Nhiều thành viên bảo thủ thuộc Đảng Cộng hòa của ứng viên Tổng thống John McCain hiện nay đang bàn luận một cách nghiêm túc về khả năng này, và cho rằng 4 năm tới sẽ là sự chuẩn bị đầy đủ hơn so với khoảng thời gian ngắn ngủi bước ra chính trường vừa qua của bà Palin.
“Sarah là một sự lựa chọn. Hiện nay Đảng Cộng hòa đang bị chia rẽ và chỉ có bà ấy mới có thể hàn gắn được. Chúng ta cần một ai đó ngoài Washington đến đây để kết nối chúng ta với những người Mỹ bình dân”, một thành viên quan trọng của Đảng Cộng hòa nhận định sau khi cho rằng ông McCain sẽ thất bại vào ngày 04/11.
Thực ra, việc cân nhắc như vậy không phải là không có cơ sở, bởi ngay khi xuất hiện, bà Palin đã tạo nên một cơn sốt lớn gây sốc toàn bộ nước Mỹ. Bà đã giúp ông McCain vươn lên dẫn điểm ông Obama sau một thời gian dài lép vế, và được nhiều người Mỹ trung lưu ủng hộ, nhất là phụ nữ.

Bản thân bà Palin cũng thừa nhận điều này khi luôn khẳng định trong các cuộc phỏng vấn rằng bà không hài lòng với cách bà được “đối xử”, bởi chiến dịch của ông McCain đã giữ kín tên tuổi của bà quá lâu trước khi công bố. Sau đó là một loạt những cuộc phỏng vấn trong sức nóng và sức ép của giới truyền thông, mà theo như lời của bà Palin là “tất cả như một thảm họa”.
Chuyên gia chiến lược Alex Castellanos của Đảng Cộng hòa nhận định: “Bà Palin có thể có một tương lai tươi sáng. Nó phụ thuộc vào việc liệu bà ấy có thể trở lại với một hình ảnh khác hay không, vì bà ấy thực có những lợi thế quan trọng. Bà ấy đại diện cho người dân Mỹ thất vọng với một Washington bất ổn”.
Lập luận này là có cơ sở, bởi trước khi trở thành Thống đốc bang Alaska, bà Palin chỉ là một người mẹ bình thường, do bất mãn với nạn tham nhũng ở địa phương, bà đã đứng lên tranh cử và bắt đầu bước chân vào chính trường. Hi vọng, với bước đột phá năm 2008, dù liên minh của bà với ông McCain có thể thất bại, bà Palin sẽ có thể trở lại chính trường Mỹ năm 2012 ở vị thế của ông McCain hiện nay.
Hải Minh (Theo Telegraph)
Đây có thể coi là một kết quả đáng khen dành cho bà Sarah Palin, phó tướng của ứng viên Tổng thống John McCain thuộc Đảng Cộng hòa, bởi dù sao bà cũng mới thực sự bước chân vào chính trường Mỹ mới được 1 tháng.
Trước cuộc đối thoại này, hầu hết các chuyên gia đều lo ngại một kịch bản xấu có thể xảy ra bởi ông Biden, phó tướng của ứng viên Tổng thống Barack Obama thuộc Đảng Dân chủ, được đánh giá cao hơn nhờ độ dạn dày kinh nghiệm trên chính trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại diễn ra tại Đại học
“Ở đây có hai chiến lược. Joe Biden hướng đến mục tiêu tấn công vào McCain, liên kết ông McCain với tình hình hiện tại của nước Mỹ và Tổng thống Bush. Ông ấy thành công. Còn chiến lược của bà Palin là nhằm bào chữa cho mình và xây dựng lại hình ảnh bị tổn hại trong thời gian qua, và tôi nghĩ bà ấy đã làm được điều đó một cách khá tốt”.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, ông Joe Biden vẫn được đánh giá là nhỉnh hơn so với bà Palin, bởi tuy hơn hẳn về tầm kinh nghiệm, nhưng ông Biden không quá “thể hiện”, mà điềm tĩnh làm chủ cuộc chơi.
“Joe Biden đã có màn đối thoại tốt nhất trong cuộc đời mình. Tôi nghĩ ông ấy có một sự am tường sâu sắc, đặc biệt trong các cuộc đối thoại tranh luận. Tôi cho rằng ông ấy là một nhà tranh luận xuất chúng”, David Gergen, chuyên gia phân tích chính trị cao cấp của CNN nhận định.
Kết quả thăm dò dư luận của CNN/Opinion Research Corp cũng cho thấy bức tranh chung của cuộc đối thoại quan trọng này: 51% cho rằng ông Biden làm tốt nhất trong khi chỉ có 36% dành cho bà Palin.
Về mức độ yêu thích, bà Palin lại vượt trội với 54% so với 36% của đối thủ vì nhiều người cho rằng bà Palin thân thiện và gần gũi hơn so với một chính trị gia đặc trưng như ông Biden. Đó là lý do tại sao cả hai ứng viên đều nhận được sự khen ngợi từ dư luận vì có tới 84% cho rằng bà Palin đã làm được những điều ngoài sự mong đợi, trong khi con số đó là 64% dành cho ông Biden.
Tuy nhiên, với câu hỏi quan trọng “Ai là người phù hợp nhất cho chiếc ghế Phó Tổng thống” thì có tới 87% chọn ông Biden, trong khi chỉ có 42% chọn bà Palin. Kết quả này phần nào phản ánh thực tế rằng cử tri Mỹ có vẻ đang nghiêng về liên minh Obama-Biden hơn so với liên minh McCain-Palin, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính Mỹ hiện nay.
Phụ nữ càng đẹp càng dễ thắng cử
![]() |
Sarah Palin, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008. Ảnh: current.com. |
Nếu muốn giành vị trí lãnh đạo cao nhất trong các cuộc bầu cử, những ứng cử viên nữ không chỉ cần tài năng, mà còn phải có ngoại hình hấp dẫn. Trong khi đó, ứng cử viên nam chỉ cần năng lực.
“Phát hiện của chúng tôi sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Khi đánh giá ứng cử viên nam, cử tri thuộc phái mày râu quan tâm tới năng lực, trong khi phái đẹp thích những người có tài nhưng dễ gần. Nhưng khi có ứng cử viên nữ, cả phái mạnh và phái yếu đều có xu hướng ủng hộ những ứng cử viên vừa có năng lực vừa sở hữu ngoại hình hấp dẫn”, Joan Y. Chiao, chuyên gia tâm lý của Đại học Northwestern (Mỹ), phát biểu.
Các nhà khoa học từng đặt ra nhiều giả thiết về mối liên hệ giữa ngoại hình của nữ giới và khả năng thành đạt trong chính trường. Theo Joan, các cử tri đánh giá ứng cử viên theo cách mà họ áp dụng để chọn bạn bè dù họ làm việc đó một cách vô thức.
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2005 chứng minh rằng những ứng cử viên có ngoại hình già dặn luôn giành được nhiều phiếu bầu hơn so với những người có khuôn mặt ngây thơ. Khi đó các nhà khoa học cho rằng cử tri luôn nghĩ tới năng lực lãnh đạo khi nhìn thấy những người có ngoại hình già dặn.
Để tìm hiểu vai trò của ngoại hình đối với ứng cử viên nữ trong bầu cử, Joan và cộng sự sưu tầm ảnh của các ứng cử viên quốc hội từ năm 2006 tới 2008 và yêu cầu 73 sinh viên đánh giá họ theo các tiêu chí: tài năng, ưu thế, sự hấp dẫn và mức độ dễ gần. Tất cả tình nguyện viên không biết bất kỳ thông tin nào về các ứng cử viên và phần lớn chưa từng tham gia bầu cử.
Kết quả cho thấy, tình nguyện viên có xu hướng đánh giá ứng cử viên nam cao hơn các đối thủ nữ về năng lực lãnh đạo. Các sinh viên nữ cảm thấy ứng cử viên nam tỏ ra có ưu thế hơn, trong khi nam sinh viên nhận thấy ưu thế của hai nhóm là như nhau. Ngoài ra, tất cả tình nguyện viên đánh giá nữ chính trị gia hấp dẫn và dễ gần hơn các ứng cử viên nam.
Việt Linh (theo AP)
Người đẹp Palin – "canh bạc" thất bại của McCain
Giadinh.net - Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng kết thúc với thắng lợi áp đảo nghiêng về Barack Obama, điều này cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể và sự quan trọng trong việc lựa chọn liên danh Phó tổng thống của các ứng viên. Sarah Palin là một ví dụ điển hình cho nhận định này.
> McCain ca ngợi chiến thắng của Obama
> Con đường đến Nhà Trắng của Obama
Nỗi buồn của Sarah Palin trong đêm ông McCain tuyên bố thất bại. (Ảnh: AFP)Ngay từ khi ông McCain giới thiệu Sarah Palin với nước Mỹ và thế giới, tất cả các chuyên gia đều nhận định đây là một canh bạc thực sự mà độ rủi ro cao hơn là tiền đề chiến thắng. Thật không may, cho đến thời điểm này, có thể nói ông McCain đã phải trả giá cho canh bạc mạo hiểm này.
Nước Mỹ hầu như chưa từng biết đến Sarah Palin là ai, ngoại trừ công dân của bang nhỏ bé Alaska nơi bà Palin làm Thống đốc. Lý do ông McCain chọn bà Palin là sự quật cường của bà trong việc cải tổ hệ thống chính trị của Đảng Cộng hòa tại bang này, để đi từ một người phụ nữ nội trợ trở thành một chính khách cách đây 2 năm.
Và ngày 29/8, bà bước ra vũ đài chính trị với sự ngỡ ngàng, phấn khích xen lẫn ngờ vực của người dân Mỹ. Như tia sáng vụt lên, bà Palin làm lu mờ bài phát biểu hoành tráng của ông Obama trước đó vài tiếng khi ông Obama chính thức trở thành đại diện Đảng Dân chủ tranh cử.
Không chỉ báo chí và các phương tiện truyền thông bị sốc, ngay cả những thành viên trong chiến dịch của ông McCain cũng bất ngờ bởi ông McCain đã giữ bí mật tới phút chót. Từ đó, hiện tượng Sarah Palin trở thành tâm điểm của báo giới trong suốt hai tuần, đưa ông McCain vượt lên dẫn điểm sau một thời gian dài lép về trước ông Obama.
Còn ông McCain, tất nhiên ông mãn nguyện về sự lựa chọn của mình, bởi khắp đâu đâu ai cũng nói về Palin, về một người phụ nữ quả cảm, trẻ trung và xinh đẹp. Nhưng tất cả chỉ kéo dài trong 2 tuần…
Người ta bắt đầu đặt dấu hỏi về kinh nghiệm và khả năng chinh chiến trên chính trường Mỹ và thế giới của bà Palin. Song bà Palin lại không được tự do như Phó tướng Biden của ông Obama trong việc tiếp xúc báo giới. Chính những người trong chiến dịch của ông McCain sau đêm 4/11 thừa nhận rằng đó là một bước đi sai lầm.
Bản thân bà Palin thực sự cũng đã có những bước đi sai lầm, thể hiện sự non kém của mình. Ví dụ, khi được hỏi về chính sách của bà với nước Nga, bà Palin “thơ ngây” trả lời rằng bang Alaska của bà gần với Nga nên bà có thể xây dựng các chính sách phù hợp nhất!
Quay sang tấn công Obama, bà Palin liên tiếp gọi ông là “người liên quan đến khủng bố”, “không yêu nước” bằng bà và ông McCain… Những đòn tấn công ấy không những không mang lại hiệu quả mà còn tạo nên một cái nhìn phản cảm về nữ ứng viên Phó Tổng thống.
Thất bại này của ông McCain lên đến đỉnh điểm khi nội bộ phe ông McCain chia rẽ và lên tiếng chỉ trích nhau. Những người cố vấn của ông McCain thì gọi bà Palin là “ngôi sao không chịu nghe lời ai”, còn những người ủng hộ bà Palin thì cho rằng bà Palin đã bị đối xử một cách nghèo nàn. Từ thời điểm này, vai trò của Sarah Palin dường như đã không còn trong chiến dịch của ông McCain.
Sai lầm của John McCain nằm ở chỗ: ông chỉ trích Obama thiếu kinh nghiệm, nhưng lại chọn Sarah Palin. Còn ông Obama đã khôn ngoan chọn Joe Biden, một tượng đài trên chính trường Mỹ với uy tín đã được khẳng định hàng chục năm qua.
Bà Palin không có lỗi, tất cả chỉ vì bà chưa đủ tầm để bước ra biển lớn. Tương lai có thể sẻ mở ra với bà khi Đảng Cộng hòa đang cân nhắc việc chọn bà làm ứng viên Tổng thống năm 2012. Đó là chuyện tương lai, còn hiện tại, thăm dò dư luận cho thấy chỉ có 4/10 người được hỏi ủng hộ bà Palin chạy đua vào Nhà Trắng cho nhiệm kì tiếp theo.
Hải Minh (Theo CNN)
No comments:
Post a Comment