Thursday, October 30, 2008

Cuộc chiến Grudia-Nga: Bình luận và nhận định

Lời giới thiệu

Đêm ngày 07/08, trong khi cả thế giới đang theo dõi lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh thì quân đội Grudia bất ngờ tràn vào lãnh thổ Nam Ossestia, một tỉnh tuyên bố tự trị thuộc Grudia. Bất chấp một thỏa thuận ngừng bắn vừa mới ráo mực vài giờ trước đó, Tbililisy huy động vũ khí hạng nặng bao gồm cả pháo binh, tăng thiết giáp ồ ạt đánh chiếm Nam Ossestia. Chiến sự leo thang khi Nga đã đưa quân tham chiến nhằm mục đích bảo vệ người Nga ở Nam Ossestia và cũng nhằm vãn hồi hòa bình ở khu vực tự trị này. Kịch bản nào dành cho Ossestia sau cuộc chiến, kết quả cuộc chiến sẽ ra sao trong thời gian sắp tới, bài viết này sẽ đưa ra một số bình luận và nhận định

Ngược dòng lịch sử:

Ossestia vốn thuộc cộng hòa Grudia-một đất nước tự trị trực thuộc Liên Xô cũ. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Grudia tuyên bố độc lập, tuy nhiên phần Bắc Ossestia tuyên bố thuộc Nga và phần Nam Grudia mặc dù vẫn nằm trong phần đất của Grudia những vẫn luôn muốn theo chân phần Bắc được sát nhập vào Nga. Khi còn là một siêu cường, Liên Xô đủ tiền bạc để bao cấp cho một hệ thống các nước cộng hòa tự trị gồm nhiều sắc tộc khác nhau, tuy nhiên vẫn sử dụng hệ ngôn ngữ, văn hóa Slavơ. Khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng kinh tế, bế tắc về chính trị, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trỗi dây, phong trào li khai lan rộng, mở đầu là cộng hòa Lát vi a, sau đó là các thành phần lớn khác như cộng hòa Belarus hay Ucraina. Nước Nga hiện nay chỉ chiếm khoảng 80% diện tích của Liên Xô cũ. Trong suốt thời kì trị vì của Boris Elsin, sự khó khăn của nền kinh tế Nga (lạm phát cao kỉ lục, đồng rúp mất giá, quốc gia nợ chồng chất) khiến cho nước Nga bất lực nhìn một làn sóng li khai của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đi kèm với làn sóng li khai là chủ nghĩa khủng bộ, là chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thế giới đã phải chứng kiến Nga vất vả thế nào với phong trào li khai mang mầu sắc khủng bố từ cộng hòa Chesnhia thuộc Nga. Các nước cộng hòa li khai theo đuổi lợi ích nào khi tuyên bố muốn tách khỏi nước Nga. Lợi ích kinh tế và cát cứ quyền lực dân tộc là hai nguyên nhân chính. Khi còn trực thuộc chính quyền trung ương tập quyền là Nga, các sắc tộc thuộc các nước cộng hòa hầu như nằm dưới quyền kiếm soát của người gốc Nga hoặc thân Nga. Vấn đề sẽ không trở nên nóng bỏng nếu như sự hưng thịnh về kinh tế sẽ làm mờ nhạt đi những mâu thuẫn sắc tộc và văn hóa. Khi nước Nga gặp bất ổn về kinh tế, yếu tố sắc tộc là một trong những nguyên nhân chính đẩy mạnh phong trào li khai. Các nước cộng hòa này luôn có xu thế thân phương Tây nhằm nhận được những khoản viện trợ khổng lồ (các khoản cho vay từ WB, IMF, quân đội được huấn luyện và tái vũ trang), và quan trọng hơn cả là lời hứa được gia nhập Nato-một cái ô an ninh đảm bảo cho sự an toàn quốc gia.

Các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ luôn hậu thuẫn cho phong trào li khai nhằm làm suy yếu nước Nga-một cường quốc đang lên và thừa hưởng sức mạnh chủ yếu từ thời Liên Xô cũ. Châu Âu chưa bao giờ công nhận Nga-một quốc gia Âu-Á là một thành phần châu Âu thật sự. Họ có lí do phải ngi ngại khi Nga chính là hiện thân của siêu cường Liên Xô-với một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và tiềm lực kinh tế hùng mạnh không thể chối cãi trong khu vực. Một nước Nga hùng mạnh sẽ khiến cho vai trò, lợi ích địa chính trị của châu Âu và Mỹ co hẹp lại cả ở hai châu lục Á-Âu.

Nước Nga bất lực khi chứng kiến Nato, đừng đầu là Mỹ đem quân chinh phạt liên bang Nam Tư cũ-một đất nước cộng sản Đông Âu cũ, là một đồng minh truyền thống của Nga. Nga không thể làm gì hơn khi chính nước Nga thời Boris Elsin khi đó đang gặp khó khăn lớn về kinh tế, căng thẳng xã hôi lên cao, và nhất là đang sa lầy ở Chesnhi. Nên nhớ là Nga lúc đó nợ IMF rất nhiều, mà IMF do Mỹ chi phối chủ yếu. Các khoản cho vay chắc chắn sẽ đóng băng nếu như Nga can thiệp quân sự tại Kosovo. Hình ảnh duy nhất làm người ta gợi nhớ lại siêu cường Liên Xô thuở nào khi một đoàn xe tăng của Nga tiến vào Pristina-thủ phủ Kosovo-một mảnh đất thuộc Nam Tư mà hiện nay đã độc lập-dựa vào sự hậu thuẫn, cổ súy của các nước phương Tây.

Vấn đề Nato mở rộng sang phía Đông, lan sang các nược cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, tức là sát nách nước Nga là một trong những điểm nóng mấu chốt trong quan hệ Nga-Mỹ và liên minh châu Âu. Sân sau của Nga đã dần dần đang bị chiếm đoạt bởi người Mỹ và châu Âu. Lợi ích an ninh, địa chính trị của Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nga đã bất lực nhìn cuộc cách mạng cam ở Ucraina, một nước lớn thuộc Liên Xô cũ gia nhập Nato, tình hình Belarus ngày càng xấu đi, Nga phải làm một cái gì đó để lấy lại ảnh hưởng và lợi ích của mình.

Thời thế đã khác.

Tám năm nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã hoàn toàn khác, sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cùng với giá dầu tăng cao đã khiến cho nền kinh tế Nga cất cánh. Nợ nước ngoài đã được trả hết, nợ lương hưu cũng đã trả xong, người dân Nga đang nếm trải lại cảm giác ngọt ngào họ đã từng có trong thời Xô Viết, cảm giác tự hào dân tộc, tâm lí nước lớn trỗi dậy. Sức mạnh quân sự được tăng cường qua các cuộc tái vũ trang quân đội. Dầu mỏ cũng là một vũ khí của Nga khi mà đến 2/3 châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga, giá dầu mỏ trên thế giới tăng cao đã tăng cường lợi thế không nhỏ cho người Nga. Một nước Nga hùng mạnh đã giáng những cú đấm nặng nề vào phong trào li khai ở Chesnhia, vấn đề Chesnhia được giải quyết tương đối triệt để dưới thời Putin. Vậy còn vấn đề Nam Ossestia thì sao?

Nam Ossestia có đến 95% dân số mang quốc tịch Nga, nói tiếng Nga và kinh tế cũng phụ thuộc vào Nga. Nếu như Nga sử dụng chiêu bài bẩu cử dân chủ để cho dân chúng Nam Ossestia quyết định vận mình của mình là thuộc Nga hay thuộc Grudia-Nga sẽ thắng. Chiêu bài cũng được Nato và Mỹ áp dụng triệt để để cổ súy cho sự li khai của Kosovo, một tỉnh tự trị thuộc Nam Tư, và họ đã thành công. Ngoài Nam Ossestia, còn có Abkhadia cũng là một tỉnh tự trị thuộc Grudia, cũng đòi độc lập và sát nhập vào Nga. Chính quyền Grudia gần như bất lực với hai tỉnh tự trị này, ảnh hưởng của Nga quá lớn và ngay bên cạnh khiến cho Grudia chỉ quản lí được hai tỉnh trên trên giấy mà thôi.

Việc tấn công tổng lực Nam Ossesstia chỉ sau vài giờ kí thỏa ước ngừng bắn, thực ra là một toan tính quân sự ngu ngốc hơn là một bước đi chính trị khôn ngoan. Grudia hi vọng một cuộc chiến tổng lực, thần tốc sẽ chiếm trọn vẹn Nam Ossesstia trong thời gian ngắn như cái cách mà Iraq chiếm toàn bộ Cô oét chỉ trong vòng 12h tham chiến. Một khi chiếm được Nam Ossesstia, Grudia sẽ kêu gọi Mỹ và Nato hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế vào vãn hồi trật tự tại Nam Ossesstia. Quốc tế hóa vấn đề Nam Ossesstia là một bước đi mà chính quyền Grudia tính tới khiến cho kế hoạch sát nhập của Nam Ossestia vào Nga sẽ khó khăn lên bội phần. Tuy nhiên, toan tính này đã sai lầm, ít nhất vào thời điểm này. Quân đội Nga đã phản ứng gần như tức thì với cuộc đánh chiếm chớp nhoáng từ Grudia. Lấy lí do Grudia tấn công lính gìn giữ hòa bình Nga, bảo vệ dân Nga đang sinh sống ở Nam Ossestia, quân đội Nga đã giáng những cú đánh chí tử vào quân đội Grudia. Xe tăng Nga rầm rập đổ bộ vào Nam Ossesite, đi kèm sự yểm trợ của không quân, đánh bomb các căn cứ quân sự ở ngoại ô Tbilisy, thủ đô Grudia, khóa chặt được hàng không, đánh bomb các hải cảng, căn cứ quân sự. Bên cạnh đó, tỉnh li khai Abkhadia cũng nã pháo và rốc két vào quân đội Grudia. Đúng như phóng viên CNN nói, người dân Grudia đang phải trả một cái giá quá đắt cho quyết định sai lầm của tổng thống Grudia. Một chi tiết thú vị, Nga hoàn toàn có thể sử dụng không quân, tầu chiến (hạm đội biển Đen ngay gần đó) và tên lửa hành trình để dọn sạch Nam Ossestia thay vì sử dụng bộ binh-tính thương vong cao và rất tốn kém. Việc chiếm đóng Nam Ossestia là một điều kiện tiên quyết để xác lập vị thế đàm phán các bên sau này. Đó cũng chính là lí do mà Grudia chơi một canh bạc mạo hiểm khi xua quân sang đánh chiếm, họ hi vọng sự có mặt kịp thời của lực lượng quốc tế sẽ khiến cho ý đồ sát nhập của Nam Ossestia sẽ phá sản. Nga đã huy động kịp thời hơn 10,000 lính dù, bộ binh nhằm " xí chỗ " trước mọi động thái can thiệp của cộng đồng quốc tế.

Grudia có nên hi vọng vào phương Tây?

Phương Tây, nếu như có can thiệp mạnh nhất, may ra chỉ có Mỹ, một đồng minh đã hậu thuẫn cho Grudia về tiền bạc và vũ khí. Nhưng nến nhớ rằng, Mỹ còn đang bận tâm về Iraq , Iran , Bắc Triều Tiên và cả Afganistan. Nền kinh tế Mỹ đang đi xuống, nên sẽ không có sự viện trợ ồ ạt cho Grudia như họ mong đợi. Không khí chính trị Mỹ cũng không phù hợp chút nào cho một cuộc chiến mới, tổng thống Mỹ đang chuẩn bị về hưu, và ông cũng không muốn mang tiếng là gây ra 3 cuộc chiến chỉ trong 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình. Bầu cử Mỹ đang vào giai đoạn nước sôi lửa bỏng, và bản thân Obama cũng như Maccain không ngu dại gì đem con bài chiến tranh vào chiến dịch tranh cử lúc này. Nước Mỹ đã quá nhức nhối ở Iraq . Cái mà Mỹ có thể làm cho Grudia, chỉ là những phản đối ngoại giao. Họ cũng chẳng dám mang bất kì lợi ích nào ra để mặc cả với Nga, chính họ đang rất cần vai trò của Nga trong vấn đề Iran , Bắc Triều Tiên. Có thể nói “ cuộc cách mạng” ở Grudia đã không đúng thời điểm vậy. Có vẻ như Grudia quá sốt ruột khi nhìn thấy Nam Ossestia ngày càng rời xa mình.

Nam Ossestia có thuộc Nga hay không?

Tương lai gần thì chắc là không. Nước Nga đang chơi một ván bài với Grudia. Cái giá thì qúa rõ ràng, nếu như Grudia không gia nhập Nato, thì Nam Ossesita sẽ vần là Nam Ossestia, vẫn đòi li khai, đòi tự trị, mong muốn gia nhập Nga nhưng Nga….sẽ không công nhận chính thức (nên nhớ là 95% dân Nam Ossestia mang quốc tịch Nga). Grudia thì rất muốn thoát khỏi kinh tế khó khăn hiện tại, nhưng cũng không muốn mất Nam Ossestia. Grudia chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là Nato thì sẽ nhanh chóng giầu lên về kinh tế, nhưng chắc chắn mất Nam Ossestia. Grudia thực sự đang nằm giữa gọng kìm chính sách ngoại giao-bắt tay với ai? Trong tương lai gần, Nam Ossestia cùng với Abkhadia như là một con bài mặc cả của Nga trong vấn đề Nato. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Nga hùng mạnh hơn nữa, hai tỉnh tự trị này, không sớm thì muộn sẽ theo chân Bắc Ossestia gia nhập Nga.

No comments: