Thursday, October 16, 2008

John McCain: Càng tấn công, càng dính đòn

12:59' 16/10/2008 (GMT+7)
Tại sao John McCain lại áp dụng "chiến thuật" tấn công dồn dập trong cuộc tranh luận lần chót với đối thủ Barack Obama? Tờ Washington Post có bài phân tích về vấn đề này.

Trong cuộc tranh luận lần 3, John McCain liên tiếp "ra đòn" với đối thủ Barack Obama. (Ảnh: AFP)

Tự tổn hại hình ảnh

McCain luôn rượt sau Obama trong cuộc chạy đua giành sự ủng hộ của cử tri Mỹ kể từ sau khi khủng hoảng kinh tế trở thành chủ đề lấn át tất cả các vấn đề khác, làm thay đổi động lực của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, McCain đã tự gây khó khăn thêm cho mình bằng một loạt hành động hủy hoại hình ảnh của chính ông và mở đường cho Obama thể hiện bản thân là một nhân vật bình tĩnh, chắc chắn, ôn hòa.

Trừ khi McCain có cú lội ngược dòng ngoạn mục, ngày 24/9 vừa qua sẽ được coi là ngày quyết định của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Đó là khi McCain thông báo tạm ngưng chiến dịch tranh cử, kêu gọi hoãn cuộc tranh luận lần thứ nhất với Obama và nói rằng ông phải tới Washington để tham dự các cuộc bàn thảo về đề xuất ứng cứu nền kinh tế của Chính phủ.

Vài giờ sau, Obama tuyên bố ông không thấy cần thiết phải hoãn tranh luận. McCain buộc phải lùi bước và lên sân khấu với Obama hai ngày sau đó. Khi ấy, Obama nổi lên như một chính trị gia quyết đoán hơn.

Trong những cuộc bàn bạc tiếp theo về gói giải cứu thị trường, McCain trông có vẻ tách biệt và lưỡng lự mặc dầu chính đảng Cộng hòa của ông đã phản đối bản kế hoạch.

Hơn thế, McCain còn phải chịu thêm những vết thương khác tự ông gây ra.

Tranh cử thiên về một người Cộng hòa cắt giảm thuế kiểu truyền thống hơn là một nhân vật độc lập - mẫu người giành được sự ủng hộ rộng rãi, thậm chí cả từ phe Dân chủ - trong các cuộc bầu cử Tổng thống sơ bộ năm 2000 đã hại chính ông trong số những ứng viên ôn hòa.

Các đòn tấn công của McCain về phía đối thủ Obama hiện nay đang đem lại kết quả trái với mong đợi. Ngay cả việc ông chọn Sarah Palin làm người đồng hành tranh cử cũng vậy.

Bước vào cuộc tranh cử lần 3, McCain rơi vào thế bế tắc về chiến lược. Để vượt lên, ông phải khuấy động những nghi ngờ mới đối với Obama. Nhưng trong quá trình hủy hoại đối thủ, McCain lại làm hoen ố hình ảnh của chính mình.

Điều đó khiến cho nhiệm vụ của ông - trong tranh luận và trong phần còn lại của chặng đua - thêm nặng nề. Ông phải chứng tỏ cho cử tri thấy mình là một người vững vàng, tích cực hơn và dễ mến hơn, ngay cả trong mỗi lần ra đòn về phía đối thủ.

Sự ủng hộ của cử tri giành cho ứng viên Tổng thống Mỹ John McCain ngày càng giảm. (Ảnh: AFP)

41% không thiện cảm

Điều này chẳng dễ dàng gì. Theo kết quả thăm dò dư luận do báo New York Times và CBS News phối hợp thực hiện được công bố ngay trước đêm tranh luận, tỷ lệ ủng hộ McCain đã tụt giảm một cách tồi tệ kể từ giữa tháng 9. Khi đó, ông được 44% ưa thích và bị 37% không thiện cảm còn giờ đây hai con số này lần lượt là 36% và 41%. Obama thì ngược lại.

Trong thăm dò dư luận, các cử tri được hỏi rằng sự nhìn nhận của họ dành cho McCain thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn trong "hai tuần qua".

Chỉ 7% cho biết quan điểm của họ thay đổi tích cực. 21% nói ngược lại và 1/4 trong số này viện dẫn các cuộc tấn công của ông đối với Obama là nguyên nhân họ không ưa Thượng nghị sĩ Arizona còn 1/5 đề cập việc ông chọn Palin.

Trái lại, 17% cử tri cho biết hình ảnh về Obama trong họ đã được cải thiện. Chỉ 7% nói ngày càng không ưa ông.

Nổi bật trong 1 tháng qua là xu hướng tầng lớp trung lưu Mỹ dịch chuyển về hướng Obama. Vì ông đã nhận được sự huận thuẫn của hầu hết người Mỹ gốc Phi và tạo dựng được vị trí dẫn đầu trong cộng đồng Latin nên các cử tri da trắng thuộc tầng lớp trung lưu trở thành mục tiêu mà cả hai đối thủ nhắm tới.

Một loạt các cuộc thăm dò dư luận của Gallup cho thấy, cảm tình của người da trắng dành cho Obama kể từ giữa tháng 9 tăng vọt, đặc biệt là nam giới, nhóm cử tri từng là một trong những lợi thế mạnh nhất của McCain.

Kết quả khảo sát mà Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 15/10 cho thấy Obama đã giành được thêm nhiều cử tri trong số những người độc lập hơn so với trong cả hai đảng. Cũng theo khảo sát này, Thượng nghị sĩ Illinois chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo da trắng.

Trong khi đó, thăm dò gần đây của Post-ABC News cho kết quả rằng Obama đã giành được sự ủng hộ lớn từ các cử tri tự nhận là ôn hòa.

Tại thời điểm quan trọng này, các diễn biến trong cuộc tranh cử 2008 khá giống những gì xảy ra trong các cuộc bầu cử giữa kỳ 2006 mà kết quả là phe Dân chủ chiến thắng. Obama đang huy động được sức mạnh phe Dân chủ lên tới một mức độ chưa từng có trong nhiều thập niên qua, và ông thậm chí còn thuyết phục được các cử tri trung dung rằng mình là một lựa chọn an toàn.

Hy vọng của McCain là thuyết phục được các cử tri trung lưu rằng Obama không đáng tin như vẻ bề ngoài. Ông muốn mô tả đối thủ là một người tự do, thậm chí cực đoan.

Tuy nhiên, lý tưởng có vẻ như tác động đến cử tri không nhiều bằng khí chất, và trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện nay, chủ nghĩa bảo thủ trở nên đáng ngờ hơn chủ nghĩa tự do.

McCain nghĩ rằng để thắng, ông phải tấn công Obama dồn dập. Nhưng làm như vậy sẽ chỉ khiến các vấn đề vốn có của ông trở nên trầm trọng hơn.

  • Thanh Hảo (Theo Washington Post)

Video
Presumptive Republican nominee for president, John McCain spoke to supporters in Kenner, Louisiana Tuesday night; where he congratulated both Senators Clinton and Obama, but also said the election posed clear choices in the fall.

McCain Mounts Immediate Attack on Obama's Record

By Michael D. Shear and Juliet Eilperin
Washington Post Staff Writers
Wednesday, June 4, 2008; A04

NEW ORLEANS, June 3 -- Republican Sen. John McCain wasted no time Tuesday night in launching his first general-election broadside against Sen. Barack Obama, casting the Democrat as an out-of-touch liberal who offers a false promise of change.

In a prime-time speech designed to upstage Obama on the night he claimed the Democratic nomination, McCain began what top aides and other Republicans promise will be an aggressive effort to claim the mantles of reform, experience and mainstream values. Obama, he said, is an "impressive man" but one with a thin record.

"For all his fine words and all his promise, he has never taken the hard but right course of risking his own interests for yours, of standing against the partisan rancor on his side to stand up for our country," McCain said less than two hours before Obama spoke in the same arena in St. Paul, Minn., where McCain will claim the Republican nomination in September.

McCain began his speech by praising Sen. Hillary Rodham Clinton, who in the Democratic primary race won over many rural and working-class voters that McCain hopes to capture in November. "As the father of three daughters, I owe her a debt for inspiring millions of women to believe there is no opportunity in this great country beyond their reach," McCain said. "I am proud to call her my friend."

Two McCain aides said his speech was the beginning of a "great debate" on the direction of the country. It will be followed quickly by a television ad campaign aimed at reinforcing McCain's core message: that Obama's sweeping rhetoric offers little real promise of changing the political culture in Washington.

Confronting what his aides expect to be Obama's principal attack against him, McCain explicitly rejected the idea that he represents President Bush's third term.

"Why does Senator Obama believe it's so important to repeat that idea over and over again?" he asked. "Because he knows it's very difficult to get Americans to believe something they know is false."

As evidence of his independence, McCain highlighted his breaks with Bush on Iraq, energy and climate change.

In his speech, Obama honored McCain's service but derided the Republican's claim to stand for change, linking him to what he called the "failed" foreign and economic policies of Bush. "So I'll say this -- there are many words to describe John McCain's attempt to pass off his embrace of George Bush's policies as bipartisan and new," Obama said. "But change is not one of them."

The speeches were more direct and personal than they have been in the past. McCain said half a dozen times that Obama's "old" ways "are not change we can believe in" -- a play on Obama's slogan -- as he stood in front of a sign that said "Leadership we can believe in." Obama mocked McCain's support for Republican policies, saying his Democratic vision is "the change we need."

On Iraq, McCain said Obama would "draw us into a wider war with even greater sacrifices." Obama accused McCain of supporting "a policy where all we look for are reasons to stay in Iraq, while we spend billions of dollars a month on a war that isn't making the American people any safer."

McCain decried "wasteful spending by both parties" and said, "Senator Obama has supported it and proposed more of his own." Obama invited McCain to travel more to economically hard-hit communities, so "he'd understand the kind of change that people are looking for."

A McCain-Obama matchup means voters will have a stark choice between two men who both assert that they will be the agents of upheaval in Washington. One is a military hero who Americans have known for decades. The other is a Chicago community organizer introduced to the public at the 2004 Democratic National Convention.

McCain crossed the nominating finish line long before Obama, but he has struggled to take advantage of the extra time. McCain has spent the past two months unveiling campaign themes and taking swipes at Obama, but he has also been dogged by questions about his age and health, his wife's tax returns and his connection to controversial pastors and lobbyists. And some Republicans have expressed concern about how slowly McCain has moved to match Obama's organizational prowess across the nation.

After watching Clinton beat up on Obama, top McCain advisers say that the Republican nominee faces the likelihood of a revitalized rival who will quickly seek to unify his party and to tap into the obvious energy among Democratic activists and donors.

McCain advisers concede that the battle for the White House will play out in a political environment that is terrible for Republicans: Gas and food prices are high, economic anxiety runs deep, Bush is pushing an unpopular war, and 80 percent of Americans think the country is on the wrong track.

But those advisers say the long Democratic battle has exposed serious weaknesses for Obama, especially among blue-collar voters, and provided a road map for questioning the nominee's lack of experience and judgment.

With the help of the Republican National Committee, McCain's campaign aims to portray Obama as weak and naive on foreign policy, with questionable judgment on big issues.

They will call him a liberal who is out of the mainstream. They will question his record on bipartisanship and cast him as an elitist who cannot identify with middle Americans.

McCain spoke in Kenner, a suburb of New Orleans hit hard by Hurricane Katrina and a place that McCain's campaign said exemplifies the government dysfunction that he vows to fix. A couple of hundred people crammed into a small room at a local convention center, while nearly another thousand lined up outside.

A brass band played, and local high school cheerleaders cried: "Get those votes! Let's go, McCain! Get those votes, let's go!"


Ứng viên TT Mỹ chuẩn bị cho tranh luận như thế nào?
09:02' 15/10/2008 (GMT+7)

Cử tri Mỹ còn chưa đầy một tháng để cân nhắc chọn McCain hay Obama làm Tổng thống Mỹ và những cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa các ứng viên sẽ góp phần quan trọng trong quyết định của họ. Vậy, các ứng viên chuẩn bị cho một cuộc khẩu chiến quan trọng như thế nào, họ phải làm sao để không mắc lỗi?

Obama và McCain tại cuộc tranh luận lần 2. (Ảnh: Reuters)
Theo giáo sư báo chí Alan Schroeder thuộc trường đại học Northeastern, tác giả cuốn "Tranh luận Tổng thống", hầu như mọi việc phụ thuộc vào cá nhân ứng viên.

Việc chuẩn bị cho tranh luận có thể cũng đơn giản như nghiên cứu một cuốn sách được viết ngắn gọn. Đối với một số người, đây mới chỉ là khởi đầu còn với người khác, đây lại là phần rất quan trọng. Cứ như vậy, ứng viên sẽ cố gắng tạo ra một hoàn cảnh tương tự như tranh luận thực.

Với Bill Clinton, ông sẽ diễn tập trước. Nếu cuộc tranh luận dài 90 phút, ông cũng chuẩn bị tranh luận trong từng ấy thời gian. Bộ máy tranh cử của Bill Clinton sẽ dựng một sân khấu như trong tranh luận thực sự, cũng có đèn, máy quay để có thể xem lại những gì đã thực hiện và phê bình những điểm chưa được.

Bộ máy tranh cử chọn ra một người làm người điều tiết. Nếu tranh luận theo kiểu ở tòa thị chính, họ thường sắp xếp các nhân viên ra làm khán thính giả và đặt vô số câu hỏi về hàng loạt vấn đề cho ứng viên. Đôi khi, trong các buổi tổng duyệt, ứng viên sẽ mặc luôn trang phục mà họ sẽ mặc trong buổi tranh luận thực sự để xem nó như thế nào trên máy quay và liệu bộ đồ đó với caravat có hợp nhau không.

Ngoài ra, ứng viên cũng thường có những buổi diễn tập ít chính thức hơn, khi đó họ chỉ tập luyện màn hỏi đáp với các cố vấn chiến dịch. Đôi khi họ sẽ sử dụng một số ngôn ngữ đặc biệt vốn dùng để trả lời câu hỏi. Đó là một số cụm từ nhất định được lặp đi lặp lại trong tranh luận. Ví dụ, trong cuộc tranh luận Tổng thống lần đầu tiên, McCain thường nói: "Thượng nghị sĩ Obama không hiểu"... Đôi khi, ứng viên sẽ chuẩn bị các câu chuyện đùa hoặc những nhận xét vui vẻ.

Năm 1996, có một cuộc tranh luận ở California vì vậy Bill Clinton và bộ máy tranh cử của ông đã chuyển tới New Mexico vì muốn giữ đúng đồng hồ sinh học. Yếu tố này không có trong cuộc tranh cử Tổng thống năm nay và việc làm trên chỉ nhằm thể hiện mức độ coi trọng mà bộ máy tranh cử của ứng viên dành cho các cuộc tranh luận.

Về việc chuẩn bị tài liệu cho tranh luận, các nhân viên trong bộ máy tranh cử luôn chú ý tới mọi thứ mà ứng viên nói ra cả bây giờ lẫn trước đây, ông Alan Schroeder cho hay. Những nhân viên này còn thu thập mọi thông tin về ứng viên đối thủ. Ví dụ, trong tranh luận sẽ có phần về Pakistan, ứng viên sẽ không chỉ xem lại luận điểm của mình mà còn phải chú ý tới tất cả những gì đối thủ đề cập tới về vấn đề này và từ đó tiến hành so sánh.

Khi được đề nghị nói về sự khác nhau trong phong cách tranh luận của các ứng viên và theo ông kiểu nào sẽ thành công nhất, giáo sư trả lời, việc ứng viên nắm được quyền kiểm soát những gì đang diễn ra dường như là cách hay nhất.

TIN LIÊN QUAN
"Một chút công kích và một chút quyết đoán sẽ có hiệu quả nhưng không nên hung hăng theo một cách thiếu thích hợp. Tôi nhớ, trong một cuộc tranh luận Tổng thống giữa Al Gore và Bush năm 2000, khi đó Al Gore bước lại gần Bush và nhìn vào mặt đối thủ, Bush phản ứng bằng một cái nhìn đầy ngạc nhiên. Khán thính giả bắt đầu cười và điều đó là ngoài mong đợi với Al Gore, vì việc này làm cho ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Al Gore có vẻ quá kiêu ngạo".

Nhận xét các cuộc tranh luận Tổng thống tính đến thời điểm này, giáo sư Alan Schroder nói: "Cách đây không lâu, chúng ta đã chứng kiến cảnh McCain bị một số người phát hiện ra rằng ứng viên này hướng sự thù địch về cá nhân Obama chứ không phải các chính sách của đối thủ.

McCain giữ một phong cách rất lạ, đó là không bao giờ nhìn về phía đối thủ. Điều này tạo ra cái nhìn tiêu cực và khiến McCain có thái độ khinh khi với Obama. Ngoài ra, McCain còn rất hung hăng và giành lấy vai chính trong phần lớn thời gian diễn ra cuộc tranh luận, đặc biệt khi hai bên đi vào chính sách kinh tế và ngoại giao.

Lúc đó, Obama rất điềm tĩnh, nhưng dường như ứng viên này không phải lúc nào cũng nắm được cơ hội. Obama có lẽ đã làm tốt công việc tạo nên sự so sánh giữa bản thân và đối thủ".

Khi được đề nghị ông sẽ khuyên mọi người theo dõi cái gì trong cuộc tranh luận tiếp theo. Giáo sư trả lời: "Tôi luôn quan sát họ đối xử với nhau như thế nào. Bạn có thể biết nhiều thông tin về một người từ cách mà anh ta tác động tới những người xung quanh, đặc biệt là trong tình huống có sức ép cao như vậy. Tiếp đó, làm chủ vấn đề. Liệu họ có biết họ đang nói về cái gì không?.

Tranh luận cũng được gọi là một cuộc phỏng vấn xin việc vì nó giống như biết bao lần chúng ta làm theo bản năng. Bạn sẽ không chắc điều gì thực sự xảy ra khi thuê ai đó, và liệu ứng viên có tỏ ra là họ có đủ năng lực để giải quyết những khó khăn trên cương vị Tổng thống hay không.

Bạn không biết chắc điều này nhưng bạn biết cách áp dụng nhận xét tương tự về việc đối nhân xử thế hàng ngày. Đó là những gì mà các cuộc tranh luận sẽ làm trong khi phần còn lại của chiến dịch tranh cử thì không thể".

  • Hoài Linh (Theo Foreign Policy)

No comments: