Tình trạng lo âu mất kiểm soát như hiện nay đang là vấn đề lớn nhất về sức khỏe tinh thần của thế giới. Nhưng thực sự thì chúng ta có việc gì để mà lo âu hay không?![]() |
Nhà báo Harriet Green cảm thấy lo lắng về "một thời đại của sự lo |
Không lâu lắm trước đây, có một người phụ nữ rất hay trò chuyện với chồng. Không biết vì lý do gì mà cô không hề nhận ra chồng mình đang ghi chép lại những cuộc độc thoại của cô ấy; anh ấy nhận ra sự bi hài trong những dòng suy nghĩ đầy lo lắng của cô. Khi anh đưa cho cô xem những ghi chép của anh, cô ấy phì cười, nhưng cũng cảm thấy như bị phê bình vậy. Cô ấy cũng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy những suy nghĩ của mình bị ghi chép lại bằng giấy trắng mực đen. Vậy cô ấy đang có vấn đề gì vậy?
Người phụ nữ ấy chính là tôi và tôi vẫn đang giữ những ghi chép đó.
Những điều tôi bận tâm lo lắng trong buổi tối hôm đó bao trùm những vấn đề sau: mái tóc của tôi (xoăn, chẻ ngọn, có nhiều sợi bạc hơn), liệu cửa trước đã được khóa hay chưa, tôi lo đôi mắt của tôi (khả năng một mắt bị nhiễm trùng sẽ khiến tôi không thể đeo kính áp tròng được nữa, mà với tôi việc đó có thể nói là một tai họa), có một bàn chân bẹt (không hợp với những đôi dép xỏ ngón, vì thế mà mùa hè chẳng có nghĩa lý gì với tôi), tôi lại nghĩ tới khả năng bị ngã từ trên gác xuống, nhớ tới người bạn thân Sophie của tôi, tôi tự hỏi “tại sao cô ấy không trả lời điện thoại của tôi?”…
Lo lắng gần như lúc nào cũng là khả năng đặc biệt của tôi. Về vấn đề này, lúc nào tôi cũng được điểm A. Nhưng tôi gần như không thể nào thuyết phục những người bạn của mình nhìn nhận những điều tôi lo lắng một cách nghiêm túc. Khi tôi gọi điện cho Eleanor, một người bạn của tôi để nói về bài báo này, cô ấy đã nói với tôi rằng: “Những lo lắng của cậu thẳng thắn mà nói là quá buồn cười và lố bịch”.
Đó là sự thật. Tôi thừa nhận rằng nhiều những điều mà tôi lo lắng dường như không có gì quan trọng cả. Và khi ở những nơi đông người, tôi thường không coi trọng những việc đó, chỉ thể hiện bản thân như một người phụ nữ bình thường. Nhưng khi về đến nhà thì những mối lo lắng buồn cười đó lại trỗi dậy.
Tôi cứ đi từ lo lắng này đến lo lắng khác mà không cho phép mình có một giây phút nghỉ ngơi. Chồng tôi nói: “Ngay khi em vừa nói hết một nỗi lo lắng mà em cứ nhất định cho là điều tồi tệ nhất mà em gặp phải, thì em lại ngay lập tức chuyển sang một chủ đề lo lắng khác… tồi tệ hơn”.
Tôi không phải là một người lo lắng một cách thái quá; tôi chẳng bị nỗi sợ hãi nào đe dọa cả, tôi cũng không ca cẩm, rền rĩ hay lo lắng gấp gáp, tôi thường đấu tranh tư tưởng hàng giờ đồng hồ mỗi lần có việc gì làm tôi lo lắng, liên hệ với những gì đã xảy ra trong quá khứ, hy vọng rằng điều gì đó đã từng hoặc chưa từng xảy ra sẽ không bị che lấp bởi những hoàn cảnh quái ác mà có khi sẽ chẳng bao giờ xảy ra trong tương lai. Đối với chồng tôi, điều này khiến anh ấy có cảm giác như tôi có vấn đề “trống rỗng về tinh thần”. Đôi khi tôi cảm thấy đầu óc mình mệt mỏi đến kiệt quệ. Đó quả thật là một sự lãng phí thời gian ghê gớm và khiến cho những người xung quanh tôi cảm thấy rất phiền lòng.
Theo một cuộc điều tra sức khỏe tâm thần của thế giới được thực hiện ở 18 quốc gia, so với một chuỗi những vấn đề như sợ hãi, sự mất kiểm soát, những nỗi ám ảnh không thể tránh khỏi, tình trạng căng thẳng thần kinh gây nên những tổn thương về tâm lý, thì sự mất kiểm soát tình trạng lo lắng nói chung là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Chúng ta đang bước vào một thời đại mới của sự lo lắng. Trong khi tình hình kinh tế thế giới ngày càng tồi tệ hơn, thì áp lực và những căng thẳng trong xã hội nói chung cũng tăng lên. Trong những năm vừa qua, giá xăng dầu đã tăng tới 50%, giá lương thực cơ bản như gạo cũng tăng cao hơn 70% và giá nhà lại sụt giảm với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong một khoảng thời gian dài. Những người nhận thức được vấn đề này bắt đầu xì xào rằng chúng ta đang tiến thẳng đến thời kỳ cao trào nhất của tình trạng khủng hoảng.
![]() |
Liệu chúng ta có nên lo lắng quá nhiều? - Nguồn ảnh: gerixmusic.com |
Merryn Somerset Webb, biên tập viên của tờ MoneyWeek, nhận thấy một dấu hiệu về sự lo lắng rất rõ ràng ở những độc giả của cô. “Mọi người đang lo lắng, và họ có lý do để lo lắng. Họ lo lắng về việc đầu tư và các khoản trợ cấp, ảnh hưởng của tình trạng lạm phát đối với tương lai của họ, lo lắng về việc ngân hàng nào hiện nay là an toàn và ngân hàng nào có nguy cơ bị phá sản, họ lo sẽ bị sa thải…”.
Don Serratt, một cựu nhân viên ngân hàng và là người sáng lập ra phòng khám phục hồi chức năng cộng đồng Life Works cho biết kể từ tháng 11 năm ngoái, số lượng những người đăng ký khám chữa bệnh có liên quan đến những lo lắng về kinh tế đã tăng 20 %.
Bowskill Richard Bowskill, chuyên gia tư vấn tâm lý ở Priory giải thích rằng: “Tinh thần chính là một bộ phận khác của cơ thể chúng ta. Bộ phận này bình thường vẫn đảm nhiệm tốt chức năng của mình, nhưng nếu nó phải chịu quá nhiều áp lực thì nó không thể thực hiện tốt các chức năng đó được nữa. Biểu hiện về mặt thể chất của tình trạng này là tim đập nhanh, sôi bụng và giấc ngủ bị xáo trộn”.
Cảm thấy bứt rứt và bị ra mồ hôi tay là lúc trí não của chúng ta đã làm việc quá lâu và cạn kiệt năng lượng. Gary Marcus, giáo sư tâm lý học của trường Đại học New York nói: “Những người lo lắng quá nhiều nhìn chung sẽ làm việc kém hiệu quả hơn những người không lo lắng nhiều như họ; do vậy họ không làm được nhiều việc và cũng cảm thấy kém vui vẻ hơn. Khi thực hiện những nhiệm vụ mang tính thực nghiệm, những người hay lo lắng thường làm chậm hơn những người không lo lắng, có lẽ bởi vì chính sự lo lắng đã làm tiêu hao hết năng lực trí tuệ mà đáng nhẽ nếu được sử dụng trong một việc khác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.
Trên thực tế, sự lo lắng có một mối liên hệ rõ ràng và được chứng minh là mang tính khoa học đối với sự suy giảm về sức khỏe. Ví dụ như những người lo lắng kinh niên thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim nhiều hơn những người khác. Hai năm trước đây, tôi đã tự nhủ rằng có lẽ tôi đã bị nhiễm trùng mắt. Rồi tôi tự đi đến Viện mắt Moorfields để kiểm tra. Kết quả là mắt tôi hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng việc ngồi trong phòng cấp cứu giữa những bệnh nhân thực sự với đôi mắt đang chảy mủ, tôi đã bị lây bệnh viêm kết mạc virut rất nặng mà sau ba tháng điều trị mới khỏi, và căn bệnh này còn có nguy cơ làm tổn thương thị giác của tôi vĩnh viễn. Bài học tôi rút ra được là: chính chứng “nghi bệnh” mới thực sự làm tôi lo lắng.
Có một hướng khác để nhìn nhận về sự lo lắng. Đó có thể là do: hocmôn cortisol được tiết ra bình thường, nhưng nồng độ adrenalin lại tăng vượt quá giới hạn cho phép. Lúc đó cơ thể bạn được đặt vào tình trạng mâu thuẫn.
James, một nhà tâm lý giải thích cho tình trạng mâu thuẫn trên rằng: “Nếu nồng độ cortisol luôn luôn ở mức độ cao, thì lúc nào bạn cũng sẽ có cảm giác bị đe dọa. Bạn sẽ trở nên mất khả năng phân biệt điều gì đã tạo nên sự đe dọa đó”.
Người quản lý của ngôi sao Michelin, Tom Aikens có một chút kinh nghiệm về vấn đề này. Khoảng mười năm trước đây, anh ta bị tổn thương rất nhiều, và rất có thể bị suy sụp vì những điều ngu ngốc. “Tôi làm đầu bếp và đã từng mong muốn bất kì món ăn nào tôi làm ra cũng phải hoàn hảo, cẩn thận đến từng chi tiết. Vì tôi nghĩ chính sự tỉ mẩn đó làm cho món ăn trở nên đặc biệt. Thật ngu ngốc! Tôi đã từng bị căng thẳng thần kinh vì một miếng thịt nấu quá lửa. Điều đó có gì là to tát cơ chứ? Đơn giản chỉ cần nướng một miếng thịt khác là được mà”.
Một nhà văn, nhà lý luận người Mỹ tên là Katie Roiphe nhận ra mức độ lo lắng của bản thân cô đang ở mức độ rất cao và tin tưởng rằng việc những điều lo lắng này truyền sang Violet, cô con gái 6 tuổi của mình là điều không thể tránh khỏi. Cô ấy nói: “Tôi nghĩ không thể nào có chuyện bản tính đó không tiếp tục truyền sang các thế hệ tiếp sau. Khi tôi còn nhỏ, tôi rất sợ gió – kể cả đến khi tôi đã 6 tháng tuổi, tôi vẫn sợ những gì tương tự. Dường như tôi không thể trở thành một đứa trẻ điềm tĩnh. Tôi quan sát những đứa trẻ biết giữ bình tĩnh và nghĩ rằng nếu con gái tôi mà được như thế thì thật là tốt, nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Con gái tôi lo lắng về đủ mọi điều: rằng nếu nó sắp uống nước bằng ống mút của ai đó thì nó sẽ quay ra nhìn người đó. Nó có những nỗi lo lắng dị thường”.
![]() |
Liệu những mối lo lắng của tôi có bị truyền sang con tôi |
Nhưng liệu có thể thực sự giải thích nguyên nhân của sự lo lắng hoàn toàn là do những ảnh hưởng thần kinh của các bậc cha mẹ không, hay do nồng độ cortisol cao từ khi còn nhỏ? Sự gia tăng đột ngột gần đây về sự lo lắng của những người trưởng thành hay lo lắng về những vấn đề liên quan đến sự thay đổi khí hậu và sự suy giảm kinh tế cho thấy đó không phải là nguyên nhân.
Tom Hodgkinson, biên tập viên của tờ The Idler cho rằng giả thuyết trên là hoàn toàn có thể. Anh ta tin rằng chức năng nền kinh tế đã làm cho chúng ta phải lo lắng. “Những người hay lo lắng chính là những người tiêu dùng tốt và những người lao động giỏi. Chính sự lo lắng khiến chúng ta tìm đến những việc như đi mua sắm bằng thẻ tín dụng và mua những đồ ăn chất lượng thấp để trở lại trạng thái thoải mái – chính cái hệ thống kinh tế đó đã được tính toán rất kỹ lưỡng để tạo ra sự lo lắng nhưng cũng đồng thời hứa hẹn sẽ làm biến mất những mối lo lắng đó”.
Oliver James trong cuốn sách của ông ta có tên Affluenza cho rằng nếu chúng ta lo lắng trong những thời điểm nền kinh tế phát triển tốt, thì sự suy giảm kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn. Ông ta tranh luận rằng kể từ khi xuất hiện hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, rất nhiều người sẽ tự nguyền rủa mình. Ông ta khẳng định rằng nồng độ cortisol của họ đã tăng vượt ngưỡng cho phép. “Họ sẽ tự cho mình là ngu ngốc và sẽ bị ốm. Họ bắt đầu có những biểu hiện mất kiểm soát những ám ảnh ép buộc, cố gắng tạo ra một cái gì đó an toàn trong một tình huống vô cùng nguy hiểm”.
Trong cuốn “Làm thế nào để được tự do”, Hodgkinson đã đưa ra một danh sách những phương pháp liên quan đến việc giải phóng bản thân khỏi những cảm giác tồi tệ. Những phương pháp này bao gồm làm vườn, ngừng công việc lại để đọc một tờ báo hay xem tivi và vững tin vào thuyết định mệnh.
![]() |
“Hãy tập để có một hơi thở tập trung sẽ giúp chúng ta không |
Nhưng sự lo lắng cứ xâm chiếm dần mỗi chúng ta thậm chí cả khi chúng ta đang đếm từng hơi thở và những giây phút chúng ta tồn tại. Chính Leith, một trường hợp điển hình của sự chán chường đã chỉ cho tôi thấy điều này. Ví dụ như khi anh ấy đang dẫn cậu con trai 3 tuổi qua đường, anh ta nói: “Trước khi qua đường, con phải chờ đèn có hình người màu xanh lá cây bật sáng”. Nhưng trong trường hợp trên đường chẳng có xe cộ gì thì sao? Mình có cần đứng chờ mãi ở chỗ qua đường không? Hay mình nên qua đường luôn lúc ấy? Nếu như vậy, chắc chắn anh ấy sẽ nhận ra rằng đó là một ngoại lệ. Nhưng tôi muốn anh ấy hiểu một điều là khi anh ta nghĩ đến chuyện qua đường như vậy thì đèn cũng chuyển sang màu xanh rồi. Tôi không muốn anh ấy nghĩ có một sự lựa chọn nào ở đây. Có phải tôi đã lo lắng thái quá không? Có lẽ cũng có một mức độ lo lắng nào đó thích hợp nhưng dường như chẳng ai biết mức độ đó như thế nào.
Harriet Green
No comments:
Post a Comment