CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ ÐA NGUYÊN
Sự tham gia hoạt động xã hội
Công dân không bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động chính trị và họ cũng được tự do thể hiện sự bất bình bằng cách không tham gia vào các hoạt động chính trị. Nhưng nếu không có sự tham gia tích cực của công dân thì nền dân chủ sẽ bị yếu đi. Công dân trong các xã hội dân chủ có cơ hội được tham gia vào rất nhiều các tổ chức tư nhân, các hiệp hội, các nhóm tình nguyện. Phần lớn hoạt động của các tổ chức liên quan tới các chính sách công và chỉ có một số là do chính phủ tài trợ và kiểm soát. Một quyền cơ bản để tạo nên nền dân chủ là mọi cá nhân có quyền tự do hội họp, tự do tổ chức và thành lập các hội dưới nhiều dạng khác nhau của tổ chức phi chính phủ. Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, khi đó tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe và cơ hội để gây ảnh hưởng đối với các cuộc tranh luận về chính trị sẽ được tăng lên. Như Alexis de Tocqueville, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng thế kỷ 19 đã viết: “Không có một đất nước nào mà sự đòi hỏi cấp thiết phải có các hiệp hội để chống lại sự chuyên chế bè cánh và sự độc đoán lãnh đạo như một đất nước được xây dựng theo kiểu dân chủ”.
Các tổ chức, hiệp hội trong các xã hội dân chủ có số lượng rất lớn và được phân loại theo nhiều cách. Các tổ chức mà chức năng chính của nó là gây áp lực đối với chính phủ về một vấn đề đặc biệt nào đó thì được xếp vào các nhóm hoạt động vì lợi ích hay các nhóm vận động hậu trường. Các nhóm vì lợi ích tư nhân như các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức nghề nghiệp hoặc liên đoàn lao động, thường có các lợi ích kinh tế trong các chính sách mà họ ủng hộ, mặc dù cũng có thể họ đề cập tới lợi ích công cộng trong các vấn đề khá xa so với lĩnh vực chuyên môn của họ.
Giống như các tổ chức môi trường và các tổ chức phúc lợi xã hội, các nhóm được gọi là nhóm lợi ích công theo đuổi điều mà họ cho là tốt cho công chúng . Điều này không làm cho các nhóm lợi ích công cộng trở nên tốt hơn hay đạo đức hơn các nhóm lợi ích tư nhân. Hơn nữa, lợi ích của bản thân cá nhân bao giờ cũng được đặt ngay tiếp theo lợi ích công cộng.
Cả hai dạng tổ chức vì lợi ích này đều hoạt động rất mạnh tại các xã hội dân chủ. Cả hai đều rất quan tâm tới dư luận, cùng cố gắng để mở rộng sự ủng hộ như tìm cách giáo dục công chúng và đồng thời ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ cùng một lúc.
Các nhóm vì lợi ích đóng vai trò như một sức mạnh trung gian giữa các cá nhân đơn độc và chính phủ có quy mô lớn và cách xa dân chúng. Chính thông qua các hoạt động của các tổ chức đó và thông qua các cuộc tranh luận công khai, cởi mở, các tranh cãi gay gắt, các quyết định thỏa hiệp và các nhất trí đồng thuận giữa các bên mà xã hội dân chủ mới đưa ra được các quyết định liên quan tới hạnh phúc của các thành viên trong xã hội đó.
Bầu cử
Trong các nền dân chủ hiện đại, hoạt động bỏ phiếu bầu các công chức nhà nước là một dạng hoạt động thường thấy nhất và cũng là cơ bản nhất nói lên sự tham gia của công dân vào việc tổ chức xã hội. Khả năng thực hiện các cuộc bầu cử tự do và công bằng là vấn đề cốt lõi để một xã hội được gọi là dân chủ.
Động cơ bỏ phiếu của cử tri cũng nhiều và đa dạng như các tổ chức và quyền lợi mà các tổ chức đó đại diện trong xã hội dân chủ. Đương nhiên là các cử tri sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên đại diện cho quyền lợi của họ, nhưng cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới sự lựa chọn đó. Ví dụ sự liên quan tới đảng chính trị: các cử tri có cảm tình mạnh mẽ với một đảng chính trị nào đó sẽ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho đảng đó hơn các cử tri có tính chất độc lập và không thuộc đảng phái nào. Trong các hệ thống bầu cử theo đại diện tỷ lệ, các cử tri chỉ có thể bỏ phiếu cho một đảng nào đó chứ không bỏ cho các ứng cử viên cá nhân.
Các nhà nghiên cứu chính trị đã xác định được rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự quyết định của cử tri và tổng số lá phiếu bầu. Ví dụ, ở các quốc gia theo hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ, khi mà mỗi lá phiếu đều được tính vào tỷ lệ đại diện trong cơ quan lập pháp, luôn có tổng số lá phiếu cao hơn các nước theo hệ thống đa số tuyết đối hoặc đa số tương đối. Tình trạng kinh tế, xã hội, đăng ký bầu cử dễ dàng, sức mạnh của hệ thống đảng, hình ảnh ứng cử viên trong công chúng, khoảng cách giữa các cuộc bầu cử - tất cả các yếu tố này đều tác động tới số lượng và tần số đi bầu của các cử tri. Trong các cuộc bầu cử dân chủ, vấn đề chính không phải là xác định được ứng cử viên nào kêu gọi được nhiều ủng hộ nhất từ công chúng mà là xác định được ứng cử viên nào có khả năng làm cho những người ủng hộ mình chuyển các mong muốn của họ thành lá phiếu một cách hiệu quả nhất. Sự thờ ơ của công chúng vẫn là một lo lắng trong bầu cử dân chủ, ở chỗ là những người nắm quyền lãnh đạo sẽ được bầu bởi một số lượng cử tri ngày càng ít đi so với tổng số lượng cử tri hợp pháp, chứ không phải là lo ngại không tìm ra được người lãnh đạo.
Các đảng chính trị
Các đảng chính trị tuyển chọn, chỉ định ứng cử viên và tổ chức các chiến dịch bầu ra quan chức nhà nước. Nếu là đảng chiếm đa số, họ sẽ xây dựng các chương trình chính sách cho chính phủ, còn nếu là phía đối lập họ sẽ đưa ra các phê phán, chỉ trích và đề nghị các giải pháp khác. Các đảng huy động sự ủng hộ từ các nhóm lợi ích cho các chính sách chung; giáo dục công chúng về các vấn đề công cộng; xây dựng các nguyên tắc và cấu trúc cho các tranh luận chính trị. Trong một số hệ thống, ý thức hệ có thể đóng một vai trò quan trọng khi tuyển chọn và là động cơ thúc đẩy các đảng viên; còn ở những hệ thống khác, các quan tâm về kinh tế hoặc các quan điểm về xã hội lại có thể đóng vai trò quan trọng hơn ý thức hệ.
Cách thức tổ chức và hoạt động của các đảng rất khác nhau. Có hai kiểu đặc trưng. Một thái cực theo hệ thống nghị viện đa đảng tại châu Âu, các đảng chính trị có thể được tổ chức rất chặt chẽ và hoạt động gần như chỉ do những đảng viên chuyên nghiệp trọn thời gian. Một thái cực khác là ở Hoa Kỳ, có hai đảng chính là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, là các đảng được tổ chức phi tập trung, hoạt động rộng khắp ở cả Quốc hội và các bang. Tình hình cứ bốn năm lại thay đổi khi các tổ chức của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ hợp lại với nhau để tổ chức các chiến dịch cho bầu cử tổng thống, với sự giúp đỡ chủ yếu là từ những người tình nguyện.
Các đảng chính trị cũng khác nhau tùy theo xã hội mà nó hoạt động. Các chiến dịch bầu cử thường được tổ chức rất công phu và tốn kém thời gian và đôi khi kỳ cục. Nhưng chức năng của các chiến dịch lại hết sức nghiêm túc: đảm bảo cho các công dân của xã hội dân chủ có thể lựa chọn các vị lãnh đạo và tự mình xác định cho số phận của riêng họ theo một cách thức hòa bình và công bằng.
Sự phản đối
Trong xã hội dân chủ các công dân có quyền tập hợp nhau một cách ôn hòa và phản đối các chính sách của chính phủ hoặc hành động của các tổ chức khác bằng các hình thức biểu tình, tuần hành, gửi kháng nghị, tẩy chay, bãi công và nhiều hình thức hành động trực tiếp khác.
Mọi người trong xã hội dân chủ được phép sử dụng biện pháp mạnh (bãi công, biểu tình, phá hoại) để đạt được yêu sách của mình, nhưng hình thức này thường được sử dụng bởi các tổ chức đối lập, các nhóm thiểu số hoặc nhóm bị thiệt thòi về quyền lợi khi những nhóm đó cảm thấy không còn các phương tiện nào khác để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ. Các loại phản đối như thế luôn luôn là một phần tất yếu của xã hội dân chủ. Ngày nay, các hình thức phản đối phi bạo lực thường được tổ chức để lôi kéo sự chú ý của giới truyền thông về nhiều vấn đề rộng lớn từ ô nhiễm môi trường tới vũ khí hạt nhân, các chính sách đối ngoại, các vấn đề phân biệt chủng tộc và sắc tộc. Một dạng hành động trực tiếp đặc biệt khác là quyền của các công đoàn lao động được tổ chức các cuộc bãi công phản đối những người sử dụng lao động khi các mâu thuẫn không giải quyết được trên bàn đàm phán.
HÌnh thức phản đối là một cơ sở để đánh giá một nền dân chủ. Các lý tưởng của sự tự do thể hiện và tham gia tổ chức xã hội của công dân sẽ dễ dàng đạt được khi mọi người đều giữ được cách cư xử lịch sự và cùng thỏa thuận về các vấn đề cơ bản. Nhưng khi những người phản đối và bị phản đối không thống nhất được về các vấn đề cơ bản, thì sự bất đồng có thể trở thành sự cáu giận và manh động. Lúc đó, một trong những vấn đề cần phải cân bằng là vừa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp của công dân, vừa duy trì được trật tự của xã hội và tránh mọi ý đồ hăm dọa hay bạo lực. Nếu triệt tiêu các phản đối ôn hòa với lý do đảm bảo trật tự xã hội sẽ tạo nên sự dồn nén, ức chế. Ngược lại, nếu để các phản đối bằng bạo lực xảy ra một cách không kiểm soát được thì lại dẫn tới tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.
Không có một công thức kỳ diệu nào để đạt được sự cân bằng, điều đó phụ thuộc vào cam kết của đa số người dân là cần phải duy trì các định chế của dân chủ và các quy tắc của quyền cá nhân. Các xã hội dân chủ có khả năng chấp nhận mọi bất đồng sâu sắc nhất giữa các công dân chỉ trừ một bất đồng đó là tính hợp pháp của bản thân nền dân chủ.
Các phương tiện truyền thông đại chúng
Lãnh đạo là sự trao đổi thông tin. Do các xã hội hiện đại đã phát triển rất mạnh về quy mô và tính phức tạp, lĩnh vực truyền thông và các thảo luận công cộng đang ngày càng bị chi phối bởi các phương tiện thông tin: đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, sách và cả các cơ sở dữ liệu trên máy tính.
Trong xã hội dân chủ có rất nhiều phương tiện thông tin giống nhau, nhưng các chức năng của chúng đặc biệt khác nhau. Một trong số những chức năng đó là thông tin và giáo dục. Để có được quyết định khôn ngoan cho các chính sách công, công chúng cần phải có các thông tin chính xác, kịp thời và không bị thiên lệch. Do có nhiều ý kiến khác nhau, công chúng cũng cần phải được tiếp cận với tất cả các quan điểm. Điều này đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch bầu cử, khi chỉ có một số ít cử tri có được cơ hội gặp ứng cử viên và số được nói chuyện với ứng cử viên còn ít hơn nữa, do đó các cử tri buộc phải trông cậy vào báo chí và truyền hình để hiểu các vấn đề và biết được đặc điểm, cũng như luận điểm của các ứng cử viên và đảng của họ.
Chức năng thứ hai của các phương tiện thông tin là giữ vai trò kiểm soát chính phủ và các định chế quyền lực khác trong xã hội. Do giữ một vai trò độc lập và khách quan, dĩ nhiên không tuyệt đối, các phương tiện thông tin có thể lật tẩy sự thật đằng sau các tuyên bố của chính phủ và buộc các công chức nhà nước phải có trách nhiệm với các hành động của họ.
Nếu họ muốn, các phương tiện thông tin cũng có thể có vai trò tích cực hơn nữa trong các cuộc tranh luận công khai. Bằng các bài xã luận hoặc các phóng sự điều tra, phương tiện thông tin có thể tạo nên một cuộc vận động cho các chính sách cụ thể hoặc cho các cải cách mà họ thấy cần được thực hiện. Các phương tiện thông tin cũng có thể đóng vai trò như một diễn đàn cho các tổ chức và các cá nhân thể hiện ý kiến, quan điểm bằng cách gửi thư cho ban biên tập và đăng các bài báo với các quan điểm khác nhau.
Các bình luận viên lại mang tới cho các phương tiện thông tin một vai trò ngày càng quan trọng: “tạo nên các chương trình nghị sự”. Do không thể đề cập mọi vấn đề, các phương tiện thông tin buộc phải lựa chọn vấn đề nào cần đề cập, vấn đề nào nên bỏ qua. Tóm lại họ cần phải xác định đâu là tin, đâu không phải là tin. Do đó, các quyết định về thông tin đó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của công chúng đâu là vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, không giống như các nước mà hệ thống thông tin bị kiểm soát bởi chính phủ, trong một xã hội dân chủ, các phương tiện thông tin không thể đơn giản chỉ vận động, lôi kéo hay tảng lờ theo ý mình, vì các đối thủ khác hoặc ngay cả chính phủ cũng được tự do lôi kéo sự chú ý của công chúng vào các vấn đề quan trọng của họ.
Ít người cho rằng các phương tiện thông tin luôn thực hiện các chức năng đó một cách có trách nhiệm. Các phóng viên báo chí và truyền hình có thể mong muốn đạt được tiêu chuẩn khách quan trong công việc của họ, nhưng các tin tức không thể tránh được sự ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm và thiên lệch của chính các cá nhân đó hoặc của cơ quan báo chí mà họ cộng tác. Họ có thể là những người dễ xúc động, hời hợt, chủ quan, không chính xác và dễ bị khích động. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề này không phải là ban hành luật pháp để quy trách nhiệm một cách tùy ý hoặc quản lý chặt chẽ các nhà báo mà phải mở rộng sự tranh luận và trao đổi của công chúng để công chúng có thể sàng lọc tốt hơn trong bạt ngàn thông tin và các từ ngữ hùng biện của báo chí để tìm thấy cho mình các yếu tố cơ bản của sự thật. Oliver Wendell Holmes Jr., thẩm phán nổi tiếng của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, đã phát biểu vào năm 1919 như sau: “Thử nghiệm tốt nhất của chân lý là sức mạnh của tư duy làm cho nó được chấp nhận trong sự cạnh tranh của thị trường”.
Dân chủ và kinh tế học
Thể chế dân chủ không áp đặt bất kỳ một học thuyết kinh tế nào. Các chính phủ dân chủ chấp nhận cả học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa và những thương nhân tự do. Thực tế, trong các xã hội dân chủ hiện đại có rất nhiều tranh luận, bàn cãi đề cập tới vai trò thích hợp của chính phủ về kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng những người chủ trương thể chế dân chủ thường nhìn nhận vấn đề tự do kinh tế như một yếu tố căn bản của dân chủ. Điều này không loại trừ các vấn đề kinh tế có thể trở thành phương diện để phân chia và xác định đảng phái chính trị thuộc về phe “tả, hữu” như chúng ta đang biết.
Ví dụ, các nhà dân chủ xã hội nhấn mạnh tới nhu cầu về quyền bình đẳng và phúc lợi xã hội như là vấn đề then chốt trong các chính sách kinh tế của chính phủ. Trước đây, chính đòi hỏi đó đã mang lại cho chính phủ quyền sở hữu các bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia như viễn thông, giao thông và một số ngành công nghiệp nặng. Các nhà dân chủ xã hội cũng kêu gọi chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề y tế, thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác. Ngược lại, các đảng bảo thủ và ôn hòa thường nhấn mạnh nhiều hơn tới nền kinh tế thị trường tự do, không bị can thiệp hoặc kiểm soát bởi chính phủ như là một phương tiện hiệu quả nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ và gia tăng của cải.
Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả mọi cá nhân và tổ chức tham gia trong các tranh luận về kinh tế thường dễ thống nhất với nhau hơn trong các cuộc tranh luận về chính trị. Ví dụ, cả hai phe tả và hữu đều cùng thừa nhận vai trò quan trọng của các phong trào lao động tự do, độc lập với chính phủ. Những người lao động trong một xã hội tự do có quyền thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ để thương lượng với những người sử dụng lao động về vấn đề tiền lương, sức khỏe, chế độ hưu trí, điều kiện làm việc và thủ tục hòa giải.
Không có nhà nước dân chủ hiện đại nào lại có nền kinh tế hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước hoặc hoàn toàn tự do không có sự điều tiết của nhà nước. Tất cả các nền kinh tế đều là sự kết hợp giữa các hãng tư nhân và các cơ sở của nhà nước. Hoạt động của nền kinh tế dân chủ chủ yếu dựa trên các quy luật của thị trường tự do: giá cả không do nhà nước quy định mà do sự quyết định độc lập trong mối quan hệ tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Các đảng chính trị cánh tả, thường theo định hướng chủ nghĩa dân chủ xã hội, thừa nhận là thị trường tự do hoạt động đúng theo các nguyên tắc cung-cầu sẽ là động lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế và giàu mạnh. Tương tự như vậy, các đảng trung hữu thường phản đối sự can thiệp hay sở hữu của nhà nước trong khu vực sản xuất, chấp nhận trách nhiệm của chính phủ trong việc điều chỉnh một số lĩnh vực kinh tế: chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, các phúc lợi xã hội, sử dụng chính sách thuế để phát triển kinh tế. Do đó, các nền kinh tế theo thể chế dân chủ mặc dù đa dạng về chi tiết nhưng đều giống nhau về các đặc tính cơ bản.
Gần đây, sự sụp đổ của một loạt các nền kinh tế kế hoạch tập trung trên khắp thế giới càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thị trường tự do. Điều đó cho thấy dù là trong vấn đề kinh tế hay chính trị thì tự do vẫn là một yếu tố không thể thiếu. Như Morris Abram, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và hiện là chủ tịch Ủy ban Quan sát của Liên Hợp Quốc tại Giơ-ne-vơ đã phát biểu: “Chỉ riêng tự do không thể đảm bảo cho thành công về kinh tế, nhưng sự cưỡng ép chắc chắn sẽ mang lại thất bại”. Thậm chí điều đó đúng ngay cả với một số ít chế độ độc tài, họ đã tiến được các bước dài về kinh tế khi họ mang lại tự do cho lĩnh vực kinh tế nhưng lại từ chối tự do trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, các thành công đó của họ thường không đảm bảo cho sự mạnh mẽ của chế độ về lâu dài mà nó góp phần làm tăng thêm các đòi hỏi của dân chúng về tự do chính trị phải tương xứng với tự do về kinh tế như trường hợp của Chilê hay Đài Loan.
Các nền dân chủ vẫn sẽ tiếp tục các tranh luận về kinh tế một cách gay gắt như đã có trong quá khứ. Nhưng càng ngày các cuộc tranh luận đó không chỉ nhấn mạnh vào các nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo đã bị thất bại mà còn đảm bảo sao cho các lợi ích của thị trường tự do đến được với mọi người trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
Tiếng nói
Các nền dân chủ đưa ra rất nhiều các giả định về con người. Một giả định là nếu có cơ hội thì người dân nói chung đều có khả năng tự lãnh đạo mình theo cách tự do và công bằng. Một giả định khác là bất cứ xã hội dân chủ nào cũng đều chứa đựng sự đa dạng vô tận về các sở thích, và các cá nhân là những người xứng đáng được hưởng quyền lợi là lời nói của họ được người khác lắng nghe và quan điểm của họ được người khác tôn trọng. Do đó, một điểm hết sức hiển nhiên của mọi nền dân chủ lành mạnh là sự ồn ào và sôi nổi.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George Bush đã mô tả hệ thống rộng lớn của các tổ chức tình nguyện tại Hoa Kỳ như “hàng ngàn ngọn đèn” với ý nghĩa ẩn dụ về sự đa dạng hay đa nguyên của các xã hội dân chủ ở khắp nơi. Các tiếng nói trong xã hội dân chủ bao gồm tiếng nói của chính phủ, của những người ủng hộ đảng cầm quyền và chắc chắn có tiếng nói của cả các bên đối lập. Nhưng các tiếng nói đó được tăng cường thêm bởi các tiếng nói của các liên đoàn lao động, các nhóm lợi ích có tổ chức, các hiệp hội cộng đồng, các phương tiện thông tin, các nhà nghiên cứu và phê bình, các lãnh tụ tôn giáo và nhà văn, các doanh nghiệp nhỏ cho tới các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà thờ và trường học.
Tất cả các nhóm này đều được tự do phát biểu và tham dự vào hoạt động chính trị dân chủ ở cả cấp địa phương lẫn trung ương. Theo cách đó, các hoạt động chính trị dân chủ sẽ là một tấm lọc cho mọi đòi hỏi, yêu cầu của công chúng đa dạng để trở thành các chính sách chung cho xã hội. Như cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter một lần đã phát biểu: “Kinh nghiệm của dân chủ cũng như kinh nghiệm của chính bản thân cuộc sống - luôn thay đổi, vô tận về sự đa dạng, đôi khi hỗn loạn và điều giá trị hơn cả là được thử thách qua những khó khăn”.
Tự bản thân dân chủ không đảm bảo cho bất kỳ điều gì. Dân chủ mang lại cơ hội thành công cũng như nguy cơ thất bại. Theo như cách nói mạnh mẽ và sắc sảo của Thomas Jefferson thì lời hứa của dân chủ là “được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Dân chủ vì vậy vừa là lời hứa đồng thời cũng là thách thức. Lời hứa rằng con người được tự do, cùng làm việc với nhau, có thể tự quản lý mình để đạt được khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và xã hội công lý. Đó cũng là thách thức vì thành công của thể chế dân chủ chỉ dựa trên chính đôi vai của những công dân trong thể chế đó chứ không ai khác.
Chính phủ của dân và do dân có nghĩa là các công dân của xã hội dân chủ cùng chia sẻ với nhau các thành quả cũng như các khó khăn. Do lĩnh trách nhiệm tự quản lý mình nên mỗi thế hệ đều tìm cách duy trì những thành quả vất vả mới có được về tự do cá nhân, quyền con người và nguyên tắc sống theo luật pháp cho thế hệ kế tiếp. Mỗi xã hội và mỗi thế hệ đều phải biết cách thực hiện dân chủ một cách sáng tạo: áp dụng các nguyên tắc trong quá khứ vào tình hình thực tế đang đổi thay của thời đại mới và xã hội mới.
Nhà thơ quá cố Josef Brodsky, gốc Nga, đoạt giải Nobel đã từng viết: “Con người tự do sẽ chẳng trách cứ ai khi thất bại” và điều này cũng giống như các công dân trong một thể chế dân chủ, những người tự nhận trách nhiệm đối với số phận xã hội mà họ đã tự chọn để sống.
Và cuối cùng chúng ta sẽ có được chính phủ mà chúng ta xứng đáng được có.
Dân chủ: quyền lực và ngờ vực
- Phạm Phú Đức
Có thể hiểu một cách đơn giản và khái quát rằng dân chủ nghĩa là dân làm chủ. Nhưng nếu chỉ nói chung chung như thế thì dễ quá, bởi các chế độ độc tài chuyên chính cũng dám tự xưng một cách không thẹn thùng là dân chủ gấp ngàn lần chế độ dân chủ tư bản. Cho nên câu hỏi cần đặt ra là: dân làm chủ bằng cách nào, hay làm thế nào để bảo đảm dân làm chủ?
Để dân có thể làm chủ đất nước thì dân phải có quyền, bởi nếu dân không có quyền, làm gì cũng phải xin phép, thì dân là nô lệ chứ chẳng phải làm chủ. Vì dân quyền là điều kiện quan trọng của nền dân chủ nên công cuộc đấu tranh đòi dân quyền của phong trào Duy tân, lãnh đạo bởi các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp v.v… vào đầu thế kỷ 20, có thể được xem là phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ đầu tiên tại Việt Nam. [1]
Nhưng để dân chủ hoạt động hữu hiệu và chính đáng đòi hỏi nhiều hơn dân quyền. Điểm khác biệt cơ bản trong ý niệm dân chủ của trường phái chuyên chế - cộng sản (điển hình là tư tưởng Mác, Lênin) và trường phái tự do - phóng khoáng (điển hình là tư tưởng Hobbes, Locke) là một bên tin tưởng gần như tuyệt đối vào một giai cấp lãnh đạo chính trị, ít nhất ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng; trong khi đó, bên kia lại luôn ngờ vực lãnh đạo chính trị ở mọi giai đoạn, ngờ vực quyền lực tập trung, và nhìn rõ những giới hạn lẫn tác hại khi người ta nắm quá nhiều quyền lực trong tay.
Marx, Lénine, Hobbes và Locke |
Đối với khuynh hướng “cộng sản”, điển hình qua tác phẩm Nhà nước và Cách mạng của Lênin, [2] thì dân chủ kiểu tư bản là dân chủ cho thiểu số, cho giai cấp tư sản, trong khi đó người dân không được tham dự vào các hoạt động quan trọng của xã hội. Cả Mác lẫn Lênin đều cho rằng khi nhà nước tàn lụi, nghĩa là không còn chính phủ nữa (tức vô chính phủ), thì đó là chế độ cộng sản ở mức cao nhất, và lúc đó mới là nền dân chủ đích thực. Trong tác phẩm này, Lênin vạch ra ba giai đoạn cho cuộc cách mạng vô sản (trong khi Mác không vạch ra ba giai đoạn rõ rệt như Lênin): thứ nhất là hình thành chuyên chính vô sản; thứ hai là hình thành xã hội chủ nghĩa, tức giai đoạn chuyển tiếp giữa tư bản sang cộng sản; và thứ ba là giai đoạn cộng sản, tức thời điểm mà không còn chính phủ (hay nhà nước) nữa. [3] Trên thực tế thì chuyên chính vô sản tại tất cả các nước theo đường lối này không bao giờ chịu bỏ quyền lực của mình, chỉ giỏi hô hào chứ không thật sự tiến bao nhiêu lên xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa như Mác và Lênin tưởng tượng. Còn nhà nước thì không tan biến mà còn phình ra và chiếm lĩnh mọi mặt xã hội kiểu độc tài toàn trị. Sự sai lầm lớn lao này là do các nhà Mác-xít đã quanh quẩn trong khung sườn suy nghĩ của duy vật biện chứng mà xem nhẹ bao nhiêu yếu tố quan trọng khác về bản chất con người, trong đó quyền lực là một yếu tố cơ bản tác động hay chỉ đạo hành động con người trong chính trị. Thêm vào đó, đối với cộng sản, quan điểm cho rằng còn tư hữu các phương tiện sản xuất là còn bóc lột thì lại được xem như là chân lý tuyệt đối, do đó để được tự do và không còn bóc lột thì phải tiêu diệt giai cấp tư sản bằng mọi giá. Với những suy nghĩ như thế, xã hội do những người tự xưng là cộng sản biến thành trong suốt thế kỷ 20 đã mang đầy những đặc tính cách mạng bạo lực và cực kỳ phản động.
![]() Adam Smith (1723-1790) |
Đối với khuynh hướng “tư bản”, người ta không còn ngây thơ gì với quyền lực cả, bởi lịch sử đã cho họ những bài học đáng nhớ đời rồi. Đam mê quyền lực, tham nhũng, bè phái, thủ cựu, thủ đoạn, ích kỷ, v.v… là các đặc tính con người nơi đâu cũng có, sắc dân nào cũng có, đặc biệt trong hoạt động chính trị. Thêm vào đó, tin hay không tin vào một chính thể chẳng qua là hai mặt của cùng một vấn đề chính trị. Một mặt, người ta biết rằng nếu không tin vào thể chế chính trị nào thì khó thể làm cho nó hoạt động hữu hiệu và tồn tại. Mặt khác, người ta cũng biết rằng nếu quá tin vào một thể chế chính trị mà không có biện pháp hay cơ chế (mechanism) gì để bảo đảm, đo lường hay phối kiểm hành động của thành phần lãnh đạo thì trước sau gì nó cũng chỉ đưa đến sự suy vong mà thôi. Nói cách khác, trong chính trị, tin tưởng là cần thiết, nhưng chưa đủ, bởi không phải chỉ có một loại người làm chính trị tốt mà còn có các thành phần xấu hay tính toán. Ngoài ra, chính trị không chỉ là về vấn đề kinh tế mà chính trị liên hệ trực tiếp và toàn diện đến mọi mặt đời sống. Cho nên, đối với ngay cả hạng người tốt làm chính trị thì chắc gì họ có thể thi hành những điều cam kết bởi vì họ cũng phải lệ thuộc ở bao nhiêu người khác vào sự liên hệ và đan kết chằng chịt nhau. Nhìn bản chất như thế, người ta cũng không ngây thơ tin rằng dân chủ sẽ là lời giải cho mọi vấn đề, là thần dược cho các bệnh nan y trong chính trị. Do đó, những nhà tiên phong xây dựng chính thể dân chủ hiện đại đã đặt nền tảng cơ bản của dân chủ vào sự ngờ vực mọi quyền lực. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta trở nên bi quan hay ngờ vực mọi thứ, nhưng họ chỉ không tin vào cái gì tuyệt đối, và họ muốn khẳng định thực tế rằng thà bắt đầu với cái tương đối làm nền tảng để vươn tới kết quả tốt nhất có thể được. Nói tóm lại, để xây dựng một nền dân chủ bền vững, nguyên tắc dân chủ được xây dựng chính từ sự ngờ vực đã được định chế hóa (institutionalised distrust), nghĩa là các định chế phải được xây dựng từ sự ngờ vực mà phát triển. Nói theo kiểu Việt Nam, tinh thần dân chủ là “thà mất lòng trước, được lòng sau”, để mà còn có thể “ăn chắc, mặt bền”, còn hơn là “mất cả chì lẫn chài”. Nói cách khác nữa, thà đến với nhau bằng sự ngờ vực cho đến khi nào các ngờ vực được giải toả, lúc đó sự tin tưởng sẽ đến và có giá trị hơn. Tóm lại, niềm tin vào tính chính đáng của dân chủ, một yếu tố quan yếu của nguyên tắc dân chủ, là việc định chế hóa sự ngờ vực vào kiến trúc của nền dân chủ.
![]() |
![]() Tổng thống Pháp François Mitterrand (Đảng Xã Hội) trao quyền lại cho tân tổng thống Jacques Chirac (Đảng Cộng Hòa) năm 1995. |
Nguyên tắc thứ ba là tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng, và sự giới hạn quyền hành của mỗi định chế (như có đề cập trong bài “Ý niệm tự do”). Điều này cho thấy sự ngờ vực đối với các định chế thể hiện rõ, thí dụ, cả ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp tại Hoa Kỳ luôn chủ trương mở rộng quyền hành của mình, tất nhiên ở trong vòng hiến pháp. Do đó, nếu không có sự kiểm soát và cân bằng của các ngành khác thì sự độc quyền hay lạm quyền là điều tất yếu xảy ra.
3 ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp hoạt động độc lập và kiểm soát nhau, tránh sự độc quyền hay lạm quyền. |
Nguyên tắc thứ tư là nền pháp trị (the rule of law) và các toà án độc lập. Nghĩa rằng mọi người, từ công dân bình thường đến lãnh đạo chính trị hàng đầu (mọi thành viên của ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp), đều được đối xử giống nhau trước pháp luật. Điều này cho thấy dân chủ ngờ vực các thái độ tuỳ tiện, lạm dụng, thiên vị hay những hành động lầm đường lạc lối, cho nên dân chủ yêu cầu mọi công dân và mọi định chế phải tuân thủ khung sườn luật pháp chung. Nhưng để bảo đảm rằng luật pháp đứng trên mọi cá nhân và định chế, nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau được bắt buộc thi hành với mục tiêu bảo đảm sự độc lập, tính khách quan, và không thiên vị của tòa án và pháp luật. Tất cả các biện pháp phòng hờ này cốt yếu là để tạo niềm tin rộng rãi của dân chúng vào tính minh bạch và công bằng của pháp luật.
![]() Trang đầu Hiến Pháp của Pháp Quốc |
Nguyên tắc thứ sáu là tiến trình đúng đắn, thích hợp (due process). Hậu quả của một quyết định chính trị có đúng đắn hay không phần lớn đến từ việc thực hiện đúng đắn tiến trình minh bạch và dân chủ được quy định trong nguyên tắc hay thủ tục được công nhận. Không phải ai cũng tuân thủ các thủ tục hay nguyên tắc này, ngay cả trong các thể chế được xem là rất dân chủ. Do đó, người ta ngờ vực cả các cơ quan thi hành luật và phân xử luôn cả các định chế này. Các tòa án cũng không nằm ngoài nghi vấn về tính thiên vị hay cẩu thả của họ. Vì thế, người ta có quyền kháng án đối với các định chế, và thỉnh thoảng có thể kháng án nhiều lần, cho đến khi quyết định trở thành có giá trị và bắt buộc.
![]() |
Nguyên tắc thứ tám là vấn đề áp dụng thi hành luật. Điều này, ngược lại các nguyên tắc đã nêu trên, ngờ vực công dân nghiêm chỉnh thi hành hay tuân thủ luật. Do đó, phải có các biện pháp kiểm tra xem công dân có thi hành trách nhiệm của mình hay không, và nếu cần thì phải áp dụng các biện pháp mang tính bắt buộc. Những ai không tôn trọng luật pháp đối với nhà nước hay với những công dân khác sẽ phải chịu các cơ quan như cảnh sát, công tố viên, người thu thuế v.v… áp lực tuân hành.
![]() |
![]() Nhóm vận động chính trị VPAC. |
![]() Giáo sư Piotr Sztompka. |
![]() Tính hợp pháp hay chính đáng của nhà nước Việt Nam là rất thấp |
1) tính hợp pháp hay chính đáng của nhà nước Việt Nam là rất thấp;
2) về tái bầu cử thì tuy có trên thực tế nhưng vẫn chủ yếu là đảng cử dân bầu chứ người dân không được tự do ứng cử; 3) về tam quyền phân lập hay cân bằng kiểm soát thì hầu như biểu kiến vì đảng cầm quyền chi phối cả ba ngành tư pháp, hành pháp và lập pháp, nếu không phải là mọi mặt chính trị và xã hội;
4) nền pháp trị thì vẫn còn rất tùy tiện bởi chính những nhà làm luật có tuân thủ hay tôn trọng nó đâu, còn tòa án độc lập thì vẫn chủ yếu nghe theo mệnh lệnh của giới chính trị như đã từng thấy rất nhiều qua phiên xử các nhà dân chủ;
5) về tính hiến pháp hóa và phê bình pháp luật thì: khi chưa có một tiến trình đúng đắn thích hợp trong việc thi hành luật (nguyên tắc 6), khi người dân chưa có quyền thực sự (nguyên tắc 7), khi người dân chưa ý thức và chưa thấy những người khác tuân thủ pháp luật (nguyên tắc 8), khi chưa có hệ thống thông tin rộng mở và chưa có nền truyền thông tự do, độc lập (nguyên tắc 9), và khi chưa có một xã hội dân sự đúng nghĩa (nguyên tắc 10), thì hiến pháp hay giá trị pháp luật cũng chủ yếu là phương tiện để các thành phần có quyền lực và tiền bạc diễn giải hay sử dụng mà thôi. Nói cách khác, nền dân chủ tại Việt Nam hôm nay, nếu thử nghiệm trên các điều kiện này, thì khó thể nào đạt tiêu chuẩn đủ cho bất kỳ một nguyên tắc nào.
![]() đảng cử dân bầu... |
Ở trong nước, người dân không thể tin nhau thì cũng không có gì khó hiểu cả bởi nhà nước Việt Nam chủ trương như thế, và áp dụng bao nhiêu thủ đoạn để bảo đảm kết quả là như thế. Từ lúc bắt đầu cầm quyền cho đến nay, họ đã cho ra đời không biết bao nhiêu thứ nghị quyết và nghị định, nào là vềtôn giáo, truyền thông, hội họp, đi lại, v.v… hay Internet để chia (rẽ) cho dễ trị. Người dân phải đi qua không biết bao nhiêu thứ thủ tục rườm rà “xin cho”, đủ thấy sự kiểm soát chặt chẽ từng lời nói và hành vi của từng cá nhân trong xã hội đó. Nếu chỉ tụ tập mươi người mà còn không được, còn phải xin phép, dù với mục đích chính trị hay gì đi nữa, thìđủ biết mức độ lo ngại của chế độ về sự kết đoàn, kết hợp và tin tưởng của người dân như thế nào. Ngoài ra, khi tiềm lực của dân tộc đã cạn kiệt qua bao nhiêu cuộc chiến đã xảy ra và khi niềm tin của người dân đã bị tráo trở, lật lọng thì sự phục hồi niềm tin, nhất là trong lãnh vực chính trị và xã hội, đã trở thành yếu tố nhức nhối nhất trong công cuộc xây dựng dân chủ và phục hưng Việt Nam.
![]() |
Hơn bao giờ hết, các phong trào dân chủ cần nỗ lực hơn nữa để xây dựng niềm tin và tinh thần hướng thượng cho tương lai Việt Nam. Không tin tưởng nhau thì khó thể nào hợp tác, dù là ngắn hạn, khoan nói đến hợp tác lâu dài. Thiếu sự kết hợp chặt chẽ và lâu dài thì khó thể nào hoàn thành việc trọng đại. Sức mạnh sẽ đến khi nào các phong trào dân chủ tin nhau và hợp tác với nhau bằng những hành động thành tâm và sáng suốt của mình; và trên hết, biến sự ngờ vực thành nỗ lực xây dựng khung sườn chung cho tiến trình dân chủ hóa để người dân bớt hoang mang về thứ “dân chủ giả hiệu”. Nói tóm lại, chỉ khi nào người dân dành sự tin tưởng cho phong trào dân chủ thay vì “bán tin bán nghi” vào chế độ độc tài thì công cuộc xây dựng dân chủ và canh tân Việt Nam hẳn sẽ có nhiều hứa hẹn tích cực.
Melbourne 4/7/2007
© 2007 talawas
[1] Xin đọc tác phẩm Phong trào Duy Tân của Nguyễn Văn Xuân, Lá Bối in lần thứ nhất 1970, Sài Gòn, Việt Nam.
[2] Xin đọc Nhà nước và Cách mạng của V.I. Lenin (The State and Revolution, Selected Works, In Three Volumes, Vol 2, Progress Publishers, Moscow 1970), trang 289-362.
[3] Theo Lênin, giai đoạn thứ ba là cộng sản, là thời điểm cao nhất, tột đỉnh của nhân loại, và lúc này không còn Nhà nước gì nữa. Lenin cho rằng người ta đã rất quen với các điều lệ căn bản trong nếp sống xã hội nên họ không cần các biện pháp cưỡng bức nữa. Năng suất lao động của thời kỳ này đã trở nên quá hiệu quả nên con người chỉ cần tình nguyện “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Ông hình dung, hay nói đúng hơn, là tưởng tượng ra một xã hội hài hoà, hạnh phúc, đầy đủ vật chất đến độ con người không cần phải lo âu một thứ gì bởi vì luôn luôn có đầy đủ nên không cần lấy hơn những gì mình cần. Ông cũng nhấn mạnh đến những thay đổi cần có trong đầu con người, tức là ý thức cần có để có thể đem lại một xã hội giống cộng sản như thế.
[4] Xin đọc bài của giáo sư Ralph Pettman, ‘World Politics: an overview’, (Unpub.), 2007, trang 13.
[5] Xin đọc Tín: một lý thuyết xã hội học của Piotr Sztompka (Trust: A Socialogical Theory, Cambridge, Cambridge University Press, 1999), trang 139-143.
[6] Ngày 4 tháng 7 năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 231 ngày tuyên ngôn độc lập (TNĐL) của Hoa Kỳ. Thomas Jefferson, người soạn thảo bản tuyên ngôn này, hay John Locke, triết gia được xem là có tư tưởng chính trị ảnh hưởng nhất lên các nhà lập quốc, Tuyên ngôn độc lập cũng như Hiến Pháp Hoa Kỳ, đều thuộc trường phái chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism). Cốt yếu của tư tưởng chính trị của CNPK thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập là: mọi người được sinh ra bình đẳng, được tạo hóa ban cho những quyền bất khả chuyển nhượng, trong số đó có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc; tuy nhiên, để bảo đảm các quyền này, người dân thành lập nên chính phủ và trao cho chính phủ quyền đại diện để điều hành đất nước; khi nào chính phủ không còn phục vụ cho các mục tiêu trên thì người dân có quyền thay đổi hay huỷ bỏ nó và thành lập chính phủ mới để bảo đảm sự an toàn và hạnh phúc của họ. Đến năm 1789, Hiến Pháp Hoa Kỳ mới được chính thức thông qua, và 2 năm sau đó (1891), Bộ luật dân quyền (Bill of Rights) đã được bổ sung vào hiến pháp thành 10 Tu chánh án đầu tiên.
[7] Hy vọng trong tương lai gần, tôi có thời gian để viết một bài riêng về đề tài Tin hay Tín. Muốn tìm hiểu thêm đề tài này, xin đọc các bài viết của Francis Fukuyama hay Robert D. Putnam. Fukuyama, Francis, ‘Confucianism and Democracy’, Journal of Democracy, Vol. 6, No. 2, April 1995b, pp. 20-33; Fukuyama, Francis, Trust: The Social Virtues and the Creation of Prosperity, New York, Simon & Schuster, 1995c.; Fukuyama, Francis, ‘Social Capital and Development: The Coming Agenda’, SAIS Review, Vol. XXII, No. 1, Winter-Spring, 2002, pp. 23-37; Putnam, Robert D., "The Prosperous Community: Social Capital and Public Life," American Prospect, Vol. 13, 1993, pp. 35-42; Putnam, Robert D., ‘Bowling alone: America’s declining social capital’ Journal of Democracy, Vol. 6, No.1, 1995, 65-78.
No comments:
Post a Comment