Thursday, October 23, 2008

Cuộc sống âm thầm của một người đáng nhận giải Nobel


Khi danh sách những người nhận giải Nobel hóa học 2008 được công bố, vị tiến sĩ từng có công lớn trong công trình đoạt giải thưởng đang ngồi trên một chiếc xe đa dụng, công cụ kiếm sống của ông.

Vài tháng nữa, tiến sĩ Roger Y. Tsien và tiến sĩ Martin Chalfie sẽ tới Stockholm để nhận giải Nobel hóa học 2008 và khoản tiền thưởng 450 nghìn USD vì có công tìm ra một kỹ thuật giúp giới khoa học theo dõi mọi hoạt động của các tế bào sống.

Trong khi đó, người từng cung cấp thứ quan trọng nhất trong công trình nghiên cứu của hai vị tiến sĩ - những dữ liệu về gene tạo ra protein phát sáng huỳnh quang trong cơ thể sứa - đã từ bỏ khoa học vì sự trớ trêu của số phận.

Douglas C. Prasher - người từng nghiên cứu sứa Aequorea victoria khi còn làm việc tại Viện Hải dương học Woods Hole (bang Massachusetts, Mỹ) trong những năm đầu thập kỷ 90 - đang lái xe đa dụng cho một công ty thuê xe ở thành phố Huntsville, bang Alabama để nhận mức thù lao 10 USD/giờ.

Tài xế 57 tuổi khẳng định ông không hề cảm thấy cay đắng hay ghen tị với các đồng nghiệp đoạt giải Nobel hóa học của năm nay. Họ gồm tiến sĩ Roger Y. Tsien của Đại học California, tiến sĩ Martin Chalfie của Đại học Columbia và Osamu Shimomura, giáo sư danh dự của Đại học Y khoa Boston. Osamu là người đầu tiên phát hiện ra protein phát sáng ở sứa vào năm 1961.

Tiến sĩ Douglas C. Prasher
Tiến sĩ Douglas C. Prasher và chiếc xe đa dụng của công ty Bill Penney Toyota, phương tiện kiếm sống của ông, tại thành phố Huntsville, bang Alabama, Mỹ. Ảnh: nytimes.com.

Vốn là một tiến sĩ hóa sinh, tiến sĩ Prasher quan tâm tới việc giải thích cơ chế phát sáng của một số động vật dưới góc độ hóa học. Trong những năm cuối thập kỷ 80, ông đề nghị Viện Y tế quốc gia Mỹ tài trợ cho công trình nghiên cứu gene sản xuất protein phát quang của sứa trong 5 năm. Trong đơn, ông đưa ra dự đoán rằng protein phát quang có thể được sử dụng để chiếu sáng các cấu trúc bên trong tế bào.

"Tôi biết protein phát sáng có thể làm nên cuộc cách mạng trong việc theo dõi các hoạt động của thế giới vi mô. Giờ đây điều đó đã được chứng minh", Prasher nói.

Tuy nhiên, đề nghị của Prasher bị bác bỏ. Ông tiếp tục gửi đơn tới Hiệp hội Ung thư Mỹ. Họ đồng ý, nhưng chỉ tài trợ cho ông trong 2 năm, khoảng thời gian chỉ đủ để Prasher phân lập gene sản xuất protein phát quang, chứ không tìm ra bất kỳ ứng dụng nào.

Tới lúc đó, tiến sĩ Prasher cảm thấy chán công việc ở Phòng thí nghiệm sinh học hải dương Woods Hole và quyết định tìm một công việc mới. Sau đó Roger Y. Tsien và Martin Chalfie tìm gặp ông để hỏi về gene sản xuất protein phát sáng của sứa. Ông hào phóng chia sẻ các thành quả nghiên cứu với cả hai người.

Sau đó, tiến sĩ Prasher làm việc cho Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ông chịu trách nhiệm nghiên cứu các biện pháp nhận dạng côn trùng gây hại. Lại một lần nữa ông không cảm thấy hài lòng với công việc và thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm.

"Tôi không thích đội ngũ lãnh đạo của mình, vì thế tôi tìm công việc khác", ông kể.

Prasher chuyển tới thành phố Huntsville, bang Alabama để làm việc cho một bộ phận của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Bộ phận của ông chịu trách nhiệm xây dựng các phòng xét nghiệm hóa học cỡ nhỏ để nghiên cứu tình trạng sức khỏe của động vật sống khi lên sao Hỏa. Prasher yêu công việc này, nhưng sau đó NASA quyết định ngừng rót tiền cho dự án và ông mất việc. Vì những lí do gia đình, ông vẫn ở lại Huntsville và điều này làm giảm cơ hội tìm kiếm việc mới của ông.

Tình trạng trầm uất quay trở lại. Sau một năm thất nghiệp, tiến sĩ hóa sinh xin lái xe đa dụng cho Bill Penney Toyota, một công ty cho thuê xe. Tính tới nay ông đã làm công việc này được một năm rưỡi.

Khi tên của những người đoạt giải Nobel hóa học năm 2008 được công bố vào ngày 8/10, một số tờ báo và kênh truyền hình đã nhắc tới Prasher. Một người ở Chicago để gọi điện tới nhà ông để xác minh thông tin và họ đã nói chuyện với nhau rất lâu.

Theo thông lệ, mỗi giải Nobel chỉ được trao cho tối đa 3 người. Nhiều người cho rằng quy định này khiến công sức của nhiều nhà khoa học không được công nhận và Prasher là một trường hợp. Tuy nhiên, vị tiến sĩ hóa sinh khẳng định rằng, nếu được đưa vào danh sách nhận giải Nobel hóa học, ông sẽ cảm thấy không thoải mái.

"Còn rất nhiều người học xứng đáng nhận giải Nobel hơn tôi. Họ đã nỗ lực hết sức và giành cả đời cho khoa học, còn tôi thì không", ông tâm sự.


Man Who Set Stage for a Nobel Now Lives a Life Outside Science

In a couple of months, Roger Y. Tsien and Martin Chalfie will head to Stockholm to collect the Nobel Prize in Chemistry and $450,000 each in prize money in recognition of their development of a revolutionary technique that lights up the inner workings of living cells.

Meanwhile, the scientist who provided the essential piece that made Dr. Tsien’s and Dr. Chalfie’s work possible — a jellyfish gene that produces a fluorescent protein — is out of science.

Douglas C. Prasher, who conducted his research on the Aequorea victoria jellyfish while at the Woods Hole Oceanographic Institution in Massachusetts in the early 1990s, now drives a courtesy van for a car dealer in Huntsville, Ala., earning $10 an hour. He said he was not bitter or jealous of this year’s winning chemistry Nobelists: Dr. Tsien of the University of California, San Diego, Dr. Chalfie of Columbia and Osamu Shimomura, the original discoverer of the jellyfish protein in 1961.

Trained as a biochemist, Dr. Prasher, 57, was interested in the chemistry of how certain animals are able to glow. In the late 1980s, he applied to the National Institutes of Health for a five-year grant to track down the fluorescent protein gene.

Dr. Prasher said his proposal included speculation on how the fluorescent protein might be used as a beacon to light up structures in cells. “That would have certainly been part of my research program,” Dr. Prasher said. “I knew it could serve as a genetic marker and it would be really, really useful, which it has turned out to be.”

That application was turned down. A parallel proposal to the American Cancer Society succeeded, giving Dr. Prasher only two years of financing, enough time to isolate the gene, but not pursue any applications.

By then, however, Dr. Prasher had decided that Woods Hole was not the place for him. Instead of going through the tenure process — he thought he would be turned down, anyway — he looked for a new job. Dr. Chalfie and Dr. Tsien independently contacted Dr. Prasher asking about the jellyfish gene. Dr. Prasher generously shared the gene with both of them.

Dr. Prasher then worked for the United States Department of Agriculture, first on Cape Cod and later in Beltsville, Md., developing methods for identifying pests and other insects. Again, he was not happy, experiencing the beginning of bouts of depression. “I was not happy with management there, so I looked for another position,” he said.

His next move was to Huntsville, where he worked for a NASA subcontractor that was developing mini-chemistry laboratories, which would be needed as health diagnostic tools for a potential human flight to Mars. Dr. Prasher loved that job, but NASA eliminated the financing for the project. For family reasons, he stayed in Huntsville, which restricted his opportunities. “The amount of life science done here is very limited,” he said.

The depression returned. “That’s been a serious problem off and on, but anyone who doesn’t have a job has that problem,” Dr. Prasher said. “If they don’t, there’s a problem with them. Or they’re independently wealthy.”

After a year of unemployment, he started driving the van for Bill Penney Toyota, his job for the last year and a half.

When the Nobel in chemistry was announced two weeks ago, Dr. Prasher received some news media attention, and he said someone in Chicago who had read about him called and offered a check. “That totally freaked me out,” Dr. Prasher said. “We actually had a nice conversation.”

Dr. Prasher also said, perhaps with a bit of surprise even to himself, that he would have been uncomfortable if he had been selected as one of the Nobel winners, nudging aside one of the others. (Each Nobel traditionally is shared by no more than three people.) “There are other people who would have deserved it a whole lot more than me,” he said. “They worked their butts off over their entire lives for science, and I haven’t.”

No comments: