Bộ Chính trị chủ trương triển khai Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước" nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH). Ngày 13/10, tại Hà Nội diễn ra phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án " Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước" (Đề án 165) theo chủ trương của Bộ Chính trị. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức, cán bộ diện quy hoạch từ cấp phó vụ trưởng và tương đương trở lên thuộc các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương, cấp phó ngành trở lên ở địa phương và cán bộ lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, cán bộ trẻ mới tốt nghiệp đại học hoặc đã công tác một vài năm có triển vọng làm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các ngành đào tạo, bồi dưỡng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội, nhân sự, quản lý môi trường đô thị, luật pháp quốc tế, tư pháp, dịch vụ công, tin học, ngoại ngữ... và một số chuyên ngành mà khả năng đào tạo trong nước còn hạn chế. Hình thức đào tạo được tổ chức đa dạng, từ đào tạo dài hạn tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, bồi dưỡng nâng cao trình độ tại nước ngoài, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài cho đến đào tạo tại các cơ sở trong nước và đào tạo theo hình thức phối hợp. Tại hội nghị, các đại biểu cho ý kiến tập trung vào một số nội dung như cần quy định tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ rõ ràng, xây dựng quy trình tuyển chọn chặt chẽ, nên ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, đưa thêm hình thức đào tạo theo chuyên đề và mời chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy, các ngành, địa phương căn cứ trên yêu cầu thực tế để tuyển chọn, cử cán bộ bộ tham gia các khóa đào tạo... (Theo TTXVN) Xử lý người trốn ở lại nước ngoài trái phép Một số người ở địa phương tôi đi lao động nước ngoài, sau đó bỏ trốn ra ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn. Xin hỏi việc làm của họ bị pháp luật xử lý như thế nào? (Lê Văn Hồng, Kiến An, Hải Phòng) Trả lời: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09 ngày 4/8/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - VKSND tối cao - TAND tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài, công dân Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động mà trong thời hạn lao động hoặc hết thời hạn lao động theo hợp đồng đã tự ý trốn ở lại nước ngoài (ở lại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài hoặc ở lại nước thứ ba) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam bị coi là ở lại nước ngoài trái phép. Người lao động có thể bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động để ở lại nước ngoài trái phép; tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động để ở lại nước ngoài trái phép hoặc không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại đều bị coi là trốn ở lại nước ngoài trái phép. Cũng theo Thông tư này, người lao động ở lại nước ngoài trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 274 Bộ luật hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Người lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp buộc về nước nhưng sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt mà người bị xử phạt vẫn không chấp hành quyết định xử phạt. - Người lao động đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp "buộc về nước", nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày về nước lại được đưa đi làm việc hợp pháp ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động và đã thực hiện một trong các hành vi như bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động để ở lại nước ngoài trái phép; tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động để ở lại nước ngoài trái phép và không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại. Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại nước ngoài trái phép, người lao động ở lại nước ngoài trái phép có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Luật sư Bạch Thị Thu Hằng |
Tuesday, October 14, 2008
Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment