![]() |
Con người giao tiếp không lời thông qua nhịp điệu nói và lượng thời gian họ sử dụng để nói, cách họ mặc, cử chỉ và dáng điệu, khoảng cách và sự tiếp xúc, ngữ điệu và nét mặt. Các nghiên cứu trong lĩnh vực giao tiếp cho thấy rằng các ám hiệu không lời có thể truyền đạt tới 93% ý nghĩa của cuộc đàm luận. Các nhà lãnh đạo thành công giao tiếp hiệu quả - không chỉ bằng lời nói của họ, mà quan trọng là những hành động không lời. Vì thế để đưa ra những nhận xét xác đáng về khả năng của người lãnh đạo thông qua các cuộc tranh luận, người nghe không chỉ nghe lời họ nói mà còn phải nhìn và đọc được những hành động không lời “phát ra” từ con người họ, và người nghe sẽ sử dụng chính những ngôn ngữ không lời này để xác định ai là người đang thể hiện được khả năng, đang chứng tỏ mình chính là nhà lãnh đạo.
Giao tiếp không lời đã trở thành một thành phần mang tính quyết định trong các cuộc tranh luận Tổng thống suốt hành trình lịch sử tranh cử Tổng thống Mỹ. Năm 1960, bóng râm đã làm cho Richard M. Nixon trông gầy ốm. Năm 1988, Michael Dukakis đã bị chỉ trích vì thiếu xúc cảm và dáng điệu cứng nhắc. Trong cuộc tranh luận năm 1992, George H.W.Bush đã nhìn đồng hồ trong suốt buổi tranh luận, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, chán nản và thiếu sự quan tâm. Trong năm 2000, chính tiếng thở dài và cái nhướn mày của Al Gore đã làm ông mất điểm trước công chúng.
Obama: Ghi điểm từ cách nhìn thẳng
Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất là những người truyền tải được uy tín và lòng tin tới công chúng. Họ có khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Họ kết nối mọi người với nhau và khích lệ mối quan tâm của mọi người. Họ thể hiện tình cảm. Họ được dán mác “người biết nhìn xa trông rộng”. Vẻ ngoài ốm yếu của Nixon, thiếu tình cảm của Dukakis và những sai lầm ngớ ngẩn không lời của Bush và Gore trong các cuộc tranh luận không phải là những thứ đi kèm với những nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có khả năng truyền cảm hứng và có uy tín. Các cử tri nhìn và nghe những sai lầm này trên truyền hình, và chúng cũng góp phần tạo nên thất bại cuối cùng của mỗi ứng cử viên.
Cùng nhìn lại cuộc tranh luận tổng thống lấn thứ nhất giữa Obama và McCain: Cho dù không có ai thực sự làm điều gì “sai trái”, nhưng vẫn luôn có những sơ suất không lời không thể chối cãi được, sự dị thường và sự khác biệt. Điều đầu tiên “đập” vào mắt khán giả theo dõi buổi tranh luận chính là cách mà Thượng nghị sĩ Obama luôn nói thẳng vào ống kính camera trong suốt buổi phát biểu của ông. Thông quá ánh mắt, ông rõ ràng không chỉ muốn truyền tải thông điệp của ông tới những khán giả tại hội trường ở Missippi mà còn hàng triệu khán giả đang theo dõi qua màn ảnh nhỏ. Ở gần cuối buổi tranh luận, Obama cũng vẫn nhìn thẳng vào camera khi ông nói về cha ông, về cách thức tạo dựng danh tiếng của cha ông, và về cách những người dân Hoa Kỳ có thể làm như cha ông nếu họ cố gắng.
McCain nhằm thẳng vào “ban giám khảo” và các khán giả trong hội trường. Ngay từ bài phát biểu mở đầu, có thể ông đã để lỡ cơ hội vàng trong việc kết nối với hàng triệu khán giả đang theo dõi trên TV. Vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, như bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác, cần phải kết nối với những người ủng hộ ông. Obama có lẽ đã thực hiện công tác kết nối với khán giả truyền hình tốt hơn.
Sự tương phản của giọng nói
![]() |
Trong buổi tranh luận, mỗi ứng cử viên đều đã ngắt lời của người kia. Sự ngắt lời thể hiện thiếu sự tôn trọng người đang nói, và cả hai ứng cử viên đều không nên cắt lời người kia quá nhiều trong các cuộc tranh luận tiếp theo.
Âm điệu giọng nói của cả McCain và Obama sử dụng khác biệt một cách kỳ lạ. Nhiều lần trong suốt cuộc tranh luận, giọng của McCain nhẹ nhàng hơn, thâm trầm hơn và bình tĩnh hơn giọng của Obama. Các nhà lãnh đạo thường sử dụng giọng nói kiểu này để làm giảm bớt các mối quan ngại của người nghe khi lắng nghe bài phát biểu của họ. Từ những mối quan ngại, bất ổn về kinh tế mà người dân Hoa Kỳ đang phải đối mặt, có thể thấy rằng McCain đã sử dụng giọng nói đó để xóa đi nỗi lo ngại của các cử tri và để cho họ thấy rằng ông không phải là một người nóng nảy, một người hấp tấp.
Ngược lại, Obama có một giọng nói khẩn thiết hơn, sắc cạnh hơn và nghiêm túc hơn. Các nhà lãnh đạo có giọng nói này khi muốn ghi một điểm quan trọng. Obama sử dụng giọng nói này để nhấn mạnh rằng đây là thời điểm quan trọng của nước Mỹ, và ông đang cố gắng thể hiện niềm tin kiên định mà các nhà lãnh đạo cần phải có để đối mặt với khoảng thời gian khó khăn đầy thách thức.
Cách thức mỗi ứng cử viên giao thiệp khi người kia đáng nói cũng rất đáng chú ý. Người tranh luận luôn trong trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”. Thậm chí khi họ không dùng lời nói, họ cũng đang giao tiếp. Khi Obama nói, McCain hầu như nhìn thẳng một cách kiên nhẫn, dáng điệu thẳng thắn, và đôi khi mỉm cười – cố gắng không thể hiện sự bối rối hay tức giận. Tuy nhiên, trong suốt quá trình McCain nói, Obama nhìn chằm chằm vào ông, đôi khi nhìn một cách nhún nhường trước đối thủ của mình. Trông Obama như đang rối tung lên.
Hành vi không lời: mang đến thất bại nhiều hơn là thành công
Thói quen nhìn thẳng về phía trước trong lúc lắng nghe đối thủ nói của McCain giúp ông có dáng vẻ của một vị tổng Thống, như thể ông có thể điềm đạm trước bất kỳ cuộc chỉ trích nào, đợi tới lượt mình và phản hồi lại. Dáng điệu trong lúc chờ đợi của Obama đã khiến ông kém “dễ thương” hơn trước mắt công chúng, như những cái ngáp hay nhướn mày của Gore trong khi ông đang “yên lặng” chờ đợi đến lượt được nói sau khi bài phát biểu của Tổng thống Bush chấm dứt.
Trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống năm nay, hành vi không lời trong suốt cuộc tranh luận chắc chắn sẽ có tác động lâu dài tới các cử tri. Theo các chuyên gia tâm lý thì những giao tiếp không lời có thể không giúp các nhà lãnh đạo tương lai giành chiến thắng nhưng nó có thể là nhân tố tạo nên sự thất bại của họ. Các ứng cử viên đôi khi phải trả một giá rất đắt từ những sai lầm của hành vi không lời.
Thất bại trong cuộc chạy đua: luôn đi kèm với sai lầm từ hành vi không lời
Xét về khía cạnh hành vi không lời, cả McCain và Obama đều làm tốt trong buổi tranh luận đầu tiên. Không có bất kỳ sai lầm ngớ ngấn không lời rõ ràng nào. Tổng thể thì Obama dường như bóng bảy và luyện tập nhiều hơn McCain. Điều này tạo nên thực tế là ông đã kết nối với khán giả truyền hình tốt hơn McCain, khiến cho nhiều người tin rằng Obama là người chiến thắng trong cuộc đua không lời. Nhưng điều này cũng không khẳng định Obama sẽ là vị tổng thống kế tiếp trong lịch sử nước Mỹ.
Người dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo đủ mạnh, tự tin, có tầm nhìn, có khả năng truyền cảm – người có thể kết nối với toàn dân. Đó có thể không phải là ứng cử viên với cách truyền đạt không lời hiệu quả nhất, nhưng lịch sử và các nghiên cứu đã chứng minh rằng ứng cử viên với sai lầm từ hành vi không lời lớn nhất sẽ không bao giờ dành chiến thắng.
William A. Gentry
Business Week
Mai Hương (dịch)
People say much more than words when they appear before an audience. Here's how our Presidential candidates fared in their first debate
Millions of people watching the first Presidential debate on Sept. 26 heard words about the economic crisis, spending, the Iraq war, and foreign policy. But I was watching how those words were said, scanning the nonverbal communications delivered by senators Barack Obama and John McCain.
People communicate nonverbally through rhythm and their use of time, the way they dress, their gestures and posture, distance and touch, tone, and facial expression. Research in the communications field shows that nonverbal cues can convey as much as 93% of a conversation's meaning. Successful leaders communicate effectively—not only with their words, but just as important, through nonverbal actions. So viewers of this year's Presidential debates won't just hear words. They'll see and read the candidates' nonverbal behavior, and they'll use it to determine which is likely to prove the better leader.
Nonverbal communication has been a critical component of Presidential debates from the very first televised forum. In 1960, Richard M. Nixon's five o'clock shadow helped make him look pale, sickly, and thin. Michael Dukakis was criticized in 1988 for his lack of emotion and stiff posture. George H.W. Bush looked at his watch during a 1992 debate, suggesting impatience, boredom, or lack of interest. In 2000, Al Gore's sighing and eye-rolling made him less likable.
Obama looked right at us
The most effective leaders are those who convey charisma and confidence. They are inspirational. They connect with others and stimulate interest. They show emotion. They are labeled "visionaries." Nixon's sickly appearance, Dukakis's lack of emotion, and the nonverbal blunders of Bush and Gore in their respective debates aren't what people associate with charismatic, inspirational, visionary leaders. Voters saw and heard these mistakes on TV, and they played a role in each candidates' eventual loss.
Given the history of debates and what we know about nonverbal behavior, I was looking for a misstep on either McCain's or Obama's part Friday night. While neither man really did anything "wrong" there were undeniable nonverbal missteps, abnormalities, and differences. The first thing that struck me was how Senator Obama talked straight into the camera during his opening statement. Via eye contact, he was clearly attempting to communicate his message not just to the audience in a Mississippi hall, but also to the millions watching on TV. Obama also looked straight into the camera near the end of the debate, when he talked about his father, how he got his name, and how Americans can make it if they try.
McCain addressed the moderator and the audience in the hall. From his opening statement, he might have missed a golden opportunity to try to connect with the millions watching on TV. The next President, like any leader, must connect with his followers. Obama did a better job of connecting with the TV audience.
Contrasting tones of voice
Playing nicely in the sandbox isn't just for children. Turn-taking (or lack thereof) is also part of nonverbal communication. On Friday each candidate interrupted the other. Interruption conveys a lack of respect, and both candidates should be advised not to interrupt so much in the remaining debates.
The tones of voice McCain and Obama used were strikingly different. Several times during the debate, McCain's tone of voice was softer, lower, and calmer than Obama's. Leaders often use such a tone to lessen the worries and fears of those listening. Given the anxiety, tension, and uncertainties many Americans face, I believe McCain did this to ease voters' fears and to show them that he is not the hot-tempered, impulsive person some have made him out to be.
By contrast, Obama had a more urgent, harsh, sharp, and serious tone. Leaders take this tone when an important point must be made. I believe Obama used it to emphasize that this is a critical time for America, and he was trying to show the steadfast confidence that leaders must have during such uneasy times.
I also watched how each candidate communicated when the other was speaking.
Debaters are always "on:" Even when they don't utter a word, they are communicating. When Obama spoke, McCain mostly looked straight ahead patiently, posture straight, sometimes smiling—trying not to look flustered or angry. However, during several instances when McCain was speaking, Obama stared him down, sometimes looking condescendingly at his opponent. Obama looked perturbed.
More to Lose than gain
McCain's habit of staring straight ahead helped him look Presidential, as if he could take on any criticism, wait his turn, and respond. Some voters may be turned off by Obama's staring at McCain, which may lead them to see Obama as less likable, much like Gore's sighs or eye-rolling when he was "silently" awaiting his turn to speak after Bush.
In this year's hotly contested Presidential race, nonverbal behavior during the debates will likely make a lasting impact on voters. Research I have conducted with Marshall Duke, a psychology professor at Emory University, shows that nonverbal communication may not help you win an election, but it can definitely contribute to your losing one.
During a study conducted in 2000, we asked participants to rank the outcome of an eventual mayoral election based solely by observing silent video of each of four candidates' opening speeches at a debate. More participants correctly guessed who finished last in the election than guessed who finished first. The person who finished last wore a black suit and tie with a red shirt and rose-colored glasses, which hurt his ability to make eye contact with viewers. His posture was slack. The results of our research echoed what has been borne out repeatedly in Presidential debates: Candidates pay a big price for poor nonverbal communication.
Hunting the big flaw
From a nonverbal perspective, both McCain and Obama did well in Friday night's event. There was no obvious nonverbal blunder. Overall, Obama seemed more polished and practiced than McCain. This, along with the fact that he was better able to connect with the TV audience, leads me to believe that he slightly edged McCain as "winner" from a nonverbal perspective. But this by no means implies that Obama is guaranteed to be our next President.
In the next two debates, I will see if McCain can connect better with the voters through eye contact. I will check to see if Obama can look less agitated while waiting to talk. I also will look for evidence that both candidates can respect each other's time, and not interrupt. Most important, I'm going to be looking and listening for a fatal nonverbal flaw that could cost one of them the election.
The U.S. public is looking for a strong, confident, visionary, inspirational leader who can connect with them. Neither candidate can afford a nonverbal mishap that would result in his being characterized as not being that sort of leader. It may not be the candidate with the most effective nonverbal communication who wins. History and research both show that it's more likely that the candidate with the biggest nonverbal mistake will lose the 2008 election. Just ask Nixon, Dukakis, the elder Bush, or Gore.
William A. Gentry, Ph.D. is a senior research associate at the Center for Creative Leadership, a global nonprofit focused exclusively on leadership education and research.
William A. Gentry, Ph.D. is a senior research associate at the Center for Creative Leadership, a global nonprofit focused exclusively on leadership education and research.
McCain và Obama thi nhau pha trò
![]() |
Hai ứng viên tổng thống Mỹ bắt tay nhau trong tiệc tối ở New York. Ảnh: Reuters. |
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ John McCain và đối thủ đảng Dân chủ Barack Obama thi nhau chọc cười khán giả trong tiệc tối thường niên ở New York.
> Ảnh vui bầu cử Mỹ
24 giờ sau cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng, hai đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng tới dự tiệc tối thường niên tổ chức ở New York hôm qua.
Phát biểu trước đám đông ở Manhattan, McCain cho biết ông có một thông báo đặc biệt: ông đã sa thải tất cả các cố vấn trong chiến dịch. "Chàng Joe sửa ống nước sẽ thay họ đảm nhận những vị trí này", thượng nghị sĩ 72 tuổi nói.
Joe là một chủ sở hữu cơ sở sửa ống nước nhỏ ở bang Ohio. Anh được hai ứng viên đưa làm ví dụ trong cuộc tranh luận trực tiếp để chứng minh cho luận điểm kinh tế của họ. McCain cho rằng việc Obama muốn tăng thuế sẽ làm ảnh hưởng tới những người làm ăn nhỏ như Joe. Obama đáp lại rằng chính sách của ông sẽ tạo điều kiện cho Joe cấp bảo hiểm y tế cho nhân viên.
Trong tiệc tối, thượng nghị sĩ bang Arizona cũng đùa chuyện ông từng lỡ lời và gọi Obama là "kẻ đó" trong một cuộc tranh luận trực tiếp. "Ông ấy không để tâm đâu. Thực tế, ông ấy còn đặt cho tôi biệt danh là George Bush", McCain nói.
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa cũng nhắc tới Thượng nghị sĩ New York Hillary Clinton, người từng thua cay đắng trước Obama trong cuộc đua của đảng. "Tôi thật xúc động khi biết rằng có ai đó trong khán phòng này ủng hộ cho tôi", McCain nói. "Tôi rất mừng khi thấy bà ở đây, Hillary ạ".
Tới lượt Obama phát biểu, ông cho biết cần sửa lại một số hiểu lầm từ khi McCain phát động chiến dịch: "Barack Obama là ai?". "Tôi không sinh ra trong máng cỏ đâu", thượng nghị sĩ 47 tuổi nói, khiến khán giả bật cười. "Tôi xuất thân từ hành tinh Krypton, được cha tôi Jor-el cử xuống đây để cứu Trái đất".
Thượng nghị sĩ cũng nhắc tới cái tên gây tranh cãi của ông. "Quý vị chắc cũng biết tôi được đặt tên Barack theo cha, và thực tế, Barack trong tiếng Swahili cũng có nghĩa là 'kẻ đó'", Obama nói. "Còn tên đệm Hussein của tôi là được một người khác đặt cho. Người ấy tin chắc tôi không bao giờ chạy đua làm tổng thống".
Obama cũng liệt kê điểm mạnh của ông chính là sự khiêm tốn và điểm yếu lớn nhất là: "Tôi hơi bị giỏi".
Obama cũng nhắc tới thống đốc Alaska Sarah Palin, người liên danh tranh cử với McCain. Bà từng bị báo chí châm chọc không ngớt khi tuyên bố đủ kinh nghiệm ngoại giao vì bang Alaska gần với Nga. "Tôi được thông báo khi vừa bước vào đây rằng ta có thể nhìn thấy phòng trà Nga từ chỗ này", ông nói. Russian Tea Room (phòng trà Nga) là một nhà hàng sang trọng ở New York.
Cả hai ứng viên đều kết thúc bài phát biểu của mình với những lời nồng ấm dành cho nhau. Obama ca ngợi thành tích của McCain trong lực lượng Hải quân và thời gian ông làm tù nhân ở Việt Nam. Thượng nghị sĩ Cộng hòa cũng nhấn mạnh Obama đã làm nên lịch sử khi trở thành ứng viên tổng thống da màu đầu tiên. "Tôi không chúc đối thủ may mắn, nhưng cầu mong ông ấy khỏe", McCain nói.
Hải Ninh (theo Reuters)
No comments:
Post a Comment