Wednesday, October 29, 2008

Cơn địa chấn Phố Wall: Khủng hoảng về đường lối lãnh đạo

Thêm một lần, cơn khát danh vọng và quyền lực của những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa tự tôn đã đẩy nước Mỹ tới bờ vực thẳm trong khi số nhân vật có khả năng thiết lập được những định chế tài chính vững chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay.


>> Náo loạn... Phố Wall

>> Dư chấn sau "cơn bão" tài chính tàn khốc

Chính cơn khát danh vọng và quyền
lực của các nhà lãnh đạo đã gián tiếp
đẩy Phố Wall đến bên bờ vực thẳm
Ảnh nguồn: www1.istockphoto.com

Trong khi nhiều người Mỹ chưa hiểu cặn kẽ thế nào là các khoản thế chấp dưới chuẩn, hoán đổi những khoản tín dụng quá hạn, chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp hay các giao ước nợ có thế chấp (CDOs - collateral debt obligations), thì cuộc khủng hoảng tồi tệ hiện giờ đã mang tên chúng.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi khủng hoảng tài chính xảy ra là do các công cụ tài chính quá rối rắm. Trái lại, đây chỉ là cuộc khủng hoảng do đường lối lãnh đạo sai lầm của những nhân vật chủ chốt tại thị trường tài chính Mỹ.

Thay vì theo đuổi mục tiêu lâu dài, Tổng Giám đốc của Bear Stearns, Lehman Brothers, AIG, Countrywide Financial và Washington Mutual chỉ chạy theo những lợi ích trước mắt. Họ đã định giá rủi ro thấp hơn thực tế rất nhiều nhằm thu về phí môi giới, đồng thời lại ôm những khoản nợ khổng lồ để đầu tư vào các công cụ tài chính phức tạp có độ rủi ro khôn lường.

Sai lầm đã rõ nhưng những lãnh đạo này lại không dám nhìn thẳng vào sự thật khi giá trị tài sản họ đang nắm giữ bị sụt giảm nghiêm trọng tới mức không còn khả năng thanh khoản. Trái lại, họ vẫn khăng khăng rằng chính việc áp dụng mô hình tài chính tinh vi đến vậy đã tạo ra giá trị tài sản siêu việt.

Trong một số trường hợp, phương pháp “từ mục tiêu danh vọng áp dụng thành mô hình – mark to model” (hay như Warren Buffett - Chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway gọi tên là “từ danh vọng tới vô thực - mark to myth”) đã không thể phát huy tác dụng, khi mà cả những người trong và ngoài cuộc đều khó có thể xác định đâu mới là những tài sản thực sự có giá trị. Giá như họ áp dụng thuyết đầu tư lâu dài của Buffett thì giờ này tập đoàn của họ chắc vẫn bình an vô sự.

Cơn địa chấn tại Phố Wall: Chỉ là thất bại về đường lối lãnh đạo

Nhiệm vụ trên hết của một nhà lãnh đạo chính là đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp mà họ đang quản lý. Thế nhưng, những nhân vật được nhắc tới ở đây chỉ chăm chăm tới cái lợi trước mắt cùng bổng lộc hậu hĩnh cho riêng họ thay vì bảo đảm sự tồn tại và phát triển lâu dài của tập đoàn.

Trên phương diện này, những lãnh đạo ngày hôm nay đã đi theo vết xe đổ của Jeff Skilling – nguyên Tổng Giám đốc (TGĐ) tập đoàn Enron hay Bernie Ebbers – nguyên TGĐ WorldCom; chỉ khác duy nhất một điểm: những gì họ đã làm không bị coi là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những
cánh chim trong cơn bão,
vượt qua thời kỳ khó khăn
Ảnh nguồn: crazynewway.com

Trong bối cảnh đó, vẫn có những nhân vật của giới tài chính nổi bật với tài lãnh đạo khôn ngoan và kín kẽ bởi, họ luôn ở trong tư thế sẵn sàng đương đầu với khủng hoảng, bằng việc tiên liệu những rủi ro mang tính hệ thống cũng như đã có những trang bị cần thiết cho mục tiêu phát triển lâu dài của tập đoàn.Dick Kovacevich of Wells Fargo (WFC), Jamie Dimon of JP Morgan Chase (JPM), Ken Lewis of Bank of America (BAC), Lloyd Blankfein of Goldman Sachs(GS), and John Mack of Morgan Stanley (MS).

Những nhân vật được nói đến ở đây là Dick Kovacevich của Wells Fargo (WFC), Jamie Dimon của JP Morgan Chase (JPM), Ken Lewis của Ngân Hàng TW Hoa Kỳ (Bank of America - BAC), Lloyd Blankfein của Goldman Sachs (GS), và John Mack của Morgan Stanley (MS).

  • Kovacevich của Wells Fargo đã gây dựng một tập đoàn ngân hàng cho vay thế chấp hàng đầu nước Mỹ bằng việc chỉ áp dụng phương thức cho vay bền vững và nói không với các khoản thế chấp không đạt chuẩn - nhằm tránh khỏi sai lầm đã dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng cho vay thế chấp như Countrywide Financial.

  • Jamie Dimon - TGĐ tập đoàn JP Morgan và Ken Lewis – Thống đốc ngân hàng TW Hoa Kỳ (Bank of America) đã đảm bảo tình hình tài chính của tập đoàn luôn minh bạch và ổn định. Chính vì vậy, họ khá chủ động trong các thương vụ mua lại những tập đoàn trên bờ vực phá sản là Bear Stearns, Washington Mutual, Countrywide và Merril Lynch với các mức giá hết sức thoả đáng.

  • Còn Blankfein – TGĐ của Goldman và Mack – TGĐ của Morgan Stanley lại đảm bảo được tính thanh khoản và kiểm soát chặt chẽ rủi ro cho tập đoàn mình bằng quyết định chuyển sang mô hình tập đoàn ngân hàng công ty mẹ công ty con.

Cánh chim bằng trong cơn bão

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, để nói về một nhà lãnh đạo có đường lối sáng suốt và bền vững nhất, không ai xứng đáng hơn người đứng đầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ - ông Henry Paulson.

Do từng là thành viên ban quản trị Golman Sachs từ năm 2002 nên tôi có cơ hội chứng kiến tận mắt những gì Henry Paulson đã làm. Nếu không nhờ có Paulson với sự linh hoạt, bền bỉ cùng khả năng của ông trong việc buộc các vị tổng giám đốc phải đối mặt với sự thật thì nền tài chính Mỹ chắc còn tồi tệ hơn giờ rất rất nhiều.

Khi nhận cương vị Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, chắc hẳn Paulson không bao giờ nghĩ rằng có một ngày ông sẽ phải đứng ra cứu vớt các tập đoàn tài chính Mỹ bởi trọng trách ban đầu của ông chỉ là làm thuyết khách nối lại mối quan hệ giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ và các nước khác trên toàn cầu.

Phố Wall, con đường lắm cạm bẫy. Nhưng làm thế nào để tránh?
Ảnh: Economists

Trong cuộc khủng hoảng hiện giờ, vận dụng kinh nghiệm có được sau nhiều năm làm thống đốc ngân hàng đầu tư, Paulson đã thuyết phục được cơ quan hành pháp và kể cả các phe phái tại quốc hội Mỹ thông qua khoản cứu trợ trị giá 700 tỷ đôla Mỹ tại Hạ Nghị viện hôm 04/10.

Paulson là nhân vật tin vào tính hiệu quả của hệ thống thị trường tự do, nhưng ông nhận ra rằng nếu không có sự can thiệp của chính phủ Mỹ thì cuộc khủng hoảng tài chính hiện giờ có nguy cơ huỷ hoại toàn bộ hệ thống tài chính.

Lúc này, chúng ta cũng chỉ biết hy vọng rằng những động thái gần đây nhất từ phía người đứng đầu Bộ Tài chính, cùng với biện pháp mua lại các tập đoàn làm ăn thua lỗ của chính phủ sẽ đủ mạnh để vực dậy lòng tin của thị trường và tránh cho nền kinh tế khỏi những khoản nợ xấu chồng chất.

Cạm bẫy sau lưng

Đây chỉ là cuộc khủng hoảng mới nhất và có quy mô lớn nhất trong chuỗi các cuộc khủng hoảng diễn ra theo chu kỳ 10 năm một tại Hoa Kỳ. Chúng ta hẳn còn chưa quên cuộc khủng hoảng tiền gửi và cho vay vào thập niên 80 hay sự sụp đổ của các công ty quản lý quỹ dài hạn vào thập niên 90 của thế kỷ trước, hay như hiện tượng “ nổ” bong bóng công nghệ vào năm 2002.

Ấy vậy mà, những nhà tài chính “sáng tạo” vẫn tiếp tục tạo ra nhiều mô hình và nhiều công cụ tài chính mới phục vụ cho cái lợi trước mắt mà không hề lường hết được những cái bẫy đằng sau chúng.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng chính lòng tham đã dẫn tới sự thất bại ngày hôm nay, thế nhưng lòng tham đâu phải điều gì mới mẻ. Lý giải cho sự thất bại của các tên tuối lớn trong thời gian gần đây, ta nhận thấy đội ngũ quản lý đáng lẽ phải là những nhà lãnh đạo khôn ngoan, thiết lập nên các công ty có độ bền vững lâu dài thì họ chỉ đơn thuần là những người có chút xuất sắc, nhưng đã vội nghĩ rằng mình thông minh hơn tất thảy mọi người.

Tại các tập đoàn đã sụp đổ, hội đồng quản trị đang phải đau đầu giải quyết đống tro tàn còn lại, khi họ đã không thể chọn được mặt để gửi vàng. Họ đã phải trả giá đắt khi trao quyền quản lý vào tay những người đứng đầu có danh tiếng, nhưng lại chạy theo chủ nghĩa tự tôn - những người đặt hình ảnh và quyền lực của chính mình lên trên trách nhiệm của một nhà lãnh đạo

Những vấn đề trên rồi sẽ tái diễn cho tới khi hội đồng quản trị của các tập đoàn lựa chọn được những nhà lãnh đạo có uy tín, có bản lĩnh, chính trực. Trong công cuộc khôi phục sức mạnh, vai trò đầu tầu cũng như tính bền vững của hệ thống tài chính Mỹ, chúng ta cần những con người như vậy.

- Bài viết của Bill Geogre[1] trên HBS In The New –



Dư chấn sau "cơn bão" tài chính tàn khốc
20/10/2008 08:31 (GMT + 7)
Những ngày trung tuần tháng 9 là những ngày đen tối đối với thị trường tài chính Mỹ, tuy rằng giai đoạn đen tối nhất dường như đã trôi qua, nhưng dư chấn sau một tuần tàn khốc vẫn khiến ngay cả những chuyên gia kinh tế phải bàng hoàng...


Những động thái cứu vãn tình hình của chính phủ

Các quan chức Liên bang vừa qua đã áp đặt những biện pháp khẩn cấp nhằm bình ổn lại nền tài chính quốc gia, bảo vệ tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư và phục hồi sự cho vay trong nền kinh tế bị chấn động do cuộc khủng hoảng tín dụng.

Sự tuột dốc thảm hại của chỉ số chứng khoán Dow Jones
hồi trung tuần tháng 9 đã kéo theo nhiều hệ lụy khác

Các biện pháp này đã có hiệu quả tức thì đối với các thị trường cổ phiếu, giờ đã tăng trở lại để xóa bỏ gần hết những mất mát của một tuần bất thường. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa trong ngày ở mức 11388,44 điểm, tăng 368,75 điểm, tức 3,35 %. Chỉ số chứng khoán đầu đàn hiện tại chỉ thấp hơn 33 điểm của mức đóng cửa 1 tuần trước. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ khác cũng được ghi nhận tăng ở mức tương tự.

Bộ tài chính Hoa Kỳ lên tiếng, họ sẽ cung cấp một khoản bảo hiểm 50 tỷ USD để bảo lãnh cho giá trị của các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ, các quỹ này đang bị rút ra rất lớn bởi nhiều nhà đầu tư hoang mang. Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) cũng cho rằng họ sẽ bỏ tiền mua chứng khoán từ các quỹ này để giúp các nhà quản lý quỹ tăng tiền mặt chi trả cho những nhà đầu tư muốn rút tiền về.

Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch ngày hôm qua đã bắt đầu lệnh cấm trong 2 tuần việc bán khống với các cổ phần của gần 80 công ty tài chính, sau khi các ủy viên ban chấp hành của ngành công nghiệp phàn nàn về việc bán khống đã làm trầm trọng hơn sự sụt giảm đột ngột trên thị trường chứng khoán và làm trầm trọng hơn cơn khủng hoảng tín dụng. Bán khống chủ yếu là một vụ cá cược mà giá chứng khoán của một công ty nào đó sẽ giảm xuống, các nhà đầu tư vay chứng khoán và bán chúng đi, hi vọng khi mua lại với giá thấp hơn nhằm thu lợi nhuận.

Những giải pháp này là một phần của kế hoạch lớn hơn mà chính quyền Bush đang vạch ra với các nhà lãnh đạo quốc hội, nhằm tái thiết lại hệ thống tài chính quốc gia đã bị bóp méo. Sức ép chủ yếu là đề nghị chính phủ Mỹ mua các tài sản đang trong tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng và các hãng khác, xóa bỏ thua lỗ trong sổ sách của họ để họ có thể bắt đầu vay mượn lại.

“Những biện pháp này sẽ khiến chúng ta đặt một lượng tiền đáng kể của người đóng thuế vào rủi ro” - Tổng thống Bush thừa nhận. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Nhưng nếu cứ ‘án binh bất động’ thì rủi ro sẽ còn đi xa hơn nữa. Sức ép gia tăng lên thị trường tài chính của chúng ta sẽ gây ra mất việc hàng loạt, phá hủy các khoản lương hưu, và xa hơn nữa là thâm hụt thêm giá trị nhà ở cũng như làm cạn khô các khoản vay nợ cho những ngôi nhà mới, những chiếc xe mới và học phí ở các trường học. Đây là những rủi ro mà nước Mỹ không thể kham nổi”.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, sự kết hợp các biện pháp chính là can thiệp quan trọng nhất của chính phủ Mỹ trong nền kinh tế, kể từ khi các công cuộc cải tổ New Deal[1] của những năm 30 nhằm phục hồi cuộc Đại khủng hoảng. Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ, ông Henry Paulson phát biểu rằng mức độ trợ giúp của của chính phủ Mỹ là rất lớn.

Chính quyền Liên bang đã có những động thái tích cực
để cứu vãn tình hình, tuy nhiên dư chấn của khủng hoảng
tài chính vẫn còn khiến mọi người bàng hoàng
Ảnh: www.collectiondx.com

“Chúng ta đang nói về hàng trăm tỷ đô la” - ông Paulson nói - “số tiền này cần đủ lớn để tạo ra một sự khác biệt thực sự và giải quyết được trọng tâm của vấn đề”.

Các biện pháp nhằm vào các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ đang được đón nhận nồng nhiệt bởi các công ty đầu tư, sau khi các nhà đầu tư (phần lớn là các tập đoàn hoặc các tổ chức) đã rút ra 210 tỷ USD từ các quỹ tương hỗ trên, để đầu tư an toàn vào các khoản tiền gửi tại ngân hàng và chứng khoán như hối phiếu Ngân khố quốc gia Mỹ (với lãi suất thấp hơn 1%). Vào hôm thứ năm, Putnam Investments bất ngờ đóng cửa quỹ “Prime Money Market Fund”[2] trị giá 12.3 tỷ USD của họ, sau khi quá tải với các đòi hỏi rút tiền từ các nhà đầu tư.

Khoản bảo hiểm cho quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ khác biệt hơn so với chương trình cung cấp một khoản bảo hiểm 100.00 USD cho các tài khoản ngân hàng truyền thống của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC). Khoản bảo hiểm mới cho quỹ tương hỗ, theo như các quan chức chính phủ thông báo ngắn gọn về kế hoạch hỗ trợ, chỉ có thể áp dụng cho những quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ bị buộc phải đóng cửa do làn sóng đòi rút tiền của các nhà đầu tư đang bị đe dọa từ các khoản lỗ. Khoản bảo hiểm này sẽ được sử dụng để chi trả cho các nhà đầu tư có những khoản lỗ phát sinh từ các quỹ đầu tư trên.

Đầu tuần trước, cổ phần của 5 quỹ tương hỗ tiền tệ hay các tài khoản cùng loại đã tụt xuống duới ngưỡng 1 USD/ 1 cổ phần (quỹ tương hỗ này đặt mục tiêu duy trì ở mức 1 USD/ 1 cổ phần), một phần do sự phá sản của công ty dịch vụ - tài chính Lehman Brothers Holdings Inc. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư vào quỹ này xếp hàng để đòi lại dưới một đô la cho mỗi một đô la họ gửi vào.

Việc bảo hiểm được dự tính kéo dài chỉ một năm.

Các nhà đầu tư vẫn nhìn nhận các quỹ thị trường tiền tệ là an toàn như các tài khoản trong ngân hàng, trong khi chúng là các phương tiện đầu tư, do vậy việc mất tiền vẫn có thể xảy ra. Các tài khoản trong ngân hàng khác với các tài khoản đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ ở chỗ: Các khoản đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ được chào mua bởi các ngân hàng và các nhà môi giới, mà song hành với họ là Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC.

Thêm vào đó, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston (Federal Reserve Bank of Boston) sẽ đề xuất một chương trình cho vay với ý định làm giảm các áp lực trong các quỹ thị trường tiền tệ, theo như phát biểu của một nhân viên cao cấp của ngân hàng dự trữ muốn được giấu tên do các cuộc thảo luận mới đang diễn ra. Với chương trình này, các ngân hàng có thể mượn tiền của liên bang để mua một số loại chứng khoán từ các quỹ thị trường tiền tệ. Các quỹ này sau đó sẽ sử dụng tiền thu được của các đợt bán này để trả lại cho các nhà đầu tư.

Với 3,3 nghìn tỷ đô la trong tài sản, các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ đã nắm giữ một tỷ lệ lớn trong quỹ tiết kiệm quốc gia. Giáo sư Samuel Hayes ở trường Kinh doanh Harvard cho rằng kế hoạch bảo vệ các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ gây ấn tượng như “kỳ nghỉ ngân hàng” được Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố vào năm 1933 để bảo vệ các quỹ tiết kiệm và các tổ chức cho vay khỏi dòng chảy tàn hại tiền gửi của họ.

Chắc chắn dư chấn của cuộc khủng hoảng không thể ngay một lúc
dập tắt nổi, đây cũng là bài học cho các nhà đầu tư
Ảnh: hafi.com.vn

“Không gì có thể so sánh được với điều này, kể từ những năm 30” - Hayes nhận xét.

Một biện pháp đặc biệt khác được áp dụng là lệnh cấm bán khống các cổ phiếu của những công ty tài chính. Ủy ban chứng khoán và giao dịch cũng yêu cầu các nhà đầu tư lớn tiết lộ những chứng khoán mới đã bị bán khống. Hãng này nói có thể mở rộng cả hai yêu cầu ra ngoài ngày mùng 2 tháng 10.

Trong khi ban hành lệnh cấm, Ủy ban chứng khoán và giao dịch (SEC) nói họ lo ngại các vụ bán khống đang gây ra sự giảm giá liên tiếp của chứng khoán tài chính. “Những giảm sút về giá có thể khiến mọi người đặt ra câu hỏi về tình hình tài chính của đơn vị phát hành chứng khoán, điều này có thể gây ra 1 cuộc khủng hoảng về lòng tin theo kiểu domino mà không có một cơ sở nền tảng nào”.

Theo sau một lệnh cấm tương tự hôm thứ năm của giới chức Anh là hành động của Ủy ban chứng khoán, dù rằng nó sẽ kéo dài trong 3 tháng.

Nhân viên tài chính Timothy Cahill của bang Massachusetts nói văn phòng của ông được các ủy viên ban quản trị ngân hàng đầu tư Morgan Standley yêu cầu bang kiềm chế không cho những người bán khống săn lùng chứng khoán ngân hàng. Bang này trước đó đã dừng việc cho vay. Ngân hàng Morgan Stanley từ chối đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.

Cahill cũng nói tuần trước rằng ông đã nhận được các cuộc gọi từ các tổ chức khác, các tổ chức mà ông từ chối nêu danh, nhằm đe dọa để ông kéo tiền đầu tư của bang ra khỏi các ngân hàng như Morgan Stanley. Cahill nói ông lờ đi những đe dọa này bởi vì ông nghi ngờ những kẻ gọi đang cố gắng lợi dụng tình trạng rối ren để nhấn chìm các ngân hàng này.

“Trong tuần trước, tôi đã thấy những gì mà không bao giờ tôi nghĩ là mình sẽ thấy” - Cahill nói.

Trong khi đó, các nhà quản lý quỹ những người sở hữu chứng khoán khống nói họ không ngạc nhiên trước những hành động do sức ép chính trị.

“Ý tưởng là bạn không thể bán khống 800 cái tên, rồi đe doạ tôi như các nhà tư bản của một thị trường tự do” - Bob Jones, người quản lý một quỹ chứng khoán ngắn và dài hạn 100 triệu USD tại Robeco Boston Partners ở Boston nói - “Nhưng tôi có thể thấy rằng đây không phải là điều tồi tệ với tất cả những ai bước lùi lại và hít một hơi thở sâu”.

- Bài viết của Ross Kerber trên HBS In The New –

  • Hoàng Thủy dịch



[1] The New Deal là công cuộc cải tổ do Tổng thống Franklin D. Roosevelt đề ra và thực hiện từ năm 1933 đến năm 1936, bao gồm một chuỗi các chương trình cải cách với mục tiêu giảm thất nghiệp, phục hồi nền kinh tế trong thời gian đại suy thoái.

[2] A prime money market fund là một loại quỹ tương hỗ được yêu cầu bởi pháp luật để đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro thấp. Những quỹ này có độ rủi ro khá thấp so với các quỹ tương hỗ khác và chi trả cổ tức mà nhìn chung là phản ánh những lãi suất ngắn hạn.

No comments: