Thursday, October 30, 2008

Phim nghệ thuật về chiến tranh

Không phải cứ đưa đám lính lên đánh nhau chạy quanh, xe tăng, máy bay đúng thời kỳ là coi như thành công. Vấn đề bộ phim đó định nói lên cái gì, nội dung đó phẩn ánh bản chất gì của cuộc chiến: Tình yêu trong chiến tranh, sự độc ác bạo tàn hay mất mát của con người.
Tôi không phải nói gì nhưng cũng được hân hạnh là đã xem hết tất cả các bộ phim mà các bạn đã kể trong topic này. Nhiều người theo tôi hình như xem mà chưa hiểu hết nội dung bộ phim, bộ phim đó định nói lên cái gì. Người Mỹ làm phim có cách nhìn của người Mỹ, người Pháp có cách nhìn hài hước của người Pháp, người anh hay nhà làm phim Việt nam cũng vậy, mỗi nhà làm phim chịu ảnh hưởng về nội dung và văn hoá của học. Phim Việt nam chủ yếu là manh tính tuyên truyền (đương nhiên là vẫn có nhiều phim mang tính nghệ thuật). Phim Mỹ thì thường đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân, Phim Đức thì mang hơi hướng dân tộc, phim Pháp thì hài hước, nhẹ nhàng. Cho nên không nên chê phim này hay, phim kia dở vì nhiều lúc không tránh khỏi có cái nhìn phiến diện. Phim Kẻ thù bên ngoài cổng thành là một bộ phim hay về WW2, cảnh quay đẹp giống như phim giải cứu binh nhì Ryan. Một bộ phim hay về tình cảm và chiến tranh. Có bạn nói rằng đạo diễn người Pháp của phim này chỉ thích đưa cảnh nọ kia vào phim, xin thưa đó là cái làm mềm đi cảm xúc người xem về tính khốc liệt của cuộc chiến để cho ta thấy rằng giữa chiến tranh khốc liệt vẫn có những tình yêu đẹp, những cái đời thường nhất. Tôi cũng đã xem bộ phim Đức tạm dịch là phim" Thập tự sắt" do diện ảnh đức làm. Bộ phim này mang tính chủ nghĩa dân tộc nói về một sĩ quan Đức quốc xã. Nội dung phim chẳng có gì toàn là cảnh bắn giết nên mới cấm trẻ em dưới 18 tuổi. Đây là bộ phim nếu bạn nào muốn tìm hiểu đơn thuần về chiến tranh WW2 thì nên xem. Về tính nghệ thật phim này không có gì để bàn. Còn bộ phim Chúng ta là những người lính của mỹ sản xuất các bạn nói rằng thế nọ thế kia. Đúng là bộ phim này nội dung không có nhiều, cái phản ảnh về người lính giải phóng cũng là ko xác thực, nhưng đó là cách nhìn của họ, của người Mỹ về chiến tranh, họ muốn phản ánh cái khốc liệt về chiến tranh, sự hy sinh của người lính Mỹ. Nhưng điều không một bộ phim nào không có thể phủ nhận được 1 điều là nước Mỹ đã thua trong chiến tranh vì bản chất nó là phi nghĩa. Không phải bất cứ tác phẩm điện ảnh nào cũng mang tính xác thật, không phải trận đánh nào trong lịch sử quân sự phần thắng cũng chỉ nghiêng về một phía. Nếu bạn muốn xác thật thì nên xem phim tài liệu, điện ảnh là hư cấu, là phản ánh ý đồ của đạo diễn và tác phẩm.
Về phim chiến tranh, nếu là phim Việt nam sản xuất thi những bộ phim đáng xem như sau : Ván bài lật ngửa - DV: Chánh tín (bộ phim chân thật, từ nhân vật đến đạo cụ, nhà cửa, đường xá..), Người đi tìm dĩ vãng: DV: Trần Lực. Chiến trường chia nửa vầng trăng (Phim này về nội dung thì đáng xem nhưng cảnh chiến trang thì như trò đùa). Hà nội mùa đông năm 46...
Còn phim Xô viết thì xem phim : Họ đã chiến đấu vì tổ quốc, Khi đàn sếu bay qua, Tinh cầu, vòng cung Cuôcxcơ, 17 khoảnh khắc mùa xuân và một số phim chiến tranh làm từ thời xô viết.
Phim Mỹ : Kẻ thù bên ngoài cổng thành, Đồi thịt băm, Trung đội, Sinh ngày 14 tháng 7, cánh đồng chết (phim này rất hay về chiến tranh và diệt chủng ở Campuchia), Chân châu cảng, Blackhock downt (Phim chiến tranh ở Somali), Sahara, Bệnh nhân người Anh, Cầu trên sông Kwai, Giải cứu binh nhì Ryan,
Phim pháp: Điện Biên phủ.
Phim ý : Cuộc đời tươi đẹp.
Phim Anh : Cuộc chiến trên bầu trời.

Một điều mà các bạn nên hiểu, phim chiến tranh không nhất thiết là phải có cảnh chiến đấu, súng đạn nổ. Chiến tranh có nhiều góc cạnh, không nên chỉ nhìn phiến diện. Phim hay không nhất thiết phải mang tính thời sự hay đậm tính chính trị. Đã là điện ảnh, bộ phim chiến tranh nào cũng hay vì nó phản ánh những cái khốc liệt của một thời đã qua bằng cách nhìn của nhà làm phim. Đã là phim thì đôi lúc còn có cái sai sót về đạo cụ, hoá trang, phục trang đôi khi cả nội dung. Nhưng vấn đề bạn nhìn nó ở góc cạnh nào thôi.

No comments: