Sunday, October 26, 2008

Obama hay McCain: Khí chất sẽ trả lời!

27/10/2008 09:33 (GMT + 7)
Khí chất là một nhánh của tính cách, nó như là nhạc điệu chứ không phải lời hát. Nó là ấn tượng về ứng cử viên đọng lại trong tâm trí cử tri, những lúc ứng cử viên ứng biến và cả lúc sơ sẩy. Nhưng khí chất như thế nào là tốt đối với một TT Mỹ, đặc biệt là trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện nay?

Xét về yếu tố khí chất, McCain và Obama ai hơn ai?
Nguồn: Newsweek


Hàng tối, McCain và Obama tới thăm từng gia đình Mỹ. Qua truyền hình, họ thể hiện sự am hiểu, chia sẻ với người dân cả những điều tội lỗi. Người Mỹ tưởng như đã hiểu tới "chân tơ kẽ tóc" hai ứng cử viên này, họ thường cầu nguyện điều gì, họ ưa uống loại bia nào, sở thích của họ là gì, và cả những "chiêu bài" đầy mê hoặc họ tung ra để lấy lòng cử tri.

Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, sự thân mật nào cũng đáng ngờ, và đáng ngờ nhất sẽ là lời hứa của các chiến dịch tranh cử TT. Vậy đâu là con người thật của hai nhân vật này, và liệu yếu tố khí chất này sẽ ảnh hưởng thế nào tới vận mệnh của nước Mỹ?

Dù ra sức thể hiện hình ảnh của mình trong lòng cử tri, cả John McCain và Barack Obama khăng khăng cho rằng một chiến dịch chưa thể khắc họa rõ ràng khí chất của một TT. Hai bên cũng không ngừng công kích nhau. McCain hỏi cử tri: "Đâu là con người thật của Barack Obama?", khi ông này nói rằng Obama thiếu tính phán đoán. Obama trả đũa: "Không ai có thể tin tưởng Obama bởi chúng ta không thể đoán được bước tiếp theo của ông ấy là gì. Ông ấy chỉ là kẻ thất thường, bạ đâu hay đấy. Đó có phải là người đủ khả năng chèo lái nước Mỹ qua sóng gió không?"

“Thương nhau củ ấu cũng tròn, Ghét nhau..."

Hình ảnh McCain và Obama: Ngài Cứng đầu đầy đam mê
và Nhà buôn hi vọng luôn bình thản Nguồn: Time

Trong giai đoạn nước rút của cuộc tranh cử, người ta thấy thị trường càng chìm thì "việc làm ăn" của Obama càng lên như diều gặp gió. Chỉ vài tuần trước, ta có thể mong đợi một McCain với những năm kinh nghiệm dày dặn và tính quả quyết sẽ tỏa sáng trên vai trò lãnh đạo trong những giờ phút khủng hoảng. Ấy thế mà số phiếu bầu lại đưa ra kết quả trái ngược: Obama thắng vòng này không vì chất, mà vì kiểu và mưu.

Cả hai đều ủng hộ việc bảo lãnh, cả hai kêu gọi cắt giảm thuế, cả hai cũng khuyến khích việc kiểm soát thị trường. Quan điểm gần như y hệt, thế nhưng họ ở hai cực đối lập. Có lẽ khí chất của từng ứng cử viên xấu hay tốt nằm trong con mắt của cử tri. Sự điềm đạm và bình tĩnh cũng có thể là quá thoải mái và không quyết đoán. Thế nhưng, thúc đẩy và dứt khoát cũng có thể bị coi là những phản ứng cuồng do thiếu thế chủ động.

Thế nhưng, khi so sánh với lịch sử, yếu tố khí chất vừa quan trọng cũng lại vừa khó tin. Vào đợt bầu cử năm 2000, George W. Bush có lẽ đã không lừa dối nước Mỹ khi ông này hứa hẹn chính sách ngoại giao khiêm tốn. Có lẽ ông ấy lường được hậu sự. Franklin D.Roosevelt (thường được viết tắt là F.D.R) theo như lịch sử, rõ ràng là đã "mị dân" khi hứa hẹn với các bậc phụ huynh của những năm 1940 rằng con trai họ sẽ không phải tham gia bất cứ một cuộc chiến nào.

Chiếc ghế TT nghiêng về sự thể hiện mình hơn là đảm nhiệm một chức vụ trên danh nghĩa. Ai có thể nhìn thấy sự ảm đạm và đe dọa sau nụ cười rạng rỡ của Eisenhower? Đây là lí do khí chất dễ dàng được tái hiện trong tranh biếm họa: một Harry thịnh nộ, một Kennedy bình tĩnh, điềm đạm, hay một Lyndon Johnson nóng nẩy.

Vậy vào giờ phút quan trọng này, chúng ta thấy gì từ hai người đàn ông trước mặt chúng ta, Ngài Cứng đầu đầy đam mê và Nhà buôn hi vọng luôn bình thản. Giống như hình ảnh của Lửa với Đá, liệu nồi lửa chiến dịch tranh cử có giúp chúng ta phần nào phác họa tâm hồn họ hay không. Và dù có hay không, yếu tố tâm hồn sẽ cho ta biết gì về số phận nước Mỹ sau khi họ nhậm chức?

Yếu tố nào là quan trọng?

Thay vì mổ xẻ tâm hồn hai ngài trên, chi bằng chúng ta điểm mặt những phẩm chất cần có của một vị TT tốt. Winston Churchill từng nói rằng, gặp mặt Franklin Roosevelt giống như việc mở chai sâm panh đầu tiên. Còn để hiểu rõ về ông này, người ta phải uống chai rượu đó. Khí chất là một nhánh của tính cách, nó như là nhạc điệu chứ không phải lời hát. Nó là ấn tượng về ứng cử viên đọng lại trong tâm trí cử tri, những lúc ứng cử viên ứng biến và cả lúc sơ sẩy. Nhà sử học David McCullough nhận xét: "Một trong những bài học đáng giá nhất của lịch sử là tương lai là điều vô định, và nhất là trong những thời điểm u ám như hiện nay, khí chất là yếu tố quan trọng nhất."

TT Mỹ Abraham Lincoln luôn tự tin
Nguồn: historyplace.com
Nhưng khí chất như thế nào là tốt, đặc biệt là trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện nay? Ý tưởng tôn vinh bình đẳng rằng ai cũng có thể trở thành TT Mỹ là cẩm nang của xã hội Mỹ, nhưng có thực sự đúng không? Thông minh là phẩm chất tốt, nhưng liệu có đảm bảo thành công? Woodrow Wilson là TT duy nhất có bằng Tiến sĩ, ấy vậy mà đã lần nào ông ấy đạt được đa số phiếu bầu đâu.

Vì thế, sự tự tin là động cơ thu hút những người thông minh vào quỹ đạo của mình, và khuyến khích họ bất đồng ý kiến với mình. Lincoln từng có một "đội của những người thù địch" khi ông này cài cả những đối thủ cũ vào đội ngũ của mình.

Ông giải thích: "Hãy nhìn xem, họ là những người mạnh nhất và tài năng nhất nước Mỹ. Đất nước đang trong cơn hiểm nguy. Tôi cần có họ bên cạnh." Lincoln có sự tự tin rất cao rằng nếu ông có thể khiến họ chung sức làm việc, đó chính là lúc ông lãnh đạo thành công."

Nước Mỹ tin vào TT Franklin D. Roosevelt
bởi ông tin vào họ Nguồn: Britanna.com

Có lẽ quan trọng hơn trí thông minh, đó là sự bền bỉ: Rùa nếu bền bỉ chạy một ngày nào đó sẽ chiến thắng Thỏ. Goodwin tranh luận rằng thành công của Franklin D. Roosevelt là kết quả của niềm lạc quan và tài hùng biện của ông này.

Bà nói: "Vượt lên trên bệnh bại liệt của chính mình và giữ vững niềm tin và sự lạc quan là những gì nước Mỹ cảm nhận được từ F.D.R trong đợt Khủng hoảng. Họ có niềm tin vào chính mình bởi ông ấy tin vào họ."

Sự ngoan cường của McCain được tôi luyện qua lửa của trại tù, ông ấy luôn hừng hực khí thế, tưởng chừng như ông ấy chỉ ngồi yên mà tiêu tốn nhiều năng lượng nhiều hơn cả người ta đi xúc tuyết mùa đông. Obama luôn sôi nổi mà không quá đà, như ánh sáng chan hòa mà không chói lóa.

Tính đàn hồi cũng góp phần đáng kể, mỗi TT sẽ bị ném vào tường và phải bật lại mạnh mẽ hơn nhiều lần. Điều này Bill Clinton hiểu rõ hơn ai hết. Tính kiên định, bên bỉ và chính kiến cũng là quan trọng. Thế nhưng những yếu tố đó quay lại chế nhạo chúng ta, bởi lịch sử là cuộc vui của may mắn và ý đồ, và đôi khi chúng chơi xỏ lẫn nhau.

Chẳng hạn, Wilson đủ mạnh để thắng trận nhưng quá bướng bỉnh nên không giữ được hòa bình. Herbert Hoover là "Nhà nhân đạo vĩ đại" cứu Bỉ khỏi nạn chết đói, và ông đã có thể trở thành vị TT vĩ đại. Nhưng khí chất làm mòn trí tuệ của ông, ông không hiểu rằng chính trị là một nghệ thuật chứ không phải kỹ thuật.

Cái khó của cử tri hiện nay là thế tiến thoái lưỡng nan: Liệu McCain có thích hợp với thử thách của một cuộc tấn công khủng bố nữa hay không? Liệu phong cách cẩn trọng của Obama có làm nên "trò chống" gì trước thử thách khí hậu hay không?

Và ai có thể dẫn lối chỉ đường cho nước Mỹ qua một cuộc khủng hoảng kinh tế khó có ai hiểu được ngọn nguồn. Chúng ta không những không mường tượng được TT tương lai sẽ đối mặt với khó khăn gì, mà còn không chắc chắn rằng ông ấy sẽ xử lý sự việc theo những cách giống nhau.

TT Kennedy vốn thể hiện khí chất khéo léo và bình tĩnh trong vụ khủng hoảng tên lửa Cuba, nhưng "điều đó không nhất thiết thể hiện cách ông ấy làm việc trong nhiệm kì", nhà sử học David Coleman nhận xét khi đưa ra dẫn chứng về Vịnh con heo (Bay of Pigs - Cuba), Việt Nam và những vấn đề sắc tộc.

Nếu con người như mặt trăng, đâu là mặt tối của Obama và McCain?
Nguồn: Coedmagazine.com


Mark Twain từng yêu thích câu nói "Con người như là mặt trăng, không bao giờ để lộ mặt tối của mình." Những gì chúng ta thấy và nghe hàng ngày, những bài phát biểu được chuẩn bị sẵn, những cuộc tranh luận cẩn trọng, tất cả chỉ là những gì các ứng cử viên muốn chúng ta nhìn và nghe thấy.

Nixon có thể là một chính khách nơi công cộng và một kẻ đâm thuê chém mướn ngoài đời, không ai biết. Eisenhower có vẻ là một ông bác hòa nhã, trừ tiếng tăm của ông trong Nhà Trắng, rằng nếu ông mặc véc màu nâu, người ta không nên "dây" vào ông.

Và những đồn thổi về sự lãnh đạo thờ ơ của ông đều tan biến khi các học giả chiêm ngưỡng những bài viết thể hiện chiều sâu và sự am hiểu xuất sắc. Thông thường, những TT giỏi hành xử, có chỉ số thông minh xúc cảm cao thường có khả năng truyền đạt và được tán đồng hơn.

Nhưng “vì Nixon, chúng ta chú trọng quá nhiều tới tính cách. Chỉ khi Bush lên cầm quyền, chúng ta mới tiếc nuối sức phán đoán và khả năng suy xét.” Đó là nhận xét thâm thúy của David Gergen, cố vấn cho 4 đời TT.

Kỳ 2: Khí chất hoàn hảo của TT Mỹ
29/10/2008 11:00 (GMT + 7)
Tổng thống Mỹ tương lai sẽ phải có "Bản chất nền tảng của Gerald Ford. Nguyên tắc của Jimmy Carter. Sự lạc quan rạng ngời của Ronald Reagan. Thiên hướng ngoại giao của George H.W. Bush. Sự tò mò trí tuệ của Bill Clinton. Và tính kiên định của George W. Bush.”



Hai con người – Hai tính cách. Đâu là khí chất nước Mỹ cần?
Nguồn: FT

Khi 6 tuổi, Barack Obama là đứa trẻ người nước ngoài duy nhất trong khu dân cư ông sống tại Jakarta, Indonesia. Không những vậy, ông không chơi với bọn trẻ, cũng không nói được tiếng địa phương, nhưng lại to con hơn rất nhiều. Một hôm, bọn trẻ phục kích ông và ném ông xuống nước. Chúng không biết là ông biết bơi. Khi trồi lên mặt nước, bọn trẻ thấy Obama đang cười. Ông đã có thể vùng ra và thậm chí cho chúng một trận nhừ đòn, nhưng Obama chọn cách hòa vào cuộc và kết bạn với kẻ thù.

Khi McCain chưa đầy 2 tuổi, bố mẹ ông đã hết cách kiểm soát tính hiếu động của ông. McCain có thể nín thở cho tới khi xỉu và ngã lăn xuống đất. Một bác sĩ hải quan hiến kế: mỗi khi McCain bùng phát, mẹ ông sẽ gọi bố ông: “Mang nước lại đây!” Sau đó bố mẹ ông sẽ túm ông ném vào bồn tắm. Cho tới tận hôm nay, McCain vẫn nhớ trong cuốn hồi kí rằng: “Dù là tạm thời, tôi đã kiểm soát được cảm xúc của mình.”

Đứa con của quân đội McCain thì đầy đam mê,
dữ dội và mạnh mẽ (Nguồn: abcnews.com)

Những câu chuyện hồi bé đã lớn lên thành tính cách. Obama ưa tách biệt, tự tin vào bản thân, và điềm tĩnh trước tình thế nước sôi lửa bỏng. McCain thì đầy đam mê, dữ dội và mạnh mẽ. Và cả hai cho rằng khí chất của mình phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

McCain nói: “Nước Mỹ nên chuẩn bị tinh thần là tôi sẽ nổi nóng, và tôi sẽ nổi nóng, bởi tôi không dung túng nạn tham nhũng.”

Sự can thiệp đột ngột của ông trong những cuộc thỏa thuận giải cứu phố Walls biến ông thành người hùng hành động: Hoãn chiến dịch bầu cử! Tạm dừng các cuộc tranh luận! Quan điểm của ông là thực tiễn, sát thực, mang tính hành động.

Đối với McCain, lời nói không phải là một dạng hành động, chỉ có hành động là một phần của hành động. Ông nói: “Việc khuyến khích một quốc gia chỉ với hoa ngôn không phải là lời hứa để hi vọng. Đó chỉ là sự tầm thường.”

Nhưng giới chính trị Arizona cho thấy McCain phức tạp hơn là chỉ viễn chinh chống tham nhũng. Dennis DeConcini, TNS bang Arizona nói: “Trong 8 năm cùng McCain, tôi học được rằng ông ta không thích người khác bất đồng với mình. Nếu anh khăng khăng tranh luận, ông ta sẽ lôi quân bài yêu nước ra và thổi phồng mọi chuyện lên.

Nhưng các fans của McCain đưa ra ví dụ về George Washington, người nổi tiếng bởi sự nóng tính. TNS bang Virginia John Warner nói, những nhân vật nổi lên từ quân đội “là những con người của ý chí kiên cường, sự khúc chiết, của mệnh lệnh và điều khiển. Tôi hi vọng người vào cương vị TT sẽ có ý chí cao.”

Warner chạm trán McCain lần đầu vào năm 1973. Họ nhanh chóng trở thành bạn và cuồi cùng là đồng nghiệp TNS,thường xuyên tham gia các cuộc họp kín và không phải kìm nén quan điểm của mình để làm đẹp lòng dân chúng.

Warner nhận xét: “Trong suốt những năm đó, tôi chưa từng chứng kiến một giây phút nào McCain không kiểm soát hoàn toàn những gì ông ấy nói và làm.” Một số chính trị gia khác cũng nói sự bùng nổ của McCain không phải là duy lí trí mà là có chủ ý để giúp ông thúc đẩy công việc.

Obama điềm đạm và ổn định thu hút được sự yêu mến của nhiều cử tri.
Nguồn: TIME

Trong khi đó, Obama có chiến dịch tranh cử ngầm thể hiện quan điểm Không Diễn kịch. Ông này xử lý cảm xúc cẩn thận như bác sĩ sử dụng găng tay và kẹp. Phong thái như Napoleon khiến ngôn ngữ cơ thể của ông bị hạn chế, cảm xúc cũng thay đổi ở phạm vi hẹp hơn. Ông nói: “Tôi không lên quá cao, cũng không xuống quá thấp. Tôi nghĩ đó là sức mạnh tính khí của tôi.”

Nếu McCain dùng thị trường xuống dốc để quảng bá sự táo bạo, Obama sử dụng nó để thể hiện sự ổn định. Ông cho rằng McCain không có khả năng đa tác, bởi “TT Mỹ tương lai sẽ phải xử lí nhiều việc một lúc”

Vì không có nhiều kinh nghiệm đương đầu với khủng hoảng như McCain, Obama sử dụng chiến dịch của mình như một cuộc đấu trí dai dẳng. Khi McCain giành ưu thế hồi tháng 9 năm ngoái, Obama chống cự lại lời kêu gọi tấn công Hillary Clinton.

Đảng Dân chủ đòi hỏi Obama trở nên nóng bỏng hơn và mưu mô hơn. Nhưng ông này chẳng mảy may đoái hoài. McCain sẽ rất khó ứng phó khi Obama không để lộ chân tướng, đồng thời thể hiện mình là người có nguyên tắc nhất mà cử tri Đảng Dân chủ từng chứng kiến trong nhiều năm.

Nhưng sự trầm tĩnh của Obama cũng có cái giá của nó. Những TT thành công nhất đều có khả năng truyền tải hơi ấm trong những thời điểm lạnh giá nhất. Teddy Roosevelt có gấu teddy, F.D.R. sưởi ấm cho quốc gia run rẩy bằng những buổi nói chuyện trên đài phát thanh.

Khi Obama nhận xét rằng Hillary “được ưa thích”, khi ông nói về cảm xúc hơn là việc cảm nhận chúng, khi một cử tri chia sẻ với ông về một bi kịch và ông chuyển nó thành chính sách, nó có thể khiến ta tự hỏi niềm đam mê thực sự của ông là ở đâu. Gergen nói: “phải có ngọn lửa bên trong, phải có tham vọng giành cho quốc gia, một niềm đam mê mạnh mẽ để cải cách, để đạt được những thành tựu mới, những bước tiến xa hơn nữa.

”McCain cho rằng Obama là quân bài rủi ro đối với nước Mỹ bởi ông này không chấp nhận rủi ro bao giờ. McCain đặt câu hỏi: “Đã bao giờ Obama lên tiếng vì đảng của mình hay chưa? Ông ấy thực sự đã đạt được gì trong chính phủ?” Đây là những câu hỏi xác đáng bởi chúng ta biết có lúc TT phải “đánh bạc”, mà chúng ta chưa hề biết khẩu vị của Obama thế nào.

Khi H.W. Bush dẫn hàng tá đồng minh đẩy Saddam Hussein ra khỏi Kuwait, khi Ronald Reagan đe dọa Nga với tên lửa tầm trung, hay F.D.R đi biển Caribbean và cho ra đời dự án cho vay và bán cho giới công chúng hoài nghi; tất cả là những biểu hiện của khả năng lãnh đạo, đòi hỏi kĩ năng chiến sự cũng như kinh doanh, khướu lập chiến thuật lớn cũng như sự vận dụng kĩ xảo tinh tế.

Ngược lại, nếu Obama cho ra đời chiến dịch tranh cử không mạo hiểm, và McCain đầy phiêu lưu, đó có thể phản ánh thực tế. Russell Riley thuộc Trung tâm Miller về Quan hệ công chúng tranh luận rằng: “Hai ứng cử viên không có điểm xuất phát chung.”

Khí chất nào là hoàn hảo

Nước Mỹ sẽ chọn ai? (Nguồn: TIME)

Cả hai ứng cử viên đã thể hiện quân bài chiến lược của mình. Với Obama, đó là cắt giảm việc khoan dầu ngoài khơi, kiểm soát vũ khí, NAFTA, Cuba, gây quỹ cho chiến dịch công cộng. Và với việc lựa chọn Joe Biden, ông này thừa nhận rằng khi tiến hành cải cách, tri thức cũ vẫn có thể được tận dụng.

McCain cũng tái tạo hình ảnh của mình, chống lại việc cắt thuế tạm thời của Bush nhưng bây giờ lại muốn chúng trở thành lâu dài, cứ như là kết hôn với người bạn từng không ưa. Tám năm trước, ông ủng hộ Roe, bây giờ ông muốn đảo ngược tình thế.

Đây là lần đầu tiên nước Mỹ trải qua một cuộc bầu cử khi mà 9 trong 10 người dân Mỹ cho rằng nước Mỹ đang đi sai hướng. Cầu sập xuống sông, trẻ em bỏ học, và có những dân Mỹ không trả nổi tiền điện. Còn các nhà sử học thì ngồi quanh bàn, thoải mái với sự mơ hồ nhiều hơn cả sự quan tâm của một cử tri tiến về phía hòm phiếu.

Ngay cả trong khủng hoảng, người ta nói không có yếu tố khí chất TT hoàn hảo nào cả. Nhà sử học của Yale là Beverly Gage nói: “Phải có sự hòa trộn vừa đủ của sự tự tin và tính hài hước. Bạn muốn ai đó đủ tự tin để ra những quyết định quan trọng, để chèo chống khủng hoảng, nhưng cũng đủ tình cảm để lắng nghe mọi người, để đủ tính linh hoạt trong mọi tình thế. Vì thế, khi nào thì tự tin trở thành kiêu ngạo, và cảm xúc đồng nghĩa với bất an và không có khả năng quyết đoán? Tất cả những yếu tố này đều khó xác định, và chúng ta khó mà ra một đơn thuốc đơn thuần.”

Riley mỉm cười nói: “Tôi nghĩ là tôi có.” Và tất cả chúng ta lắng nghe. “Bản chất nền tảng của Gerald Ford. Nguyên tắc của Jimmy Carter. Sự lạc quan rạng ngời của Ronald Reagan. Thiên hướng ngoại giao của George H.W. Bush. Sự tò mò trí tuệ của Bill Clinton. Và tính kiên định của George W. Bush.”

Tất cả những gì cử tri cần làm là tìm ra ứng cử viên có đủ các phẩm chất trên.

Catherine Trần (Theo TIME)



Đặc điểm ngoại hình của John McCain và Barack Obama
11:07, 25/10/2008 (GMT+7)

Về mặt tuổi tác, Barack Obama trẻ hơn John McCain tới 25 tuổi. Đây là khoảng chênh lệch về tuổi tác lớn nhất trong lịch sử Mỹ giữa hai ứng cử viên Tổng thống. Nếu John McCain đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới thì ông là Tổng thống già nhất trong suốt lịch sử nước Mỹ với 72 tuổi 144 ngày tính đến thời điểm nhậm chức.

Chiều cao

Nhà lịch sử Paul Sommers, tác giả công trình nghiên cứu “Chiều cao có ảnh hưởng đến mức vĩ đại của các Tổng thống?” (Is Presidential Greatness Related to Height?) ước tính rằng chiều cao trung bình của các Tổng thống Mỹ là 1m78. Tổng thống cao nhất trong lịch sử Mỹ là Abraham Lincoln với chiều cao 1m93. Người thấp nhất là Tổng thống James Madison với chiều cao chỉ có 1m63.

Abraham Lincoln - Tổng thống cao nhất lịch sử Mỹ

Paul Sommers còn ước tính được rằng trong 43 cuộc bầu cử thì những ứng cử viên có chiều cao lớn hơn chiến thắng ở 27 cuộc, còn những người thấp hơn chỉ chiến thắng ở 16 cuộc. Trong suốt lịch sử Mỹ có 2 lần bầu cử mà ứng cử viên cao bằng nhau. Tuy nhiên, tại 4 trong 10 cuộc bầu cử gần đây nhất, người giành ghế ông chủ Nhà trắng lại là ứng cử viên có chiều cao khiêm tốn hơn. Đương kim Tổng thống Bush từng 2 lần chiến thắng đối thủ có chiều cao lớn hơn.

Rất lâu rồi lịch sử Mỹ mới chứng kiến trường hợp 2 ứng cử viên chênh lệch quá nhiều về chiều cao. John McCain chỉ cao khoảng 1m68, trong khi đó Barack Obama cao tới 1m87. Nếu John McCain đắc cử thì ông sẽ trở thành Tổng thống lùn nhất trong 120 năm trở lại đây của lịch sử Mỹ.

Mầu mắt

Đại đa số các Tổng thống Mỹ (38 trong số 43 đời) có mầu mắt sáng (xanh, nâu hoặc hạt dẻ). 6 ông chủ Nhà trắng gần đây nhất là những người có mầu mắt xanh. Vị Tổng thống có mầu mắt đen cuối cùng là Richard Nixon. Theo số liệu của Viện Loyola (Loyola University), hiện nay có khoảng 17% người Mỹ có mầu mắt xanh, trong khi năm 1900, số người này chiếm một nửa dân số Mỹ.

Richard Nixon - Tổng thống có mầu mắt đen cuối cùng

Barack Obama có mầu mắt nâu đậm, còn John McCain mầu nâu.

Thuận tay trái

Theo số liệu của Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (National Bureau of Economic Research), các cử nhân của thuận tay trái kiếm tiền nhiều hơn những người thuận tay phải khoảng 13%-21% tuỳ theo mức độ và thời gian đào tạo. Những người thuận tay trái dễ trở thành chuyên viên cao cấp hơn những người thuận tay phải (khoảng 53% so với 38%). Người thuận tay trái cũng chiếm đa số trong số các hoạ sỹ, nhạc sỹ và vận động viên thể thao nổi tiếng. Hiện nay, những người thuận tay trái chiếm khoảng 10% dân số toàn nước Mỹ.

Tính đến năm 1974, lịch sử Mỹ mới chỉ có duy nhất 2 Tổng thống thuận tay trái là James Garfield và Harry Truman. Tuy nhiên, sau năm 1974, người thuận tay trái chiếm đa số. Các Tổng thống viết bằng tay trái gồm Bill Clinton, Bush-cha, Ronald Reagan (mặc dù khi ký kết các văn bản chính thức ông vẫn dùng tay phải) và Gerald Ford

Tổng thống James Garfield

Cả John McCain và Barack Obama đều là người thuận tay trái.

Mái tóc

Trong suốt lịch sử Mỹ, các ứng cử viên hói đầu chỉ chiến thắng ở duy nhất 5 cuộc bầu cử. Trong thế kỷ 20, chỉ có duy nhất 1 Tổng thống hói 100% là Dwight Eisenhower. Tổng thống Gerald Ford cũng bị hói một phần nhưng ông không phải là ứng cử viên Tổng thống mà là Phó Tổng thống lên thay cho Tổng thống Richard Nixon từ chức. Đương kim Phó Tổng thống Dick Cheney cũng là người hói đầu.

Tổng thống Dwight Eisenhower

John McCain là người hói đầu còn Barack Obama thì không.

Sức khoẻ

Cuối những năm 1990 đầu 2000, John McCain phải trải qua một cuộc phẫu thuật cắt bỏ u hắc tố. Tuy nhiên, các bác sỹ điều trị cho John McCain khẳng định điều này không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và khả năng làm việc của ông.

Trong lịch sử Mỹ từng có rất nhiều Tổng thống bị các bệnh liên quan đến ung thư. Cụ thể là Tổng thống Bill Clinton bị ung thư biểu bì mãn tính, Tổng thống Ronald Reagan bị bệnh u thịt, Tổng thống Jimmy Carter bị ung thư tuyến tuỵ, Tổng thống Dwight Eisenhower và Franklin Roosevelt bị u hắc tố, Tổng thống Herbert Hoover ung thư dạ dày, Tổng thống Grover Cleveland phải cắt khối u ở gan, Tổng thống Ulysses Grant ung thư vòm họng, Tổng thống Abraham Lincoln bị ung thư ác tính.

Theo số liệu của Viện Ung thư Mỹ (National Cancer Institute), hiện có khoảng 11 triệu người dân Mỹ mắc các bệnh liên quan đến ung thư.

Cuốn sách yêu thích

John McCain từng nhiều lần tiết lộ rằng nhà văn yêu thích của ông là Ernest Hemingway, còn tiểu thuyết yêu thích là “Giã từ vũ khí” (Farewell to Arms).

Còn Barack Obama yêu thích tác gia kinh điển William Shakespeare. Tác phẩm yêu thích là Kinh Thánh.

Khả năng văn chương

Trong lịch sử Mỹ, trung bình cứ 4 Tổng thống thì có một Tổng thống viết Hồi ký. Trong đó, có cả những người viết những công trình có giá trị như Tổng thống Woodrow Wilson với cuốn sách về lịch sử, Theodor Roosevelt miêu tả lại các chuyến công du, còn Jimmy Carter cho xuất bản hai cuốn tiểu thuyết và một tuyển tập thơ.

John McCain là tác giả của 5 đầu sách. Trong đó hai cuốn “Niềm tin của những người cha” (Faith of My Fathers) và “Vì đâu chúng ta chiến đâú” (Worth the Fighting For?) thuộc dạng hồi ký truyền thống kể về các giai đoạn trong cuộc đời ông. Cuốn sách đầu đã được dựng thành phim. Trong cuốn “Tính cách là số phận” (Character Is Destiny), John McCain ghi lại tiểu sử của khá nhiều nhân vật lịch sử, những người đã đạt được những thành công vĩ đại nhờ vào các nét tính cách.

Bìa DVD film “Niềm tin của những người cha”, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của John McCain

Cuốn “Vì sao cần dũng cảm?” (Why Courage Matters) là nơi ông đề cập đến nhiều vấn đề của đề tài này. Trong cuốn “Các quyết định vĩ đại và những nhân vật phi thường” (Hard Call: Great Decisions and the Extraordinary People Who Made Them), John McCain đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ thực tế hoạt động trong nền chính trị thế giới và từ lịch sử.

Barack Obama cũng chứng minh là một cây bút có năng lực. Ông đã xuất bản hai cuốn sách: “Những ước mơ từ người cha” (Dreams from My Father) và “Sức mạnh của hi vọng” (The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream).

Bìa cuốn hồi ký “Những ước mơ từ người cha” của Barack Obama

Cuốn “Các ước mơ từ người cha” chứa đựng các chi tiết trong lịch sử gia đình và các nỗ lực toả sáng của của Barack Obama. Cuốn thứ hai là hồi ký truyền thống viết về những suy nghĩ của ông về hiện tại và tương lai nước Mỹ và thế giới. Cuốn “Sức mạnh của hi vọng” là cuốn sách bán chạy nhất.

Thần tượng

John McCain coi hình mẫu để noi theo là Tổng thống Theodore Roosevelt, người đã biến nước Mỹ trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới và từng đoạt giải Nobel hoà bình vì những nỗ lực trung gian trong việc ký kết Hiệp ước hoà bình giữa Nga và Nhật.

Luật sư Martin Luther King và Tổng thống Theodore Roosevelt

Thần tượng của Barack Obama là chiến sỹ đấu tranh cho nhân quyền Martin Luther King.



No comments: