nộ, khi mà trong cuốn sách đó, quá trình hình thành và phát triển của FPT được diễn đạt một cách “trào phúng” như quá trình đấu tranh và giành Chính quyền của Cách mạng Việt Nam và rất nhiều những bài hát, bài thơ Cách mạng, được xuyên tạc một cách thật không tưởng tượng nổi, từ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, đến Đêm nay Bác không ngủ và rất nhiều bài hát Cách mạng được xuyên tạc khả ố và hỗn xược… Lớp trẻ có thể không hiểu hết, nhưng những bậc lão thành Cách mạng, những người đã đổ máu để giành và giữ Chính quyền Cách mạng nghĩ sao?...

4. Từ đó, dư luận đặt câu hỏi: vậy FPT là công ty Nhà nước hay công ty tư nhân, ông chủ thực sự của FPT là ai?.. Nếu là công ty tư nhân, thì cơ quan chức năng sẽ xử lý như thê nào trước “sự cố” này? Còn nếu là công ty Nhà nước, thì phần vốn của Nhà nước trong công ty là bao nhiêu, tổ chức Đảng ở đâu, tổ chức thanh niên và các tổ chức khác có tồn tại không?... Và nếu tồn tại thì ai đứng sau FPT phải chịu trách nhiệm về tất cả những chuyện này dù chỉ là liên đới?

FPT cần trả lời một cách dứt khoát, rõ ràng về vấn đề này, nhất là khi họ luôn tự hào và tuyên bố tự tin rằng, FPT “là sự lựa chọn, là điểm đến của thế hệ trẻ VN ngày nay…”.


FPT vui quá đà hay lệch lạc về văn hóa?

Cập nhật lúc : 7:15 AM, 22/09/2008
Không chỉ múa khỏa thân phản cảm trên sân khấu, FPT còn xuyên tạc thơ Nhật ký trong tù, dung tục hóa nền nhạc Tiểu đoàn 307, Lên ngàn, Các cụ dân quân Thanh Hóa... Tiến sĩ Thế Hùng, Giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, bức xúc: "Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về văn hóa, về thẩm mỹ?”.

>> 'Múa nude của FPT biểu hiện sự suy đồi lối sống'/FPT Arena diễn nude

Trong suy nghĩ của tôi, FPT là một thương hiệu lớn, một đơn vị kinh tế mạnh, một hiện tượng kinh tế thời mở cửa, nhất là khi ĐH FPT thành lập. Tôi biết, đó là một tập thể trẻ, tài giỏi, năng động và vui tươi, vì thế, FPT như thỏi nam châm hút được nhiều chất xám trong lĩnh vực công nghệ thông tin về mình. Tôi trân trọng và cảm phục họ.

Tôi được biết Ban lãnh đạo FPT rất chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần cho anh em trong tập đoàn. Nhiều chương trình vui chơi giải trí đặc biệt khuyến khích sự sáng tạo đột phá, thể hiện cái mới "không giống ai", tạo nên phong cách FPT. Chính tôi từng được FPT mời nói chuyện về Cái đẹp khỏa thân trong Nghệ thuật tranh tượng cho lớp tập huấn cán bộ trẻ khu giải trí ở Hòa Bình. Những buổi ngoại khóa ấy là một dịp mở cánh cửa thấu thị về cái nhìn nhân văn, thẩm mỹ cho cán bộ của tập đoàn, giúp tiếp cận được với thế giới văn minh, thêm kiến thức về nghệ thuật của nhân loại. Ít đơn vị kinh tế nào dám làm như thế.

Nhưng thật bất ngờ khi tiết mục “đặc biệt” kinh dị đến kinh hoàng diễn ra tối 13/9 trước cả nghìn khán giả, nay đã phát tán trên mạng, làm xấu đi một hình ảnh FPT. Thật xót xa, đáng tiếc. Dù FPT có ngụy biện đó là mô phỏng trang phục theo phim hài của Anh hay tìm kiếm một cách thể hiện sáng tạo thật khác biệt đi chăng nữa thì hiện tượng ấy cũng đã gây nên sự phản cảm, phản thẩm mỹ, phi văn hóa.

Nhìn hai thanh niên lõa thể, trần như nhộng, cắm lông vào những chỗ nhạy cảm, nhảy múa một cách vô thức trên sân khấu thật là lố lăng, đồi trụy, man rợ.


Hai học viên FPT Arena biểu diễn múa "nude" trước hàng trăm khán giả và "dàn hợp xướng" đông đảo nữ.

Trong con người có hai phần: phần ngườiphần con. Nhiệm vụ của văn hóa, nghệ thuật là làm cho phần người tăng lên, phần con giảm đi. Đáng tiếc, đây thì ngược lại.

Theo Charle Darwin, phải mất 8 đến 10 triệu năm để tiến hóa từ vượn thành người và bộ óc người có tới 14 đến 15 tỉ tế bào thần kinh.Vì thế, loài người có tư duy, có ý thức thẩm mỹ. Trái với dã man, mông muội là văn minh. Tôi không hiểu tại sao họ đang sống giữa thế kỷ XXI "siêu văn minh" mà muốn trở lại thời kỳ mông muội. Tại sao tập thể FPT không ngăn chặn ngay từ lúc luyện tập hay tổng duyệt khi thấy hiện tượng dị lạ này? Không biết hai “diễn viên” nghĩ thế nào khi trình diễn một màn rẻ tiền, lố bịch như thế.

Vấn đề không đơn giản như một lãnh đạo FPT khi họ cho rằng chỉ trình diễn nội bộ với số lượng ít người xem. Thực tế là quy mô lễ kỷ niệm lớn như một liveshow nhưng nội dung lại méo mó với 4.000 khán giả và giờ đây hình ảnh đó bị cộng đồng mạng khuyếch đại lan tràn trên Internet. Điều đáng nói là diễn nội bộ nên chương trình không có giấy phép của Cục nghệ thuật biểu diễn. Một sự lệch lạc về văn hóa, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đẹp đẽ của ông cha.

Không chỉ múa khỏa thân, nhiều năm nay, FPT lưu truyền những ca khúc tự chế phần lời trên giai điệu các bài hát nổi tiếng hoặc xuyên tạc thơ, kể cả thơ của Bác, trong cuốn "STC tuyển tập", thường được người trong FPT coi là "sách đỏ FPT". Cuốn sách lưu hành trên mạng internet, nhiều bài được cán bộ, nhân viên FPT mang ra diễn xướng vào những dịp lễ, hội của mình, có những câu thơ làm méo mó cả lời tựa cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh như: “Thân thể ở trong da, tinh thần ở ngoài da, muốn nên sự nghiệp lớn, ta phải năng la cà”. STC, có vai trò như Ban văn hóa văn nghệ của FPT, vẫn được gọi với cái tên "Sờ Ti Cô", đã viết trong cuốn sách: “Sờ ti cô mạo muội xin phép các nhạc sĩ tên tuổi bỏ qua cho việc sử dụng nhạc của các vị mà không có lời xin phép trước”.

Thật lạ lùng, tuyển tập này dẫn, nhà thơ tên tuổi Vũ Quần Phương, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội đọc diễn văn khai mạc trại sáng tác STC vào ngày 1/1/1993 bằng những câu: “Anh đam mê em, anh mi ni em, anh xanh xao em, đêm về anh tiết canh em”. Cũng theo tuyển tập STC, chính nhà thơ quyết định kết nạp STC làm thành viên của Hội. Điều đó có thật không? Tôi không tin.

Không ít tác phẩm nổi tiếng, niềm tự hào của âm nhạc Việt Nam, bị dung tục hóa đến mức không thể chấp nhận. Bài hát được gọi là truyền thống của FPT có phần lời nhại theo ca khúc Đoàn vệ quốc quân của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, có câu: “Ra đi ra đi áo quần không có, ra đi ra đi sạch bách mới thôi”. Ca khúc Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí được "chữa lại" cho hợp với Công ty ca của STC, trong đó có câu "Lắm khi mềm, nhiều khi cứng”. Thậm chí bài Kìa con vịt có câu bị "chế" thô thiển: “Có cô nàng thò ra hai cái tí". Ca khúc Lên ngàn cũng không được... tha với những từ: “Bao giờ hết máu thì tong, anh về em càng máu hơn”, hoặc ca khúc Các cụ dân quân Thanh Hóa thì bị sửa: “Sóng vỗ vào mông, các cụ hết cả lông"..., cốt để phù hợp với ý tưởng mà họ cho là... mới mẻ.

Ca khúc Cùng anh tiến quân trên đường dài của nhạc sĩ Huy Du bị các "nhà sáng chế" biến thành "Qua núi qua khe anh đè em xuống, em đang luống cuống anh tụt quần ra… Trận địa đây chăn gối đã tả tơi mà của anh vẫn vươn lên nòng pháo”. Cũng dung tục như thế là bài nhạc "nhại" Giận mà thương, dân ca xứ Nghệ: “Bẩn thì bẩn mà hôi càng hôi, anh chưa lên giường em không chịu nổi, việc đầu tiên em phải tụt quần, phải thổi kèn”...

Thôi, đến thế này thì “Tắc kỳ ngôn lộ”. Xin để ngỏ cho độc giả thẩm định, suy ngẫm. Tôi xin hỏi: “Có phải do vui quá đà hay FPT tự cho mình là một “vương quốc” riêng về cái đẹp, về văn hóa, về thẩm mỹ?”. Đặc biệt khi FPT là một tập đoàn viễn thông lớn, phải đi đầu về văn hóa, văn minh trên mạng?.

TS Mỹ học Thế Hùng - ĐH Quốc gia Hà Nội
Ý kiến độc giả:

Phùng Hoài Ngọc (ngoc1951@yahoo.com)

Chẳng phải tự nhiên hai vũ công FPT múa sex nhào ra. Chắc chắn họ phải sinh hoạt trong một môi trường như thế nào đó mới có đủ cảm hứng và "dũng khí" thoát y... Người ta không quen đeo cravat đi làm việc, nhưng cơ quan hầu hết đeo cravat thì người sau sẽ có cảm hứng đeo cravat... Dù sao màn múa sex này cũng là hiện tượng có vấn đề ở cty FPT như một làn khói đen nho nhỏ, nhưng nó vẫn là khói.

right.left2k4x@gmail.com

FPT liệu có còn là thương hiệu được nữa không?

Tôi không thể hình dung được FPT có những con người như vậy. Hơn thế nữa, còn phải kể đến cả người xem, người cổ động, người tổ chức và cả những nhà "lãnh đạo" của FPT còn vỗ tay tán thưởng, thậm chí còn có cả người giang cả cái gọi là "đôi tay" của mình để chào đón sự "thành công" của đôi "diễn viên" khi họ hoàn thành "vũ điệu"?!

Đây là "mái trường" của họ sao? Trường này đã dạy những gì cho thế hệ trẻ? Đây là công ty và dịp "văn nghệ" chúc mừng cái gọi là tuổi "đôi mươi" của công ty FPT? Họ đã mang "làn sóng mới" về cho công ty và nhà trường của họ sao?

Đây không phải chỉ là lần đầu, nhiều người cho biết là ngay trong năm 2007 họ đã biểu diễn như vậy trong "Đêm hội hóa trang" của họ. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc những bài hát cách mạng, thơ Bác Hồ.... Họ còn tự nhận họ là "Người FPT", và như vậy có thể hiểu là họ không phải là người Việt Nam chúng ta hoặc là những người Việt "siêu đẳng - người FPT" đang sống trong xã hội của chúng ta đấy.

Đây là việc cần phải lên án thật mạnh mẽ trên công luận, là việc mà Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải vào cuộc đối với lối sống buông thả, suy đồi; Bộ Giáo dục - Đào tạo phải thực sự chỉnh đốn, thậm chí có thể phải đóng cửa "nhà trường"...; Rồi bộ chủ quản của FPT thì sẽ nghĩ thế nào và làm gì?

Thu Hà (hatran121083@yahoo.com): Không nên phán xét quá nặng

Tôi nghĩ đây là việc không nhỏ, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục Việt Nam. Nhưng đây cũng không phải là việc quá lớn để tất cả mọi người lên án nặng nề đến thế.

Đúng, nếu cho việc đó ảnh hưởng xấu đến một số người coi đây là việc "kinh khủng". Thông cảm hơn, nếu coi đây là một vở kịch, với những diễn viên là những sinh viên trẻ, họ mang sức trẻ, sự sáng tạo của họ vào trong vở diễn. Có thể họ không lường được hết sự "nghiêm trọng" như suy nghĩ của một số người. Nhưng dựa vào đây để lên án văn hóa của một công ty, thì liệu có công bằng? Tôi tự đặt câu hỏi, nếu chuyện này không xảy ra ở FPT, một tập đoàn lớn mà là là một công ty nhỏ thì việc này có được báo chí "chăm sóc" kỹ thế không? Việc này chắc phải nhường lời lại cho tất cả chúng ta cùng trả lời.

Tôi cũng không đồng ý với tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng về cách ông suy xét về văn hóa Sờ ti cô của FPT. Đã gọi là văn hóa công ty mà nhất là một công ty luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo thì đây cũng không đáng bị đem ra bình luận. Liệu đã có công ty, tập đoàn nào dám như FPT, nói, hát những điều mình cảm thấy "sướng", mà lại bị quy chụp là "phản động và vô chính trị" thì tôi cũng thấy làm buồn cười thay cho câu nói này của một vị quan chức. Cảm ơn các độc giả đã quan tâm đến bài viết của tôi.

No comments: