Thứ bảy, 25/10/2008, 08:50 GMT+7 | ||||||||||||||||||||||
>> 100 năm HBS: Xứng tầm vị thế dẫn đầu
Giảng viên cao cấp Clayton S.Rose, người từng có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại JP Morgan, sở hữu số vốn cổ phần và ngân hàng đầu tư lớn nhất tại đó, đã thảo luận về mối quan hệ mật thiết trong những biến động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Giáo sư – nhà sử học David A.Moss thì nhấn mạnh về tầm quan trọng của giám sát và quản lý rủi ro. Ngài Robert C.Merton, giáo sư trường Đại học John and Natty McAthur, cũng thể hiện mối quan tâm của mình về hậu quả khôn lường trước sự biến động mạnh mẽ của thị trường Phố Wall, đồng thời kết thúc bằng việc nhấn mạnh rằng công cuộc đổi mới nên và cần phải được tiếp tục. Tỷ phần vốn vay, sự minh bạch hóa và tính thanh khoản GS Jay Light mở đầu những đánh giá tổng quan của mình bằng việc chỉ ra các đặc điểm của cuộc khủng khoảng và sụp đổ thị trường bất động sản Hoa Kỳ, và coi đây như một cuộc thử nghiệm, mà trong đó đã làm lộ rõ mức độ nhạy cảm, dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính quốc gia những năm trở lại đây ra sao. “Tỷ phần vốn vay, tính minh bạch và tính thanh khoản nằm ở chính trung tâm vòng xoáy của những diễn biến hiện tại. Hệ thống tài chính vừa cho thấy sự dễ đổ vỡ một cách kinh ngạc, mà theo tôi nghĩ, thì không một ai có thể thực sự thấu hiểu được” – Giáo sư Light cho biết. Để minh chứng cho quan điểm của mình về bản chất đan xen giữa thị trường bất động sản và hệ thống tài chính Mỹ, ông đã chỉ ra rằng: Trong vài thập niên, bắt đầu từ những năm 30, tỷ lệ giá cả nhà đất trung bình so với mức thu nhập bình quân vẫn ở tình trạng tương đối ổn định. Sự thay đổi về diện mạo tài chính Hệ thống mới này đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các chứng khoán và chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (mortgage backed securities and derivatives). Vì thế, các chuyên gia muốn nắm bắt kịp sự biến động của chúng là vô cùng khó khăn. Tỷ phần vốn vay quá lớn, trong khi đó tính minh bạch lại quá thấp, điều này đồng nghĩa với việc thị trường tài chính trở nên đóng băng. Tính thanh khoản bị phá vỡ. Tương tự như các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, những khoản nợ mà tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao, cộng với hàng loạt các giao dịch khác chính là dấu hiệu hiện hữu của sự thiếu minh bạch trầm trọng. Phố Wall, thị trường tài chính lớn nhất thế giới, “Khi nhìn vào một tổ chức tài chính, rất khó để nhận thấy ai đang phải gánh chịu những rủi ro gì. Nói cách khác, tính thanh khoản đã biến mất… Đó chính là tình trạng mà chúng ta đang phải trải qua hiện nay” - GS Light cho biết. Phương thức một bệnh viện điều trị cho bệnh nhân sẽ tập trung vào ba nhiệm vụ chính, giải pháp cứu vãn sự bế tắc thị trường tài chính hiện nay của chúng ta cũng không nên khác. Thứ nhất, cần ổn định tâm lý bệnh nhân, và trong trường hợp này là lấy lại thăng bằng, vững vàng cho thị trường. Thứ hai, cần phối hợp cả phẫu thuật và các biện pháp chăm sóc y tế khác để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng, hãy chuẩn bị kĩ lưỡng cho sự phục hồi trong thời gian dài. Ba nhiệm vụ chính đó cần được thực hiện một cách đúng trình tự. Kế hoạch giải cứu 700 tỷ đô la: “Việc này không chỉ là một vụ giải cứu đơn thuần. Trên thực tế, đó có thể coi như một vụ đầu tư rất có lời. Vậy bạn có biết các tài sản sẽ được mua với mức giá bao nhiêu không? Chính vì thế, như nhiều người có thể nhìn thấy, đây không chỉ đơn giản là một kế hoạch giải cứu”. “Nói một cách chính xác, thì đây là một kế hoạch để làm tan băng thị trường bằng cách giảm tỷ phần vốn vay, tăng tính minh bạch, đồng thời tăng tính thanh khoản bằng cách thiết lập đồng bộ các quy trình định giá cả thị trường tư nhân lẫn nguồn vốn công. Chuyện này rồi sẽ đi đến đâu? Không ai có thể biết trước được. Các chi tiết cụ thể vẫn chưa được vạch rõ”. GS Light đưa ra gợi ý về việc thiết lập các quy trình đấu giá đa dạng, như là các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề là cái gì sẽ được mua bán, ai bán, và bán ở mức giá nào. “Trong nỗ lực làm tan băng thị trường, cần phải thử nghiệm nhiều cách, với các mức giá khác nhau, và thông qua đó bắt đầu đánh giá xem giá trị thực sự của chúng là bao nhiêu. Đây không phải là công việc có thể thực hiện ngay trong một sớm, một chiều. Và trong dài hạn, chúng ta phải có một hệ thống có thể tiếp tục giải quyết vấn đề về tỷ phần vốn vay, sự minh bạch hóa, và tính thanh khoản”. “Trên thực tế, việc này giống như một trận cầu hoàn toàn mới lạ và phải mất nhiều năm mới kết thúc. Chắc hẳn cũng sẽ mất không ít thời gian trước khi chúng ta tìm ra được các các hàm tài chính cốt lõi nằm ở đâu, ở các định chế tài chính mới nào, quản lý ra sao và điều tiết thế nào?” - GS Light kết luận. Sở hữu nhà ở: “Đi ngược lại với tương lai” Bất động sản, nhà ở là một chủ đề hàng đầu trong mục bàn luận của Giáo sư Nicolas Retsinas, người trước đây tới Harvard với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (U.S. Department of Housing and Urban Development).
Tóm tắt về lịch sử phát triển thị trường nhà ở của Hoa Kỳ, ngài Retsinas cho biết rằng trước cuộc Đại suy thoái, những người muốn mua một căn nhà thường được yêu cầu phải trả ngay một khoản tiền mặt trị giá 50% tài sản. Đồng thời họ được cấp một giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ chỉ phải trả mức lãi suất 5%/ năm, và cầu mong mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, có khả năng trả được khoản nợ vào cuối năm thứ năm. Không phải nhiều người đều sở hữu được một ngôi nhà hay có thể vay được một khoản với các điều kiện ưu đãi như vậy. Như một phản ứng, hệ thống nhà ở hiện đại được hậu thuẫn bởi chính phủ liên bang đã phát triển rất mạnh mẽ trong suốt thời kì Cải cách (“New Deal” do Franklin D. Roosevelt khởi xướng ) cho phép người dân được nợ khi muốn mua nhà. “Vào những năm 80, một khoản cho vay truyền thống thường do một ngân hàng điều tiết thực hiện. Trong khi đó, một tổ chức nhận tiền gửi thường nắm giữ hầu hết các khoản cho vay trong ngân hàng, đồng thời duy trì những rủi ro về tín dụng”. Tuy nhiên, theo thời gian, các ngân hàng bán lại càng ngày càng nhiều các khoản cho vay đó ra thị trường thứ cấp, đặc biệt kể từ sau vụ Fannie Mae và Freaddie Mac, nhằm cứu vãn các ngân hàng khỏi những rủi ro về lãi suất. Vào những năm 90, có những sự kiện xảy ra là tiền đề tạo ra bối cảnh như chúng ta đang trải qua ngày hôm nay: Đó là sự xuất hiện của việc bảo hiểm và đánh giá tín dụng tự động. Đột nhiên, tất cả các tổ chức nắm giữ tiền gửi chuyển đổi thành những ngân hàng thế chấp lớn nhất nước – trong đó, một hệ thống nhận tài sản thế chấp đã sản sinh ra vô số các nhà trung gian, môi giới, các ngân hàng thế chấp, các nhà đầu cơ. “Chính điều này đã mở cửa cho những nguồn tư bản đổ về từ khắp nơi trên thế giới. Việc nắm giữ cánh cửa rộng mở đó không ai khác là Fannie Mae và Freddie Mac. Trước đó, những tổ chức trực thuộc chính phủ này đã trở thành tập đoàn tư nhân, tuy nhiên chính phủ vẫn tiếp tục giám sát hoạt động của họ” - Retsinas cho biết. Nếu chúng ta cùng nhìn lại khoảng thời gian đó, một trong những vấn đề gây tranh cãi là với sự thay đổi trên diện rộng như vậy thì liệu có thể tạo thêm tính thanh khoản và giảm thiểu tối đa rủi ro cho thị trường được không? Mọi người đều tin rằng rủi ro sẽ giảm nếu các ngân hàng không nắm giữ toàn bộ chúng mà thay vào đó, cần điều chỉnh, chia nhỏ chúng và chuyển một phần rủi ro sang cho các nhà đầu tư. Cuối cùng ông kết luận: “Đó là những lý lẽ tranh luận hết sức châm biếm mà chúng ta từng được biết”. Sự sụp đổ của thị trường tài chính Mỹ một phần do nguyên nhân Sự bùng nổ về thị trường nhà ở Ngay từ những năm đầu thập niên này, việc định giá nhà ở tại nhiều thị trường đã vượt xa so với sự tăng trưởng về thu nhập, ông nói tiếp. Cho tới trước thời điểm năm 2005, giá nhà leo thang đã khiến càng ngày càng nhiều nhà đầu tư nhảy vào thị trường. Dao động trong khoảng từ 25% đến 30% tổng số các vụ giao dịch nhà đất đều được thực hiện thông qua các nhà đầu tư. Những người đang sở hữu nhà thì tận dụng triệt để cơ hội gia tăng vốn này, vài người trong số họ đã trở thành những “serial refinancers” (những nhà tái cung cấp tài chính cho thị trường). Xét về vấn đề khả năng chi trả, giá nhà tăng cao như vậy khiến cho việc thực hiện được các khoản vay thông thường hoặc ưu đãi gần như trở thành vô vọng. “Mọi việc trở nên gay go, trầm trọng khi các khoản cho vay dưới mức tín nhiệm (suprime lending) cứ ngày một gia tăng đột biến trong suốt thời kì này. Vào những năm 90, các khoản cho vay đó chỉ yêu cầu một tài sản thế chấp tối thiểu. Mới đây, vào thời điểm 2001, giá trị thế chấp cho một khoản vay nợ chỉ khoảng 2% tổng giá trị giao dịch ngôi nhà. Vào năm 2005, khoản đó là 20%”. Hệ quả song hành của việc này chính là sự kích thích mua bán các tài sản thế chấp. Những kẻ môi giới tài sản thế chấp là tác nhân làm hình thành nguồn gốc của 2/3 tổng số các tài sản thế chấp, trong khi đó, mang ra so sánh với thời điểm cách đây 10 năm thì con số này chỉ là 1/3. Những người môi giới thế chấp được trả hoa hồng và một phần nhất định trong giá trị khoản vay; ngoài ra, họ không quan tâm tới việc liệu tài sản thế chấp đó có thể được trả lại không. Chạy đua theo quy mô, các ngân hàng thế chấp đã liên minh với ngân hàng đầu tư, đồng thời chuyển đổi những khoản thế chấp đó thành các chứng khoán phức tạp. “Vào những năm 2004 và 2005, khi những khoản cho vay dưới chuẩn này ngày càng nở rộ, thì lúc đó mọi chuyện đã không còn chỉ là vấn đề đơn lẻ nữa, bởi theo sau đó là những hậu quả phát tác chậm - những người không thể đủ tiền trang trải cho các tài sản thế chấp này với các điều kiện hà khắc, cũng như không thể theo kịp lịch trình trả nợ cứ ngày một nhân lên, bắt đầu thực sự lo lắng”. “Nếu tôi không thể thanh toán cho khoản đã thế chấp, tôi sẽ đặt một bảng hiệu ghi “For Sale” (Bán nhà) trên bãi cỏ, tôi sẽ bán, và rồi tôi sẽ ra đi.” Khi bong bóng địa ốc (housing bubble) ngày càng phình to, thì mọi cánh cửa thoát hiểm kiểu như trên đều bị đóng sập lại”. “Bỗng nhiên, chúng ta bắt đầu phải chứng kiến các con số ghi chép về những món nợ không thanh toán đúng kì hạn, những món nợ khó đòi, và cả các vụ tịch thu tài sản để thế nợ. Câu hỏi đặt ra là: Vậy thì ai là người phải chịu đựng sự rủi ro đó? Mọi chuyện xảy ra với các khoản nợ dưới chuẩn này thực sự là gì?” “Phải chăng, đó chính là việc chúng bị chia nhỏ, xé lẻ, và được gói vào từng tập hợp nhỏ một, rồi đặt dưới vô khối các loại chứng khoán khác nhau. Nghiêm trọng hơn, không một ai biết thực sự đằng sau các chứng khoán đó có những gì.” “Ngay vào thời điểm đó, chính phủ bắt đầu có những động thái nhượng bộ và chuẩn bị ra tay cứu vãn thị trường, chỉ bởi vì thị trường bất động sản có liên quan mật thiết với hệ thống tài chính địa ốc.” Nicolas P.Retsinas đã đặt hàng Thời kì tồi tệ Cuối cùng Giáo sư Retsinas đi đến kết luận rằng: “Theo một cách thức hết sức kỳ quái, có vẻ như chúng ta đang đi ngược lại so với tương lai. Nếu bạn muốn một căn hộ tại thời điểm này, tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị được một khoản tiền lớn. Trong đó, hình thức trả góp là sự lựa chọn tối ưu.” “Nghe thì mọi thứ có vẻ trơn tru và an toàn, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng điều này sẽ bỏ lại sau lưng hàng triệu gia đình đang phải sống ở bậc dưới của mức thang lương cơ bản, và những người đang chật vật với các khoản nợ phải thanh toán.” Và viễn cảnh trong tương lai sẽ ra sao? “Chúng ta đều biết những gì đã xảy ra, chúng ta hiểu tại sao mình lại bị đẩy tới hoàn cảnh đó. Chiến lược ngắn hạn của chúng ta là để quốc gia hóa thị trường địa ốc. Thời gian qua đi, liệu đó nó có còn là một chiến lược thông minh?” “Nếu bạn quốc hữu hóa thị trường, làm cách nào chúng ta có thể cân bằng giữa các món nợ quá lớn và đảm bảo rằng bạn vẫn an toàn và có lý mà không tạo ra gánh nặng cho những người nộp thuế? Đó là chính là vấn đề.”Ngân hàng đầu tư đối mặt với khủng hoảng niềm tin Không bắt kịp với nhịp độ phát triển Cấu trúc điều hành đã không bắt kịp với hai thập niên liên tục nới lỏng luật định của Phố Wall, Giáo sư Rose giải thích. Sự lới lỏng luật định dẫn tới áp lực cạnh tranh cao, khiến cho các công ty thi nhau rót vốn vào thị trường và chạy đua trong cuộc kiếm tìm lợi nhuận cao. Thêm vào đó là sự thiếu hụt tính minh bạch, thiếu hiểu biết về giá trị thực tế của nhiều tài sản mà trước đó được cho là sử dụng tư bản vốn. Sự khác biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại Vai trò của các ngân hàng thương mại là cho vay, nắm giữ các khoản vay đó, và tiếp tục kinh doanh dựa trên các khoản tiền gửi sẵn có. Trong khi đó, ngân hàng đầu tư có nhiệm vụ là trung gian giữa các công ty đang có nhu cầu vay thêm hoặc phát hành nguồn vốn, hoặc giữa các nhà đầu tư với nhau (chẳng hạn như các quỹ tương hỗ hoặc quỹ hưu trí), những người muốn đầu tư tiền của mình vào chứng khoán. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư còn có chức năng tư vấn cho các vụ M&A (mua lại và sáp nhập). Vào đầu những năm 80, thị trường chứng khoán phái sinh còn có quy mô khá nhỏ và tương đối đơn giản, trong khi thị trường chứng khoán liên quan tới thế chấp tài sản cũng chỉ mới đang manh nha. Ranh giới bị xóa nhòa Phố Wall, ảm đạm và tắc nghẽn Trước cuối những năm 90, một kết quả đã diễn ra đúng như dự định ban đầu của việc nới lỏng đó là áp lực cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ trong thế giới kinh doanh dịch vụ tài chính. Và một trong những phản ứng tất yếu lan truyền rộng khắp các doanh nghiệp là họ đều rót nhiều vốn hơn vào thị trường với mục tiêu kiếm lợi nhuận càng nhiều càng tốt.” Có thể kể tên tới ba thị trường cơ bản, bao gồm thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh, tài sản cầm cố cũng như vốn tư nhân, là nơi các công ty đổ xô vào trong cuộc đua kiếm tìm siêu lợi nhuận này. Chiến lược kinh doanh này vẫn tỏ ra có hiệu quả cho tới cách đây một vài năm (nói một cách chính xác thì cách đây khoảng 18 tháng). “Vào cùng thời điểm chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính và sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh toàn thị trường, thì cấu trúc điều tiết lại không bắt kịp với nhưng biến động tích cực đó. Thay vào đó, nó hoàn toàn bị bế tắc trong mô hình cổ điển từ những năm 80.” “Hoàn toàn thiếu vắng đi những yếu tố bắt buộc cần phải có của một hệ thống là sự kiểm tra, cân đối và giám sát. Cấu trúc điều tiết được duy trì thực sự không hề vững chãi, rất phức tạp và vô cùng thiếu đồng bộ, nhất quán.” Vòng tròn luẩn quẩn “Đây là một sai lầm chiến lược không có gì mới lạ. Chính vì thế ngay khi cuộc khủng hoảng các khoản cho vay dưới chuẩn lên tới đỉnh điểm, họ rơi vào hoàn cảnh tất cả đều nằm chung trên cùng một con thuyền” – ông tiếp tục. Cả nhà đầu tư và người cho vay đều không nhận được bất kì một thông tin gì về tài sản xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của những công ty này. Các tài sản quá phức tạp, và không hề được giao dịch, chính vì thế nên không hình thành được một thị trường mở, đồng thời những mô hình kinh doanh kiểu này cũng không mấy dễ nắm bắt.
Tuy vậy, các ngân hàng thương mại lại ở một vị thế hoàn toàn khác so với các ngân hàng đầu tư. Họ sở hữu nhiều vốn cũng như các chức năng phù hợp với các tiêu chuẩn điều tiết hơn. Chính vì thế họ có khả năng tiếp cận các khoản tiền gửi như là một nguồn cấp vốn ổn định, cũng như có nhiều cơ hội hơn để nhận được sự cho phép vay tiền từ Quỹ Dự trữ Liên bang. Điều này có nghĩa là khi họ mất hết khả năng tiếp cận với mọi nguồn vốn từ thị trường, thì các ngân hàng thương mại có quyền đệ đơn cầu cứu tới Chính phủ và nhận sự hỗ trợ cho chi phí vận hành các hoạt động hàng ngày. “Mặt khác, ngân hàng đầu tư không thể tiếp cận các khoản vay cũng như cơ hội được sự trợ giúp (từ Ngân hàng Trung ương hay Quỹ Dự trữ Liên bang. Họ phải dựa vào một thị trường, là nơi giao dịch giữa các công ty tài chính với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với khách hàng của họ, để huy động vốn ngắn hạn.” “Trên thị trường đó, người ta đương nhiên cho rằng sẽ luôn luôn có sẵn vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, khi sự hiện diện của thị trường đó không còn nữa (điều này chưa từng xảy ra cho tới thời điểm gần đây), các ngân hàng đầu tư sẽ phải mất tới có thể là một ngày, mà cũng có thể là hai ngày, trước khi họ huy động đủ vốn để tiếp tục duy trì hoạt động.” Nói tóm lại, hai ngân hàng đầu tư mà vừa mới đây từng đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ trở thành các Tập đoàn ngân hàng (bank holding company)[1] thì rốt cục họ đã được yêu cầu là không làm như vậy. Giáo sư Rose cho biết: “Chính Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đã đưa ra yêu cầu bắt buộc này với họ như một trong những điều kiện để giúp hai ngân hàng sống sót.” “Trong những tháng này tới, mọi hoạt động của họ sẽ được giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn. Chế tài điều tiết mà Fed sẽ áp đặt lên hai ngân hàng này được cho biết là sẽ rộng hơn, sâu hơn, mạnh mẽ hơn bất kì chế tài nào họ đã từng trải qua trước đó. Những yêu cầu về tư bản vốn theo đó cũng sẽ tăng lên một cách đáng kể.” Và đương nhiên, chẳng cần tới một Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Harvard mới có thể nhận ra một điều rằng lợi nhuận của họ sẽ đi xuống, và văn hóa kinh doanh tại các công ty này cũng sẽ thay đổi đáng kể trong một vài năm tới. Rủi ro về đạo đức Chính sự khủng hoảng niềm tin Theo ông thì vấn đề đầu tiên chính là cội nguồn gốc rễ của mọi vấn đề, và rằng cuối cùng chúng ta sẽ không thể được chứng kiến bất kì sự thay đổi tích cực nào cho tới khi giá nhà dừng trượt dốc. Ông gợi ý: “Phải quan sát kỹ lưỡng mọi biến động về giá nhà.” Vấn đề nan giải thứ hai đang thách thức Mỹ chính là những yếu kém trong cấu trúc tài chính, với tỷ phần vốn vay quá cao đang lan rộng trong nhiều ngành công nghiệp, với những động lực thúc đẩy bị bóp méo trong các thỏa thuận về phụ cấp điều hành, và với các tổ chức đánh giá tín nhiệm không đạt được mục tiêu đề ra. Vấn đề cuối cùng chính là sự khủng hoảng về lòng tin, gần như đã gây ra hiện tượng chảy máu ngân hàng khi người dân ồ ạt đổ xô đến ngân hàng rút tiền vào tuần trước. Cứ theo như những gì đã từng chứng kiến trong lịch sử, thì hậu quả của sự suy thoái về lòng tin như vậy thật nguy hiểm khó lường. Chính phủ vào cuộc Với tư cách như một nhà sử học, Moss tập trung chủ yếu vào việc tại sao Chính phủ lại tham gia vào quản lý rủi ro, và sẽ quản lý như thế nào. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, nước Mỹ đã từng áp dụng hàng loạt các chính sách công rộng rãi để quản lý rủi ro, từ luật nợ giới hạn cho tới bảo hiểm tiền gửi liên bang. “Nếu nhìn vào những chính sách này, một điều hiển hiện nhất có thể thấy là bất kì khi nào bạn chuyển đổi rủi ro, bạn đều phải cân nhắc tới khả năng xảy ra những rủi ro đạo đức. Bất cứ lúc nào bạn quyết định đưa ra một chính sách bảo hiểm, dù là thông qua khu vực tư nhân hay khu vực chính phủ, thì bạn đều cảm thấy e ngại mọi người có thể có những động cơ sai trái, không lành mạnh.” “Những người được cứu thoát khỏi hiểm họa có thể sẽ chịu chấp nhận rủi ro cao hơm. Nếu bạn đã từng thuê một chiếc ô tô, mà bạn biết chắc rằng nó đã được bảo hiểm toàn bộ cho mọi mất mát, tổn thất có thể xảy ra, điều này đưa bạn đến động cơ lái xe ẩu hơn, hoặc đỗ xe ở một nơi nguy hiểm hơn. Đó là biểu hiện của sự rủi ro về đạo đức.” Chính vì thế, theo quan điểm của Moss, khi chính phủ quản lý rủi ro, cần quan tâm tới những rủi ro về đạo đức. Một ví dụ điển hình là bảo hiểm tiền gửi liên bang. Bằng cách đứng ra đảm bảo cho các khoản tiền gửi ngân hàng, chính phủ liên bang có thể vô tình khiến cho các ngân hàng này chấp nhận các cơ hội mạo hiểm lớn nhất. Theo ông, lý do mà hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra chính là bởi vì chúng ta không chỉ bảo hiển cho các ngân hàng (thông qua FIDC), mà còn hết sức thận trọng trong việc quản lý họ (thông qua FDIC - Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang[1], Fed - Cục Dự trữ Liên bang[2] và OCC – Cục kiểm soát tiền tệ[3]). Hệ thống quy định cần sớm sửa đổi
“Mối quan tâm nhất thời của tôi lúc này chính là mặc dầu đã có hàng ngành các cuộc thảo luận bàn về khoản cứu trợ 700 tỷ đô la, nhưng theo tôi, vẫn chưa có một buổi thảo luận nào tỏ ra đủ nhạy cảm với nhu cầu giám sát hợp lý hệ thống tài chính hiện nay.” “Phải khẳng định rằng có rất nhiều buổi bàn luận đã nhắc tới vấn đề giám sát của Bộ trưởng Paulson, và rằng đó là một mục tiêu hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hề đề cập tới việc vụ giải cứu này phản ánh yêu cầu cần phải giám sát các tổ chức tài chính tới đâu.” “Chúng ta có thể rất nghiêm túc, sáng suốt khi đưa ra kế hoạch này. Nếu chúng ta không cơ cấu nó một cách chính xác, thì vẫn có thể sẽ cứu vớt được tình hình khủng hoảng hiện tại, nhưng đồng thời chính sự lỏng lẻo trong cấu trúc quản lý sẽ khuyến khích các ngân hàng tiếp tục cho vay với mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn nhiều. Điều này sẽ vô cùng nguy hại” - ngài Moss phân tích. Cần phải đưa ra một chính sách công có hiệu lực như một lời cảnh báo, và đây có thể coi như một phần hệ thống Giải cứu Thảm họa Liên bang ( Federal Disaster Relief) vốn được thành lập với mục đích giúp đỡ các nạn nhân từ các thiên tai. Chính sách này trong đó cần nêu rõ sẽ giải cứu bằng cách nào, nhưng không bao gồm các quy định về việc sử dụng đất đai hay phí rủi ro. “Chúng ta đều thấy rằng, trong các lĩnh vực chứa đựng càng nhiều rủi ro, càng có độ thu hút lớn. Và chính vì do càng ngày càng nhiều người lao vào các lĩnh vực đó cho nên cứ như một vòng tròn thua lỗ lại khiến cho tai họa nối tiếp tai họa.” “Trong trường hợp này, rất có thể sự hiện diện của quỹ giải cứu liên bang càng làm cho hiện tượng này gia tăng. Vậy thì điểm mấu chốt mà tôi muốn rút ra thông qua ví dụ này là, nếu như chúng ta thực sự mong muốn đáp ứng một chính sách như vậy, thì cần phải hết sức lưu tâm tới việc kiểm soát những khả năng xảy ra rủi ro đạo đức.” Đổi mới nên và cần được tiếp tục duy trì Giáo sư Robert Merton của trường Đại học McAthur, người từng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế năm 1997, bắt đầu nhận xét của mình bằng cách chỉ ra rằng trong một cuộc khủng hoảng như hiện thời, một số lượng lớn tài sản – khoảng từ 3 tới 4 ngàn tỷ đô la Mỹ đã bị thất thoát mà không trông mong gì có thể phục hồi trở lại. Sự thất thoát về tài sản sẽ gây ra gánh nặng đè lên vai những người chủ nhà, những người trực tiếp bỏ vốn ra để sở hữu chúng, và toàn bộ dân chúng nói chung mà trong một chừng mực nào đó chính phủ cũng có liên quan. “Đây không chỉ đơn giản là một cuộc khủng hoảng tính thanh khoản đơn thuần hay đơn giản là một vấn đề của hệ thống tài chính bị rối loạn”, ngài Merton nói. Ông tiếp tục nhận xét, các mô hình tài chính tiêu chuẩn đã loại bỏ đi một vài trong số những điều bí ẩn nằm sau cuộc khủng hoảng này – chuyện gì đã xảy ra và điều gì giúp nhận biết được khủng hoảng. Tuy nhiên, thông điệp lớn hơn mà ông muốn gửi tới các sinh viên đang ngồi phía dưới là phải làm sao để làm nổi bật mối quan hệ giữa đổi mới tài chính và khủng hoảng. “Có mối liên hệ cấu trúc nào giữa đổi mới và khủng hoảng? Tôi băn khoăn tự hỏi và khẳng định rằng nhất định phải có một mối quan hệ nào đó”, ngài Merton nói. “Đổi mới thành công luôn luôn bỏ xa cơ sở hạ tầng hậu thuận nó, ít nhất là trong một khoảng thời gian tương đối.”
“Điều này hoàn toàn chính xác, bởi khi hầu hết những vụ đổi mới thất bại, sẽ không khả thi để xây dựng được một cơ sở hạ tầng phù hợp với mọi cuộc cải cách cho tới khi nhận ra rằng chúng đều thành công.” “Chính vì thế, không thể tránh khỏi việc một lúc nào đó chúng không song hành cùng nhau. Và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn quan sát. Nhưng nếu giám sát một cách quá khắt khe, chúng ta sẽ không bao giờ đổi mới thành công. Luôn luôn có sự đánh đổi như vậy, và chúng ta cần sẵn sàng đón nhận điều đó.” Ngài Merton cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt về những hậu quả không lường trước được trong nỗ lực đối mặt với khủng hoảng. Ông nhắc lại cho khán thính giả về các ngân hàng, cũng như các công ty bảo hiểm – nơi phát sinh ra một vài trong số các vấn đề này – rằng họ là một trong những thực thể được quản lý chặt chẽ nhất, hơn bất kì một bệnh viện nào trên nước Mỹ. Ai cũng đồng ý rằng sự quản lý là quan trọng và cần thiết, nhưng “nó không phải là phép màu” – ông nói. Sự quản lý kém hiệu quả có thể để lại những hậu quả tai hại lâu dài. “Tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ xây dựng được một hệ thống đánh giá tài chính kỹ lưỡng trước khi bắt đầu đề ra các luật định” - theo ông gợi ý, thì giống như những cách thức tương đương được sử dụng bởi Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (National Transportation Safety Board), chúng ta cần phân tích khủng hoảng tài chính bằng các cách thức vừa chuyên môn vừa kiên quyết. Nghề nghiệp tài chính sẽ không mấy sáng sủa, và cơ hội tìm được việc làm trên thị trường phố Wall là vô cùng mong manh. Tuy nhiên một tin tốt lành là cuộc cải cách vẫn sẽ tiếp tục. “Các chức năng tài chính của hệ thống, dù phục vụ cho việc lên kế hoạch nghỉ hưu hay cho các giao dịch, vẫn sẽ tiếp tục được duy trì. Đó là công việc kinh doanh toàn cầu lớn mạnh và nó vẫn là một trong những ngành có tác động rất lớn tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.” “Có một vài nhà bình luận cho rằng: ‘Chúng ta sẽ phải loại bỏ một số nhân tài trong lĩnh vực tài chính ra khỏi cơ cấu’. Nhưng theo ý kiến của tôi thì ngược lại, và điều tồi tệ nhất phải nói tới chính là về những ‘kĩ sư tài chính’.” “Vấn đề một phần nằm ở các nhà quản lý cấp cao, những người giám sát sự điều tiết và thành viên của các ban bệ trong những tổ chức tài chính; họ không hiểu biết thực sự về tất cả vấn đề. Và hoàn cảnh éo le của chúng ta sẽ không có gì thay đổi, nếu như giải pháp lại đơn giản hóa vấn đề hoặc giới hạn những gì mà các tổ chức có thể làm (dựa trên những mặt họ đang phát triển) để phù hợp với các nhà quản lý hiện thời. Tôi nghĩ giải pháp dài hạn chính là các vị tổng giám đốc của các tổ chức phải sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm hơn.” “Thị trường việc làm tài chính có quy mô toàn cầu, và mảnh đất cho người tài vẫn còn rất lớn. Bất kì ai có khả năng trong việc quản lý chung, kết hợp với được đào tạo kỹ thuật để mở rộng tầm nhìn đều là nguồn lực cho những định hướng đổi mới trong tương lai”, ngài Merton kết luận. - Martha Lagace tổng hợp từ những bài thuyết trình của các giáo sư Jay Light, Robert C. Merton, David Moss, Nicolas Retsinas và Clayton Rose. Bài đăng trên tạp chí Harvard Executive Education –
------- [1] FDIC - Federal Deposit Insurance Corporation - được thành lập sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX, vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Đây là cơ quan bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới được thành lập và đi vào hoạt động. FDIC hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát trực tiếp của Quốc hội. Mục đích thành l ập của FDIC là bảo vệ người gửi tiền trong các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng trên khắp nước Mỹ. Mạng lưới FDIC gồm Trụ sở chính đặt tại Washington DC, 06 chi nhánh khu vực đặt tại các tiểu bang. Dưới các chi nhánh khu vực còn có các chi nhánh địa phương là cơ quan trực tiếp thực hiện việc kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. [2] Fed – Federal Reserve System có chức năng chủ yếu đối với ngành ngân hàng là đóng vai trò người cho vay cuối cùng, cung cấp các khoản tín dụng tạm thời cho những ngân hàng đang phải đương đầu với tình trạng tài chính khẩn cấp, giúp đỡ ổn định thị trường tài chính, giữ vững lòng tin của công chúng. Fed được lập ra cũng nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ quan trọng cho ngành ngân hàng, trong đó có việc thiếp lập một mạng thanh toán bù trừ séc trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng của Fed ngày nay là kiểm soát tình hình tiền tệ - tín dụng để thúc đẩy ổn định kinh tế, nhiệm vụ cuối cùng này của Fed được gọi là lập và quản lý chính sách tiền tệ. [3] OCC – Office of Comptroller of the Currency – là một cơ quan được tách ra từ Bộ tài chính Mỹ. Cục kiểm soát tiền tệ không chỉ đánh giá sự cần thiết và cho phép thành lập các ngân hàng quốc gia mới mà còn thường xuyên kiểm tra tất cả các ngân hàng đang hoạt động. Ngoài ra, Cục kiểm soát tiền tệ còn phải xem xét tất cả đơn xin thành lập chi nhánh mới của các ngân hàng quốc gia và những vụ sát nhập trong đó có sự tham gia của ngân hàng quốc gia. Cục kiểm soát tiền tệ có thể quyết định đóng cửa một ngân hàng quốc gia, nếu nó cho là ngân hàng đó mất khả năng thanh toán hoặc gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng đối với người gửi tiền. |
Wednesday, October 29, 2008
Náo loạn... Phố Wall
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment