Thế giới đa cực hiện nay tựa như một chiếc ghế 3 chân với Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc là những siêu "đế chế" đang vượt trội. Tuy nhiên, chỉ khi có một cán cân quyền lực vững chắc thì chiếc ghế ấy mới vững bền - và một trật tự thế giới mới nổi lên.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhiều người dự đoán rằng, việc mỗi dân tộc tự quyết định có thể sẽ đưa thế giới vào một kỷ nguyên mới của sự tan vỡ chính trị khi số quốc gia trên toàn cầu tăng vọt từ 50 vào cuối Thế chiến II tới con số hàng trăm trong thế kỷ 21, với mỗi thành phần thiểu số có quốc gia riêng, đồng tiền riêng và vị trí riêng tại Liên hợp quốc (LHQ).
Tuy nhiên, trong suốt nhiều nghìn năm, các cường quốc đã trở thành những thực thể chính trị quyền lực nhất thế giới, thực hiện khát vọng đời đời của người dân về trật tự - một điều kiện tiên quyết cho sự bình ổn và dân chủ có ý nghĩa.
Rome, Istanbul, Venice và London đã cai trị hàng nghìn cộng đồng chính trị khác nhau cho đến khi nhà nước ra đời hồi thế kỷ 17. Vào Thế chiến II, sức mạnh toàn cầu chỉ tập trung vào chưa đầy chục nước lớn, và hầu hết là ở châu Âu.
Sự phi thực dân hóa đã chấm dứt tình cảnh một số dân tộc nhỏ bị nước ngoài cai trị bằng vũ lực. Thế nhưng, nó không đặt dấu chấm hết đối với bản thân những cường quốc.
Tuy nhiên, cường quốc có thể chưa phải là mô hình cai quản "tuyệt" nhất, bởi vì giữa họ thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tàn khốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm tốt hơn thế do các giới hạn trong tâm lý loài người.
Vậy trong thế kỷ 21, liệu chúng ta sẽ làm tốt hơn?
Sẽ là các mối quan hệ liên siêu cường - chứ không phải quốc tế - sẽ chi phối thế giới này.
Mỹ, châu Âu và Trung Quốc không phải là những siêu cường đơn nhất và họ rất khác biệt trong cách mở rộng quyền lực của riêng mình. Cùng với nhau, ba siêu cường này đang ngày càng làm chủ nền kinh tế toàn thế giới, hình thành nên khối thương mại lớn nhất, và định ra luật lệ cho phần còn lại của thế giới tuân theo.
Và mỗi nước có kiểu ngoại giao riêng: Với Mỹ, đó là liên minh; Châu Âu thì huy động sự đồng tâm nhất trí; kiểu của Trung Quốc lại mang tính cố vấn.
Trong khi Mỹ cung cấp sự bảo vệ chế độ, quốc phòng và viện trợ, châu Âu đề nghị cải tổ sâu rộng và liên kết kinh tế liên minh, còn Trung Quốc sẵn sàng phục vụ toàn diện, các mối quan hệ tự do có điều kiện.
Tuy nhiên, cũng khó mà đánh giá quá mức sự lưu động của quang cảnh đầu thế kỷ 21: Mỹ dao động giữa lảng tránh và chào đón cộng đồng quốc tế; Trung Quốc vẫn còn đầy bí ẩn trong khi Liên minh châu Âu sử dụng đòn bẩy chiến lược một cách thận trọng.
Nhưng chúng ta cũng phải tính đến việc Mỹ có lẽ không đủ điều kiện trước mức tiêu dùng quá nhiều của nước này. Châu Âu thì không đủ sức mở rộng còn Trung Quốc không đủ khả năng trước những gánh nặng về xã hội và môi trường.
Cả ba siêu cường có thể hạn chế chi tiêu nếu họ không thể tiếp tục những cam kết hiện tại, còn nếu họ hợp lại thì lại quá cồng kềnh.
Trong lúc đó, có rất nhiều nước thuộc "thế giới thứ 2". Những quốc gia này làm đa dạng thêm toàn cảnh bức tranh vốn đã rất phức tạp - một Nga giàu năng lượng, một Ấn Độ đang khao khát vươn lên, một Nhật Bản giàu công nghệ. Ngoài ra, còn có rất nhiều nước theo đuổi quan điểm chống siêu cường mạnh mẽ.
Trong một thế giới của sự liên kết, chứ không phải liên minh, các hệ thống nước lớn hay các phạm vi ảnh hưởng của họ ngày càng đè lên nhau, với sự đa liên kết của các nước khác: Cân bằng và tham gia vào trật tự nhằm nhận được hỗ trợ kinh tế từ một cường quốc; viện trợ quân sự từ nước khác, và các mối quan hệ với một nước thứ ba.
Không chỉ có vậy, các nước như Venezuela, Iran, Kazakhstan, Libya và Malaysia sẽ tiếp tục tập trung xây dựng các quan hệ giữa họ với nhau cũng như với Washington, Brussels hoặc Bắc Kinh.
Để đạt được thành công riêng, các nước không chỉ nhận những gì tốt nhất mà mỗi siêu cường cho đi, họ còn hợp tác trực tiếp với nhau để mang về các nguồn dự trữ dầu, chia sẻ thông tin tình báo, chiến đấu chống khủng bố, xóa đói giảm nghèo, thực thi kiểm soát tư bản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Họ dùng sự giàu có của mình để mua các ngân hàng phương Tây, các cảng biển cùng nhiều tài sản chiến lược khác. Các nhóm khu vực sẽ tiếp tục xây dựng các vùng kinh tế, các ngân hàng phát triển, các lực lượng gìn giữ hòa bình và các tòa án hình sự của riêng mình. Sự kết nối đường không được mở ra, liên kết người Ảrập, người Nam Mỹ và dân chúng vùng Đông Á.
Vậy quang cảnh địa chính trị phức tạp và chưa từng có tiền lệ nói trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự quản lý toàn cầu? Khi các tuyên bố của Mỹ về chủ nghĩa ngoại lệ trở nên mờ nhạt, các cường quốc khác muốn chỗ của họ trong ánh sáng mặt trời, trở thành một Ordnungsmacht (lực lượng gìn giữ hòa bình - PV) của thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại một thế giới đa cực và đa văn minh của ba siêu cường riêng biệt cạnh tranh nhau trên một hành tinh mà các nguồn lực đang ngày càng cạn kiệt.
Mỗi nước, theo cách riêng của mình, đang làm suy yếu kiến trúc quốc tế của quản lý toàn cầu, làm xói mòn viễn tưởng rằng luật pháp và các thể chế không thôi cũng có thể kiềm chế sự cạnh tranh giữa những siêu cường.
Một cấu trúc an ninh bị tổn hại
Các thể chế quản lý toàn cầu phải phản ánh được nền tảng địa chính trị cơ bản nhằm duy trì sự tín nhiệm và sự hợp pháp. Các nước khác phải tiếp tục ủng hộ một Liên Hợp Quốc chưa hoàn chỉnh là một diễn đàn chung để đối thoại.
Mỹ có trách nhiệm nhiều hơn bất cứ một nước nào vì đã tạo ra kiến trúc quốc tế thời hậu Thế chiến II. Tuy nhiên, nước này hiện cũng chẳng kém gì các nước khác trong những hành động nhằm phá hoại nó.
Tiêu chuẩn kép và chủ nghĩa biệt lập đã phá hủy hồ sơ thúc đẩy nhân quyền vốn rất mẫu mực của Mỹ, và cuộc chiến không được phép đã làm xói mòn quyền lực của Hội đồng Bảo an LHQ.
Khi các lợi ích của siêu cường va đụng nhau, LHQ phải chứng minh mình không liên quan giống như liên đoàn của các nước.
LHQ chỉ có sức mạnh được các quốc gia lớn gán cho và ở điểm này quyền ấy cũng rất ít ỏi. LHQ không được bất kỳ ai trong ba siêu cường xem như một bộ máy quản lý tổng thể mà chỉ là một diễn đàn để tỏ thái độ, và quan trọng hơn cả, là phản đối các nước khác.
Chưa bao giờ LHQ đóng vai trò trung tâm trong các vấn đề địa chính trị. Thay vào đó, tổ chức này luôn chỉ là một sân khấu, là chỗ để bàn bạc và ra tuyên bố chung chứ trên thực tế chưa bao giờ là nơi để đưa ra các quyết định.
LHQ hoạt động nhờ "lòng tốt" của các cường quốc và ngân sách của họ. Càng ít điểm chung trong cách tiếp cận thế giới, họ càng ít dùng đến LHQ.
LHQ đã đạt được rất nhiều thành công lớn về nhân đạo, từ gìn giữ hòa bình tới phân phát viện trợ thuốc men và thực phẩm ở khắp thế giới. Tổ chức này cũng tạo ra một quỹ dân chủ, tăng cường lực lượng gìn giữ hòa bình và thiết lập một hội đồng nhân quyền. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn của LHQ trong các lĩnh vực này chỉ có ý nghĩa khi các siêu cường không can thiệp.
Vì giữa các nước lớn tiếp tục có những bước leo thang mang tính toàn cầu hóa nên tiềm năng xảy ra xung đột ngày càng cao: cạnh tranh nguồn lực ở các vùng biển Caspia và Nam Trung Quốc; khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, một cuộc tấn công ở Vịnh Aden hoặc Eo biển Malacca.
Những liên kết của các nước dù ít quan trọng nhưng chắc chắn như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ cũng gây ra sự leo thang này. Hơn nữa, những người cho vay nước ngoài của Mỹ có thể kéo chốt để làm suy yếu chiến lược lớn của nước này, tạo ra bất ổn về chính trị, khủng hoảng về kinh tế và căng thẳng về quân sự.
Hiện nay, mỗi siêu cường đang cố gắng giành lợi thế cho mình nhưng không một siêu cường nào đủ sức mạnh để điều khiển toàn bộ hệ thống.
Về phương diện lịch sử, sự lặp lại thành công của cán cân quyền lực và các học thuyết an ninh chung được rút ra từ lập luận chiến tranh là một lợi thế chiến lược trong việc xây dựng các hệ thống để tránh chiến tranh. Điển hình đầu tiên của kỷ nguyên hiện đại là Nhóm Hòa hợp châu Âu thời hậu Napoleon.
Bởi tuân theo các nguyên tắc, bản thân nhóm này là một kiểu hệ thống xã hội. Thậm chí, khi những nỗ lực nhằm tạo ra một trật tự thế giới ổn định thất bại, việc thẩm thấu hệ thống diễn ra, trong đó các nước tiếp thu các bài học quá khứ vào các tổ chức của mình để ngăn lịch sử lặp lại.
Nhà sử học kinh tế Anh Arnold Toynbee xem lịch sử là một bánh xe tiến bộ không chỉ quay tròn mà còn tiến lên phía trước. Tuy nhiên, các đế chế và siêu cường thường hứa hẹn hòa bình chứ không mang lại chiến tranh.
Phần 2: Làm thế nào ngăn ngừa thế chiến tiếp theo? | ||||
08:02' 13/10/2008 (GMT+7) | ||||
Làm thế nào ngăn ngừa thế chiến tiếp theo? Thế giới hiện nay đang tồn tại một liên minh 3 bên có thể sắp đặt chiến thắng toàn cầu hóa về địa chính trị. Giai cấp lao động Mỹ ủng hộ các công nhân Trung Quốc bằng cách đi mua hàng ở Wal-Mart, trong khi tầng lớp thượng lưu dành tiền vào xe hơi và các mặt hàng xa xỉ của châu Âu; còn châu Âu và Trung Quốc mua công nghệ Mỹ... Phần I: Tại sao Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cần một G-3?
Các thị trường lớn tính đến lợi nhuận không ngừng cho tất cả chứ không chỉ là một cuộc cạnh tranh kẻ thắng người thua. Hơn nữa, "thuyết tấn công" không còn chiếm ưu thế trong chiến lược quân sự ngày nay nữa. Chưa bao giờ câu ngạn ngữ của sử gia A.J.P. Taylor đúng hơn lúc này: Nếu mục đích trở thành một siêu cường là để đủ sức tiến hành một cuộc chiến lớn thì cách duy nhất để duy trì một siêu cường là không tiến hành chiến tranh. Thiệt hại gây ra cho bản thân do xung đột chưa bao giờ cao hơn như trong thế giới hội nhập ngày nay. Cách tiếp cận một giải pháp là phải coi thế giới ba cực như một chiếc ghế. Với hai chân, nó không thể trụ lâu nhưng với 3 chân, nó sẽ đứng vững. Thăng bằng là động lực. Nó cũng đòi hỏi một tâm lý tiến bộ hơn. Trật tự "đa cực" mà các cường quốc đang nổi tìm kiếm không giống như trật tự "đa phương". Tương tự, khái niệm "kiềm chế và cân bằng" bao hàm phản ứng thận trọng trong khi "phân chia lao động" bao hàm hành động tích cực hướng tới các giới hạn chung; Chỉ sự thận trọng thôi không thể thực hiện được các cam kết đã đưa ra; Tuy nhiên, ’’chia sẻ gánh nặng" lại có thể làm được điều đó. Hòa bình, sự công bằng và trật tự sẽ nảy sinh từ sự thăng bằng. Có một viễn cảnh không rõ ràng về một liên minh của các cường quốc trên toàn cầu hoặc một sự phân chia hợp pháp lao động trên toàn cầu giữa 3 siêu cường - nhưng chủ nghĩa đa phương sẽ là vấn đề sắp xếp đế chế chứ không chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi các nguồn lực thông qua các thể chế chung. Mỹ không chỉ phải thúc đẩy một diễn đàn G-3 mà còn phải làm mới chính sách ngoại giao của mình, từ một nước chỉ nói đến lợi ích riêng sang một nước toàn tâm toàn ý với các lợi ích toàn cầu. |
No comments:
Post a Comment