10 lời khuyên khi giao tiếp với trẻ
![]() |
Ảnh: Corbis.com. |
Làm sao để hiểu trẻ muốn gì, đó là điều mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn tự hỏi. Muốn thế trước hết bạn phải tạo mối dây liên hệ gần gũi với trẻ, tạo cho mình cách giao tiếp hiệu quả với con.
Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ:
1. Nói về những gì bé thích
Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé, thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích.
2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó
Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói “Con ghét cái mũi của con” thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay “Con có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ”. Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới.
3. Dạy con chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn
Bạn hãy dạy trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.
4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ
Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị.
5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé
Khi làm thế, bạn sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, bé sẽ thân thiện với bạn hơn.
6. Chơi với đồ chơi của bé
Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy.
7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe
Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi.
8. Thực hiện những gì bạn đã hứa
Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp.
9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con
Khi chơi cùng con, bạn nên tập trung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con được, vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu.
10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở
Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho trẻ nhớ câu trả lời hơn.
Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Con nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?” thay vì bảo bé phải làm gì.
(Theo Lamchame.com)
Con gái tự tin hơn nếu mẹ tham vọng
![]() |
Ảnh: Imagine. |
Những bà mẹ đầy kiêu hãnh thường sản sinh ra những cô con gái rất tự tin, một nghiên cứu của Anh vừa tiết lộ.
Nghiên cứu hơn 3.000 trẻ em sinh ra từ năm 1970 đã tìm thấy, những cô gái mà mẹ của họ từng đặt nhiều hy vọng về tương lai con mình thì kiểm soát cuộc sống tốt hơn ở tuổi 30.
Những bé gái mà ở tuổi lên 10 được mẹ dự báo rằng sẽ có học vấn cao thì khi trưởng thành cũng có lòng tự trọng cao hơn. Con trai không có mối liên hệ như vậy với mẹ.
Tuy nhiên, thu nhập của các cô gái lại không có liên quan gì với kỳ vọng của mẹ họ.
Các bà mẹ dường như đặc biệt coi trọng sự giáo dục con gái mình, nhóm nghiên cứu nhận định. Hoặc giả chính các cô gái có thể đã ganh đua với các bà mẹ tham vọng.
Kairen Cullen, phát ngôn viên của Hiệp hội tâm lý Anh cho biết các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng trẻ em có liên hệ đặc biệt mật thiết với vị phụ huynh cùng giới tính với mình. Tuy nhiên, bà cũng nói thêm rằng "Sẽ thật thú vị nếu biết ảnh hưởng của sự tham vọng của cha lên con gái - tôi có cảm tưởng rằng tham vọng của ông bố có thể ảnh hưởng đến các con ở cả hai giới".
T. An (theo BBC)Trẻ ngỗ ngược vì mất cân bằng hoóc môn
![]() |
Ảnh: corbis.com. |
Nồng độ cortisol thấp là nguyên nhân gây nên hành vi nổi loạn ở trẻ trong độ tuổi vị thành niên.
Cortisol là loại hoóc môn khiến con người hành xử thận trọng hơn và giúp con người điều chỉnh các xúc, đặc biệt là cơn giận dữ. Hàm lượng của nó trong cơ thể thường tăng lên trong những tình huống căng thẳng.
Nhưng một nhóm chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) cho rằng tình trạng ấy không xuất hiện ở những cậu bé từng có hành vi chống đối cộng đồng. Để tìm hiểu vấn đề, họ tuyển mộ nhiều nam thiếu niên trong độ tuổi 13-17 ở các trường học. Một số em trong số này có tiền sử nổi loạn.
Các nhà khoa học lấy mẫu nước bọt của nhóm tình nguyện viên khi chúng ở trạng thái bình thường để xác định nồng độ cortisol. Công việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành trong nhiều ngày để bảo đảm độ chính xác. Sau đó các cậu bé tham gia vào một thử nghiệm được thiết kế để kích thích sự tức giận của chúng. Nhóm nghiên cứu lấy mẫu nước bọt của các em trước và sau khi tiến hành thử nghiệm.
Kết quả cho thấy nồng độ cortisol luôn tăng trong những tình huống căng thẳng ở thiếu niên bình thường, nhưng lại giảm xuống ở những em từng có hành vi nổi loạn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng hành vi chống đối cộng đồng nên được coi là một dạng bệnh thần kinh phát sinh từ tình trạng mất cân bằng hóa chất trong não, bởi trong thực tế một số cá nhân có xu hướng mắc chứng trầm cảm và lo lắng do cấu tạo sinh học của cơ thể.
Giáo sư Sheilagh Hodgins của Viện Tâm lý trẻ em thuộc Đại học King's College London, cho rằng kết quả nghiên cứu của Đại học Cambridge giúp các chuyên gia tăng cường hiệu quả của một số liệu pháp điều trị hành vi ngỗ ngược ở trẻ, chẳng hạn như các lớp học dành cho phụ huynh.
Việt Linh (theo BBC)
No comments:
Post a Comment