15/09/2008 10:12 (GMT + 7) | |||||||||||||||||||||
Trung Quốc trỗi dậy - đó là một thực tế không thể phủ nhận. Cùng với sự trỗi dậy ấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc cũng đang được mở rộng và khuếch trương, nhất là trong bối cảnh sức mạnh cứng truyền thống không còn nhiều không gian và điều kiện sử dụng. | |||||||||||||||||||||
Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của Alan Hunter, Trung tâm nghiên cứu Hoà bình và Hoà hợp, ĐH Coventry, Vương quốc Anh.
Lý thuyết mới về sức mạnh mềm và suy nghĩ truyền thống của Trung Quốc Năm 1990, GS. Joseph Nye đưa ra khái niệm sức mạnh mềm, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn lực văn hoá như một nguồn sức mạnh bổ sung, thậm chí quan trọng hơn sức mạnh quân sự và kinh tế. Gs. Joseph Nye viết: “Khái niệm cơ bản của sức mạnh là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác khiến họ làm điều mà bạn muốn. Có 3 cách chủ đạo để làm điều đó: đe doạ họ với cây gậy; hai là trả tiền cho họ với củ cà rốt và ba là thu hút họ hoặc hợp tác với họ để họ muốn điều bạn muốn. Nếu bạn có thể hấp dẫn người khác khiến họ muốn điều bạn muốn, bạn sẽ phải trả một khoản ít hơn nhiều so với cà rốt và cây gậy”. Ví dụ của những điều gây hấp dẫn gồm các giá trị thông thường, truyền thông, thực hiện doanh thương, giáo dục và ngôn ngữ. Một ví dụ rõ ràng trong thời kỳ trước là Xô viết và Mỹ muốn giành được “trái tim và khối óc” của châu Âu và các nước đang phát triển. Một ví dụ điển hình của hành động của Mỹ trong chiến tranh Lạnh chương trình quảng bá cho tự do văn hoá đầy tai tiếng được CIA hỗ trợ từ 1950 đến 1967, và gợi ý hiện nay về việc đầu tư cho việc cấp học bổng cho giới trẻ Iran qua Mỹ học. Dù chưa biết liệu nên ủng hộ hay phản đối sáng kiến này,nhưng rõ ràng là nó tốt hơn việc sử dụng quân sự, và có vẻ không giống với việc sẽ mang lại mối đe doạ nào. Chủ đề này vẫn còn nhiều thảo luận trên internet. Bài viết của Gs. Nye minh chứng bằng thực tế lịch sử trước đó, không nghi ngờ về giá trị tuyên truyền của đế chế Roman, cũng như của Mỹ, có thể là một ví dụ nghiên cứu điển hình. Có thể có tranh luận về việc ở Trung Quốc, khái niệm sức mạnh mềm đã từ lâu là một bộ phận trong mưu lược trong hàng ngàn năm của nước này. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra mưu lược và kế hoạch dài hạn đã được đưa ra một cách nhẹ nhàng trong binh pháp Tôn tử, vào khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên.
Tôn Tử cho rằng hành động quân sự chỉ là một bộ phận, và không phải là bộ phận quan trọng nhất trong cách tiếp cận hài hoà về an ninh. Phần quan trọng hơn nên là liên minh ngoại giao, nhấn mạnh về mưu lược bao gồm đánh lừa kẻ thù, bào mòn trận địa của họ, chuẩn bị hậu cần bí mật, giành dân, quân đội và lãnh đạo của kẻ thù, tránh đánh nhau và tai biến; tối đa hoá chiến thắng và dự đoán về hậu quả cuộc chiến trước khi can dự.
Sau những thập kỷ chiến tranh du kích, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã áp dụng hầu hết các mưu chước đó. Một tác giả viết về các vấn đề quân sự đã đối lập cách tiếp cận này với việc phương Tây nhấn mạnh về tốc độ, lực lượng chiến đấu và ưu tiên kỹ thuật. Một bộ phận khác của sức mạnh mềm chính là lãnh đạo về tinh thần với các hình mẫu, hoặc chí ít là tuyên truyền, giống như trong chiến tranh Lạnh, Mỹ đã giới thiệu mình như là hình mẫu của tự do và dân chủ, trong khi Xô viết là hình mẫu của bình đẳng và sở hữu công. Sự cộng hưởng của khái niệm này vào truyền thống Trung Quốc là rất rõ ràng. Mô hình chính của chính phủ Trung Quốc là đạo Khổng, hoạt động trên nền tảng của sự phân tầng được xác định trên cơ sở dân tộc và có sự tương hỗ. Người lãnh đạo được xem là hình mẫu về tinh thần, đưa ra các quyết định sáng suốt đại diện cho cộng đồng, để đưa đất nước an toàn và thịnh vượng. Cho tới khi nào người này còn làm điều đó, ông sẽ có được một "quyền lực siêu phàm" và sẽ được ủng hộ bởi tất cả mọi người. Nếu chệch hướng ra khỏi các quy chuẩn đạo đức, thì sớm hay muộn, ông sẽ mất sự quyền lực, ít nhất về mặt ý nghĩ, sẽ có một sự đối lập phổ biến và rộng rãi trong công chúng, và sẽ có sự thay đổi trong người cầm quyền. Thậm chí ở cấp thấp hơn trong đời sống thể chế của Trung Quốc, có một ý nghĩa mạnh mẽ về bổn phận như một phần của người cấp cao để đánh giá cao lợi ích của nhóm cấp thấp hơn, đối với những người họ kỳ vọng sẽ hành động công bằng và hào phóng, và đổi lại, họ có thể trông đợi sự trung thành và chăm chỉ. Lý do chiến lược cho Trung Quốc "trỗi dậy hoà bình" Có một đánh giá đồng thuận giữa các kinh tế gia rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong vòng khoảng 5 năm tới. Nước này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc của Mỹ và các nền kinh tế khác trong việc giành các hợp đồng dầu lửa, tài nguyên và cơ sở hạ tầng ở Iran, Saudi, Brazil và các nơi khác. Ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 5 năm qua, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Có nhiều phân tích khác nhau về sức mạnh quân sự của nước này, nhưng không ai nghi ngờ về việc Trung Quốc dễ bị tổn thương với các cuộc tấn công quân sự, ngoài Mỹ. Một sự chuyển dịch quyền lực toàn cầu về mức độ tổn thương biểu hiện ở mối nguy tiềm ẩn của các cuộc xung đột quân sự toàn cầu, và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bên trong Trung Quốc, ở một nơi có dân số đông, đã đưa ra một xu hướng quan trọng rằng nó cũng có thể xảy ra những sự chống đối lớn. Sự chống đối này có thể đạt được kết quả tích cực, hay sẽ dẫn tới xung đột và nghèo đói tăng lên còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ trong nước cũng như từ quốc tế một cách nghiêm túc.
Đối thủ tiềm tàng thứ hai là Nhật Bản, một nước có thể là đối thủ trên cả sức mạnh công ngghiệp và quân sự, có một lịch sử không thân thiết, là đồng minh thân thiết của Mỹ và Đài Loan, và là đối thủ trong khai thác nhiều mỏ dầu ngoài khơi. Một phân tích đơn giản về chi tiêu quân sự và báo cáo về các sản phẩm quân sự công nghệ cao đã từng được tiến hành cho thấy Trung Quốc có bất lợi lớn về quân sự so với Mỹ và Nhật Bản. Ngân sách quân sự của Mỹ chỉ khoảng gấp 10 lần Trung Quốc, và Mỹ và đồng minh thân cận của mình (Anh và Nhật) chiếm tới 2/3 chi tiêu quân sự toàn cầu. Một bản báo cáo về khả năng quân sự của Trung Quốc tình cờ có trên trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ. Hơn nữa, Mỹ còn vượt xa trong cuộc cạnh tranh về kỹ thuật quân sự. Chomsky đã tóm tắt những lĩnh vực mà Mỹ có thể triển khai quân sự tấn công chống lại một quốc gia không không có lựa chọn phòng thủ và phản công: vũ khí bao gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí trên không, tên lửa tần cao, hệ thống giám sát IT và vũ khí sinh học. Một mặt, điều đơn giản mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã học được là một cuộc đối đầu quân sự lớn với Mỹ và/hoặc với Nhật Bản sẽ chỉ là một tai họa đối với Trung Quốc. Mặt khác, nhiều nước cảm thấy e sợ Mỹ hoặc ít nhất là có mối quan hệ tốt đẹp với cường quốc số 2 và số 3 thế giới là Trung Quốc. Do đó, bỏ qua những vấn đề về ý thức hệ và nhân đạo, điều có ý nghĩa nhất là Trung Quốc theo đuổi chiến lược theo hai nhánh: tranh một cuộc xung đột quân sự, đặc biệt là với Mỹ và những đồng minh thân cận; và đẩy mạnh các mối quan hệ đồng minh song phương và đa phương với nhiều đối tác thương mại và chính trị. Nói cách khác, Trung Quốc theo đuổi chính sách "trỗi dậy hòa bình" Cuộc cạnh tranh quốc tế vì tài nguyên Tuy nhiên, một vấn đề mà tất cả các cường quốc đều đang phải đối mặt là cạnh tranh để đảm bảo nguồn lực. Là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, nước này có nhu cầu khổng lồ về tài nguyên thiên nhiên. Một phân tích gần đây chỉ ra rằng trong số 10 nước có dân số hơn 100 triệu nưgời, về tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc đứng thứ hai trong số các nước nghèo tài nguyên nhất, chỉ trên Nhật Bản. Sự tăng dân số thậm chí sẽ tăng áp lực về tài nguyên cho nước này.
Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận thức rõ điều đó, như Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã thể hiện trong HN thượng đỉnh của châu Á năm 2005. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố ưu tiên của Trung Quốc là đạt được sự phát triển cân bằng và có trật tự bằng việc quản lý tốt vấn đề năng lượng: Trung Quốc sẽ tập trung bảo tồn năng lượng và sử dụng hiệu quả tài nguyên, cũng như khai thác mới và nhập khẩu. Do đó, Trung Quốc đã khai thác ở nhiều khu vực, lục địa để đáp ứng nhu cầu dầu lửa và các năng lượng khác. Năm 2002, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố chính sách mới khuyến khích ba tập đoàn dầu khí quốc gia lớn ra bên ngoài để đảm bảo nguồn cung năng lượng từ nước ngoài, bằng việc mua bán trực tiếp, các chương trình khai thác và lọc dầu, xây dựng các nhà máy lọc dầu và xây dựng đường dẫn. Nhu cầu dầu khí của Trung Quốc đã tăng lên gần 90% từ năm 1993 đến 2002 và đến nay đã đạt mức 6 triệu thùng một ngày, trong đó 40% là từ nhập khẩu. Khoảng 40% mức tăng nhu cầu dầu lửa toàn thế giới trong vòng 4 năm qua là từ Trung Quốc. Tháng 11/2004, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào kí 39 thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latin, trong đó chỉ riêng khoản đầu tư vào Argentina đã ở mức 20 tỷ USD. Chuyến thăm này được tiếp nối bằng chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Trung Quốc vào năm 2005 trong đó ký Hiệp định quan trọng với Venezuela về khai thác dầu khí. Trung Quốc cũng tuyên bố khoản tài chính cho Cuba. Đến năm 2005, Trung Quốc đã cung cấp hơn 50 tỷ USD đầu tư cho các nước thuộc “sân sau” của Mỹ. Nước này cũng áp dụng một chiến lược tương tự ở khu vực châu Phi cận Sahara. Các nhà DN Trung Quốc cũng rất năng động trong các dự án đầu tư phát triển hạ tầng lớn, trong khi các tập đoàn đầu tư chủ yếu vào khai thác dầu khí, đáng kể là ở Sudan và Nigeria. Một báo cáo vào tháng 12/2005 chot hấy cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ để giành “vàng đen” châu Phi. Cạnh tranh tiềm năng của Trung Quốc với Mỹ ở Tây Á và Bắc Phi thậm chí còn căng thẳng hơn. Theo Leverett/Bader “sự hợp tác khai thác to lớn của Trung Quốc sẽ ít chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ và triển vọng cạnh tranh giữa Trung Quốc và các nước khác trong kiểm soát các nguồn năng lượng quan trọng sẽ tạo nên thách thức nghiêm trọng với lợi ích của Mỹ ở Trung Đông”. Quan hệ kinh tế được hậu thuẫn bởi các chuyến thăm lẫn nhau giữa Bắc Kinh và các nhà lãnh đạo Tây Á.
|
Monday, October 6, 2008
Trung Quốc và cuộc khuếch trương sức mạnh mềm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment