Thursday, October 30, 2008

'Bạc đầu' vì tranh cử

Mái tóc của thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ Barack Obama chuyển sang màu muối tiêu sau 20 tháng vận động tranh cử tổng thống.
> Obama tiếp tục dẫn điểm trước McCain

Ảnh: Reuters.
Mái đầu của Obama chuyển thành muối tiêu sau một thời gian tranh cử. Ảnh: Reuters.

Obama bắt đầu cuộc đua vào Nhà Trắng ở tuổi 45. Vẻ ngoài trẻ trung của ông khiến nhiều người tưởng rằng ông mới ngoài 30. Tuy nhiên, mái đầu của thượng nghị sĩ đột ngột chuyển màu khi ngày bầu cử càng tới gần. Thợ cắt tóc của Obama - Zariff - cho biết màu tóc này "bình thường với độ tuổi của ông ấy". Zariff cũng bác bỏ khả năng ứng viên tổng thống cố ý nhuộm tóc.

Dù chưa có bằng chứng cụ thể giữa bạc tóc và căng thẳng, nhiều nghiên cứu cho rằng nó cũng đóng góp một phần. Một nghiên cứu mới đây của bệnh viện ở Baltimore, Mỹ cho hay, những bệnh nhân chịu nhiều áp lực thường bạc tóc nhanh hơn.

Obama không hề phiền lòng với vẻ ngoài đĩnh đạc này. "Đến khi nhậm chức, tôi trông sẽ giống một tổng thống", ông phát biểu trước đám đông ủng hộ ở bang Colorado. Trong tiệc tối thường niên ở New York tháng trước, Obama đổ lỗi cho Thượng nghị sĩ Hillary Clinton khiến tóc ông trở nên thế này.

Bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong vòng gần một tuần nữa. Các cuộc trưng cầu đều cho thấy ứng viên của đảng Dân chủ dẫn trước với khoảng cách an toàn. Thăm dò mới nhất của CNN chỉ rõ Obama đang gia tăng cách biệt ở các bang quan trọng.

Hải Ninh (theo Telegraph)


Obama chi hàng triệu USD mua quảng cáo

Ảnh:
Ứng viên tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama vừa tung tiền để mua nửa tiếng quảng cáo vào giờ vàng trên 7 kênh truyền hình của Mỹ.
> Lợi thế của Obama trước bầu cử / Obama dẫn trước

Dự kiến đoạn phim quảng cáo vận động cho chiến dịch tranh cử của ông sẽ xuất hiện trên CBS, FOXNBC với mức giá 1 triệu USD cho mỗi kênh truyền hình vào tối 29/10 (sáng 30/10 theo giờ Hà Nội). Đồng thời nó cũng được chiếu trên các kênh tiếng Tây Ban Nha như Univision, BET, MSNBC và TV One.

Dự kiến sau loạt quảng cáo vào giờ vàng này, Obama sẽ cùng cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton vận động tranh cử tại thành phố Kissimmee. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến gần đây của AP-GFK cho thấy hiện hai ứng viên đang bám sát nhau tại bang Florida và Bắc Carolina. Tuy nhiên, Obama có ưu thế hơn tại một số bang chủ chốt là: Colorado, Nevada, New Hampshire, Ohio, Pennsylvania và Virginia.

Kết quả trưng cầu ý kiến của Gallup trên cả nước cũng cho thấy Obama đang giành được khoảng 50% tỷ lệ ủng hộ, hơn 7% so với đối thủ McCain.

Trước đó, trong một bài phát biểu tại bang Florida, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain lên tiếng nghi ngờ về kinh nghiệm của đối thủ Obama trong lĩnh vực quốc phòng. "Liệu người đàn ông này có đủ khả năng để bảo vệ nước Mỹ khỏi Osama bin Laden, al-Qaeda và những mối đe dọa lớn khác trên thế giới?", McCain nói.

Bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, ứng viên đảng Dân chủ đang có nhiều lợi thế hơn đối thủ với nguồn quỹ vận động tranh cử lên đến hàng trăm triệu USD và sự ủng hộ của nhiều ngôi sao cũng như một số chính trị gia lớn, trong đó có cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell.

Ngọc Quỳnh (theo BBC)


Barack Obama sẽ chuyển hoá

Phạm Phú Đức


Trong khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chỉ còn vỏn vẹn 2 tuần nữa là kết thúc, hầu hết kết quả của các cuộc thăm dò dư luận quần chúng Hoa Kỳ đều thống nhất rằng thượng nghị sĩ Barrack Obama luôn dẫn đầu thượng nghị sĩ John McCain (có lúc 5 đến 10 phần trăm, có khi 10 đến 14, tuỳ mỗi tổ chức thực hiện và tuỳ thời điểm mà kết quả khác nhau). Sau bốn lần tranh luận, ba dành cho ứng viên Tổng thống và một dành cho ứng viên phó Tổng thống, McCain không những không quay ngược được tình thế trong lần cuối mà còn bị thua đậm hơn. [1] Cho nên, trừ khi có chuyện phi thường xảy ra, xác xuất liên danh Obama - Biden sẽ vào Nhà Trắng vào đầu năm 2009 là điều khó có thể bị đảo ngược bởi liên danh McCain - Palin.

Nhìn thoáng qua trên phương diện báo chí và dư luận quần chúng Hoa Kỳ lẫn quốc tế, Obama đã vượt McCain khá xa. Theo tổng kết của tạp chí thương mại The Editor and Publisher [2] thì sau khi hai nhật báo lớn hàng đầu của Mỹ The Washington Post and The Los Angeles Times chính thức trình bày quan điểm ủng hộ Obama có đến 51 tờ báo lớn ủng hộ Obama trong khi chỉ có 16 ủng hộ McCain; đây là lần đầu tiên tờ The Chicago Tribune, kể từ khi thành lập năm 1847 đến nay, đứng ra ủng hộ một ứng viên Đảng Dân chủ. Ngoài ra, Obama là người có khả năng thu hút các đám đông lớn kỷ lục trong và ngoài Hoa Kỳ. Thí dụ, vào thứ bảy 18/10 vừa qua, có hơn 100.000 người tại thành phố St Louis, tiểu bang Missouri, nơi từng ủng hộ Đảng Cộng hoà và Tổng thống George W Bush hai kỳ bầu cử trước đây, và hơn 75.000 người tại Kansas City đến nghe Obama diễn thuyết. [3] Đây là những đám đông lớn nhất tại Hoa Kỳ trong kỳ bầu cử này, chỉ sau con số 200.000 người tại Berlin (Đức quốc) đến nghe Obama diễn thuyết vào tháng 7 năm nay. Theo thống kê mới nhất, khoảng 2/3 dân Úc sẽ ủng hộ Obama trong khi chỉ có 1/3 ủng hộ McCain, và trung bình thì trên thế giới, số lượng ủng hộ Obama cao gấp 4 lần McCain. [4] Ngoài Hoa Kỳ, các tạp chí uy tín như The Economist của Anh hay nhật báo hàng đầu của Úc The Age, [5] và còn rất nhiều cơ quan truyền thông ngôn luận trên khắp thế giới, đặc biệt tại châu Âu, đã chính thức hoặc bán chính thức bày tỏ sự ủng hộ dành cho Obama.

Nếu công dân Mỹ hồi hộp mong chờ kết quả bầu cử kỳ này bao nhiêu thì, ở một khía cạnh nào đó, người dân ở khắp nơi trên thế giới cũng nóng lòng không kém cho một kết quả, theo Obama hay McCain. Thật vậy, tình hình chính trị, kinh tế cũng như chính sách ngoại giao, thương mại và an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ mang tầm ảnh hưởng quốc tế kể từ đầu thế kỷ 20, đặc biệt từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, cho nên từ Hà Nội đến Bắc Kinh, từ Paris đến London, v.v… đều mong muốn ứng cử viên với các chính sách thuận lợi cho mình đắc cử (hay bất lợi… hơn khỏi đắc cử), dù đó là vì lý do kinh tế, chính trị, an ninh hay các vấn đề môi trường, ngoại viện v.v… Do đó các cuộc tranh luận chính trị để phân định ứng viên Tổng thống nào là người thông minh và nhạy bén, bản lãnh và điềm đạm, tầm nhìn và hùng biện v.v… đã được khắp nơi theo dõi một cách kỹ lưỡng.

Quan sát bốn cuộc tranh luận vừa qua, thì đúng như tạp chí The Economist nhận định, cuộc tranh luận lần ba ngày 15/10 thu hút hơn nhiều so với hai lần đầu khá buồn ngủ: lần này hai ứng viên bàn những vấn đề có chất lượng, trao đổi những cú đòn sắt bén, và phần lớn không lặp đi lặp lại những điểm đã nói. [6] McCain, vì là người bị bỏ đằng sau vào thời điểm đó và vì đây cơ hội tốt nhất cuối cùng để thuyết phục những thành phần đang phân vân, lưỡng lự thay đổi quan điểm, đã tận dụng thời cơ để tấn công tới tấp vào Obama. Chẳng hạn, McCain luôn tìm cách quy cho Obama các điều như sau: một, Obama chủ trương tăng thuế, trong khi McCain tin rằng tăng thuế trong nền kinh tế khó khăn hiện nay không những không cần thiết mà còn gây thêm khó khăn cho mọi người; hai, Obama nghĩ rằng chính quyền là lời giải cho những vấn đề của Mỹ hiện nay, trong khi McCain luôn đề cao vai trò và khả năng của người dân để cùng giải quyết. Cũng vì thế nên McCain cho rằng lời giải của Obama là rất tốn kém vì phải luôn chi tiền, vân vân.

Trong khi đó, mặc dầu bị McCain tấn công liên tục, Obama luôn giữ thái độ bình tĩnh và không hề bối rối. Khi bị quy oan một cách quá đáng, Obama chỉ mỉm cười, nhưng chính vì phong cách điềm đạm như thế nên Obama chiếm được cảm tình của khán thính giả và duy trì thế thượng phong. Chiến lược của Obama, trong ba lần tranh luận, cũng như trong hầu hết các chiến thuật tấn công McCain, là quy McCain liên hệ mật thiết với Tổng thống George W Bush, đặc biệt về chính sách kinh tế. Cũng cần nhớ là một năm về trước, điểm khác biệt lớn giữa McCain và Obama chủ yếu là về vấn đề Iraq; còn các vấn đề khác như môi trường, năng lượng, ngoại giao v.v… tuy khác nhau rõ rệt nhưng không nổi bật bằng. Quan điểm của Obama là nếu được đắc cử Tổng thống sẽ rút quân khỏi Iraq trong một thời gian ngắn nhất định, và cần phải tăng quân viện cho chiến trường Afghanistan, nơi Obama khẳng định là tiền đồn của quân khủng bố Al-Qaeda gây ra biến cố 11/9. Trong khi đó, McCain quả quyết là dù mất bao lâu đi nữa Hoa Kỳ cũng sẽ phải chiến đấu ở Iraq và trở về với chiến thắng chứ không thể chiến bại. Nhưng thế trận đã đổi hướng đáng kể kể từ khi khủng hoảng thị trường tài chánh Hoa Kỳ rồi lan rộng sang tầm quốc tế vào những tuần qua, và nay thì vấn đề Iraq không còn là mối bận tâm lớn của người Mỹ. Cơ hội có một không hai đã đến, cho nên Obama và Đảng Dân chủ tập trung tấn công McCain và Đảng Cộng hoà bằng cách thuyết phục dân chúng Hoa Kỳ rằng thêm một nhiệm kỳ McCain chính là sự kéo dài của triều đại Bush thêm bốn năm nữa, mà đó là biểu tượng của sự thất bại về kinh tế và ngoại giao. Và chiến thuật này dường như rất hiệu quả. Chính vì thế, trong cuộc tranh luận lần ba, McCain đã bực mình cãi chính rằng Obama đã không công bằng khi giả bộ như không có sự khác biệt nào giữa ông và Tổng thống Bush. McCain nói: “Tôi không phải là Tổng thống Bush. Còn nếu như ông (Obama) muốn tranh cử với Tổng thống Bush thì nên ra cách đây 4 năm”.

Tóm lại, trước làn sóng bất mãn và phẫn uất của người Mỹ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ đang bước vào tình trạng suy thoái và chưa thật sự bước ra khỏi sự khủng hoảng thị trường tài chánh quốc tế, Obama khôn khéo lợi dụng mọi cơ hội để mang đề tài kinh tế ra nói và luôn tìm cách ám chỉ sự liên hệ mật thiết giữa McCain và chính phủ Bush. [7] Dù có tài giỏi cách mấy thì McCain cũng khó thoát được những ảnh hưởng dây chuyền chính trị như thế này.

Nhìn chung, có rất nhiều điều rất đáng học và đáng bàn về cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ trọng đại lần này. Riêng tôi cảm nhận rằng theo dõi cuộc đua vào Nhà trắng từ phương xa cũng có nhiều cái hay lẫn dở. Dở, là vì nếu chỉ theo dõi các cuộc vận động và tranh luận qua các cơ quan truyền thông trong và ngoài Hoa Kỳ, đặc biệt đối với trường hợp của tôi là từ Úc, thì tất nhiên luôn có những giới hạn của nó, về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, khi đứng từ phương xa thì luôn có những vấn đề hay tình tiết mà khó thấy hay nghe nếu ở gần. Tuy nhiên, cũng chính trong cái dở như thế thì lại có cái hay. Đó là vì không là công dân Mỹ nên không nhất thiết phải có thái độ, đặc biệt là thái độ chọn lựa bằng lá phiếu, vì thế cho nên không bị lôi kéo. Hơn nữa, tôi lại có cơ hội nhìn sự kiện ở mức độ tương đối khách quan hơn.

Với cái nhìn như thế, tôi xin được bàn về ba vấn đề:

- một, là về các cuộc vận động tranh cử tiêu cực;
- hai, là về tính trung thành đối với đảng;
- và ba, là về một phong cách lãnh đạo Hoa Kỳ cần phải được sự yểm trợ của quốc tế.


...

1 comment:

thuockichthichmoctoc said...
This comment has been removed by the author.