Tuesday, May 20, 2008

Phải tập mới có

Thói quen tự học: phải tập mới có

Hàng năm cứ đến cuối tháng tư, các trường THPT vào “chiến dịch” truy bài học sinh lớp 12. Có trường truy buổi sáng, có trường buổi chiều, có trường đến 9h30 tối mới “thả” học sinh về. Tuy nhiên, chỉ những người ngoài ngành giáo dục mới đề nghị “hãy để học sinh tự học”. Người trong ngành đều quá hiểu, học sinh chúng ta không có thói quen tự học!

Từ lớp 1, sau một ngày học ở trường, các em được “chở” thẳng đến nhà cô giáo để “học thêm”. Ba mẹ không muốn con thua sút bạn bè trong trường hay con người hàng xóm… nên tranh thủ để cô ôn bài tập giúp và “gà” bài trước. Cũng có những cô giáo “gài độ” học sinh đến nhà mình học để tăng hầu bao. Bố mẹ sợ con bị đì, cũng có những cô giáo thẳng thừng “không thèm” ngó đến những học sinh không đến nhà mình học thêm.

Lên cấp 2, học sinh học thầy cô trực tiếp dạy những môn chính như văn, toán, lý, hoá, anh… để được ôn tập giùm, để có đề trước. Giáo viên dạy trong lớp không muốn bị đánh giá yếu kém chuyên môn do bệnh thành tích, trước mỗi kỳ thi là soạn ngay “đề cương” dựa theo nội dung họp chuyên môn “ở trên” để “ôn tập” cho học sinh.

Các em cứ bấy nhiêu câu đó học chắc chắn trên trung bình. Thường những buổi ôn tập chỉ cách ngày thi có một hai buổi để học sinh còn nhớ làm bài. Ôn trước một tuần chắc chắn các em sẽ “quên sạch”. Cứ như vậy, học sinh đã vô tình được tập một thói quen “ỷ lại” và “thụ động” trong việc học.

Vào lớp khi tôi bảo: “Mở trang bài tập làm passive voice” (thí dụ thế). Tức thì có tiếng hỏi ngay “Trang mấy cô ?” Các em không hề biết tự tìm trang sách bài học hay bài tập để theo dõi bài giảng hay làm bài tập, đừng nói chi tự học ở nhà. Nếu vừa giảng xong, cho bài tập, chắc chắn sẽ nhận được lời yêu cầu: “Cô làm mẫu trước đi cô…” Có trực tiếp giảng dạy mới thấy học sinh đa số làm “theo mẫu” học theo “đề cương”, không một chút tự chủ, tự giác trong học tập.

Muốn các em tự ôn tập cho mỗi kỳ tốt nghiệp, không phải “ở trên” chỉ “cấm” các trường truy bài là được. Mà là một sự đồng bộ giữa ba mẹ, nhà trường và ngành giáo dục. Ba mẹ không nên tạo cho con cái thói quen có cô giáo hay gia sư cùng học bài, làm bài, trả bài giùm.

Chương trình hãy giảm tải, vừa sức… để học sinh có thể dễ dàng tự học ở nhà. Thanh tra sở, phòng Giáo dục hãy xuống từng cơ sở điều tra và xử lý ngay những giao viên biến chất o ép học sinh về nhà mình dạy thêm. Thường thanh tra của chúng ta chỉ ngồi “ở trên” chờ có chứng cứ mới “xử lý”. Vì thế trường trường tiêu cực trong thi cử, người người vi phạm đạo đức nhà giáo mà vẫn phây phây đạt hạng A mỗi mùa thi đua…

Có như thế học sinh của chúng ta từ nhỏ mới có thói quen tự học. Khi tự học được các em sẽ có trách nhiệm với việc học của mình. Từ đó tạo một nhân cách sống tốt: tự làm chủ, tổ chức cuộc sống và có trách nhiệm với chính cuộc sống đó.

Nguyễn Ngọc Hà, giáo viên, trường THPT Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM

Giáo dục lòng yêu nước

Thỉnh thoảng xuống phòng thiết bị gặp các thầy cô dạy sử và địa khệ nệ mang những tấm bản đồ to lớn lên lớp, tôi không khỏi ngậm ngùi khi nhớ đến tỷ lệ dưới trung bình môn sử địa trong các kỳ thi hàng năm. Hỏi đột xuất một học sinh về một nhân vật lịch sử nổi tiếng, chắc chắn em sẽ ú ớ

Giáo dục Việt Nam hiện nay hình như chỉ chăm chút những môn “thời thượng” như toán, Anh… Học sinh mẫu giáo muốn vào lớp 1 trường điểm phải thi môn tiếng Anh và được học tăng cường tiếng Anh khi tiếng Việt chưa rành. Và chúng ta có một thế hệ dễ bị Hàn hoá, Đài hoá… nói ngoại ngữ lưu loát nhưng phát âm sai tiếng Việt, kể cả các cô diễn viên, người mẫu lên ti vi. Ý thức và niềm tự hào dân tộc thật mù mờ. Vì sao? Vì những môn khoa học xã hội trong đó có môn sử đang bị xem nhẹ, từ biên soạn chương trình đến phương pháp giảng dạy. Chính môn học này trực tiếp giáo dục lòng yêu nước và ý thức dân tộc của người dân.

Ngày xưa sử địa là một môn học với hai tiếng đồng hồ/tuần (120 phút) và là một trong những môn học thú vị của chúng tôi. Trường công thời đó có bản đồ hay không tôi không biết chứ trường tư chúng tôi các thầy dạy “chay”. Vậy mà giờ học thật lý thú. Môn địa, thầy cô chỉ lưu ý chúng tôi những đặc điểm thú vị của quốc gia đó như Pháp, thủ đô Paris với tháp Eiffel một thời hùng vĩ và được mệnh danh là kinh đô ánh sáng, Phần Lan là quê hương ông già Noël, Đan Mạch với những pho truyện thần tiên của Andersen, con nít ai không từng mê, Thuỵ Điển với giải Nobel hằng năm, Ý có Edmond de Amicis với Tâm hồn cao thượng và tháp Nghiêng cùng thủ đô Công giáo Vatican… Thầy cô vẽ bản đồ trên bảng thật nhanh và tài tình. Vừa vẽ vừa giảng, vừa chỉ cho chúng tôi những thị trấn biên giới giữa các nước thật rõ ràng.

Môn sử, các thầy cô cũng vẽ sơ đồ những trận đánh lịch sử của vua Quang Trung… bằng phấn trên bảng. Vòng vây của kẻ thù thường màu xanh đậm, phe ta phấn đỏ. Những mũi tên màu xanh tiến công và những mũi tên màu đỏ phản công, đánh bật quân thù ra khỏi kinh thành. Rừng Chí Linh đã bị quân xâm lược bao vây. Rồi Lê Lai cùng một số tuỳ tùng đã liều mình cứu chúa như thế nào… Thầy giảng thật hùng hồn. Thuở đó chúng tôi không được học về Bác Hồ, không vì thế mà chiến thắng Điện Biên Phủ mất phần sinh động. Thầy dùng từ Nhân dân. Đến nay tôi còn nhớ… “nhân dân Việt Nam xẻ núi, lấp sông… tổng tấn công vào lòng chảo Điện Biên… quân Pháp với súng thần công, nhân dân ta tầm vông vạt nhọn, có súng dùng súng, có lựu đạn dùng lựu đạn… nhưng tất cả chiến đấu bằng ý chí bất khuất… đã đánh quân Pháp tơi tả phải cuốn cờ về nước, thất bại nhục nhã tại trận Điện Biên lịch sử”.

Thực tình tôi không biết ai là người lãnh đạo trận chiến Điện Biên mà mạnh mẽ đến thế. Chúng tôi chỉ biết đó là nhân dân cũng đủ tự hào. Thầy dạy chúng tôi phân biệt việc cụ Phan Chu Trinh theo Tây học và cụ Phan Bội Châu với phong trào Đông du hoàn toàn khác với một Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà. Tuy nhiên, thầy kết luận chúng ta phải độc lập kinh tế và quân sự, phải tự cứu lấy mình chứ đừng nhờ bất cứ ai.

Chúng tôi ngồi nghe, cùng vẽ bản đồ, cùng thầy cô đi vòng quanh thế giới, cùng trở về với đất nước hào hùng bốn ngàn năm lịch sử. Gần hết giờ, thầy đọc bài tóm gọn chỉ hơn nửa trang giấy. Chúng tôi ở lớp nghe đã thấm, về nhà đọc sơ đã thuộc nằm lòng. Chúng tôi học sử địa đơn giản thế đấy nhưng hiệu quả của nó thật không đơn giản chút nào.

Chúng tôi ngồi nghe, cùng vẽ bản đồ, cùng thầy cô đi vòng quanh thế giới, cùng trở về với đất nước hào hùng bốn ngàn năm lịch sử. Gần hết giờ, thầy đọc bài tóm gọn chỉ hơn nửa trang giấy. Chúng tôi ở lớp nghe đã thấm, về nhà đọc sơ đã thuộc nằm lòng. Chúng tôi học sử địa đơn giản thế đấy nhưng hiệu quả của nó thật không đơn giản chút nào

Bên cạnh những bài sử hùng hồn cách nay gần nửa thế kỷ, tại một trường tiểu học thành phố Sài Gòn này, tôi đã được giáo dục lòng yêu nước bằng những bản hùng ca mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Đầu tiên là quốc ca. Đất nước bị chia cắt, quốc ca và quốc kỳ cũng khác nhau. Thế nhưng quốc ca của chúng tôi cũng là một ca khúc hùng tráng thời chống Pháp của Lưu Hữu Phước: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…” Giờ học nhạc, ngoài nhạc lý, chúng tôi được dạy những bản nhạc nói lên sự tự hào và lòng biết ơn gia đình, xã hội: “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…” Hát những lời nhạc như thế lòng tôi bừng lên một sự tự hào vì được mặc áo học trò và biết ơn sâu xa công lao cha mẹ thầy cô vun đắp cho chúng tôi nên người.

Tiếp theo là ý thức phụng sự đất nước với bài: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời. Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến. Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời. Dòng máu thiêng còn đượm nồng vang trái tim. Gánh sơn hà tài trai luôn chiến đấu…” hay bài Thanh niên ca: “Thanh niên, thanh niên ta mau kề vai. Tương lai, tương lai đang mong chờ ta. Vai ta gánh sơn hà, tay ta giữ quê nhà…” Học bơi, trước khi xuống hồ, chúng tôi phải thuộc bài Khoẻ vì nước: “Khoẻ vì nước kiến thiết quốc gia, đoàn thanh niên mau góp tài ba…” Tới điệp khúc, chúng tôi được tập ca thật hùng hồn: “… Thanh niên ơi, hồn thiêng núi sông đợi chờ, nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ. Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng…” Tôi còn nhớ mỗi lần hát đến đoạn này, lòng chúng tôi dâng lên một niềm tự hào như thế nào. Gần tan học, chúng tôi hát ôn lại địa lý Việt Nam qua bài hát: “Tôi yêu mến cõi bờ Việt Nam. Một non sông từ nam chí bắc. Bốn ngàn năm dẫy đầy liệt oanh, sử sách còn ghi. Tây giáp bắc Ai Lao cùng biên thuỳ Cao Miên. Bắc giáp đất người Tàu tức là nước Trung Hoa…”

Có lẽ nhờ những bản hùng ca hun đúc, thế hệ chúng tôi đã từng chận xe Mỹ đốt, từng tổ chức đêm không ngủ để chống Mỹ, từng xuống đường chống chiến tranh và từng hát cho đồng bào tôi nghe…

Sau năm 1975, tôi là một trong số lớn học sinh miền Nam bị đối xử không công bằng trong công tác tuyển sinh và phân công sau khi tốt nghiệp đại học. Rồi đất nước đổi mới. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng tuyên bố: “Không ai chọn cửa mà sinh ra cả”. Chúng tôi được trả về đúng vị trí của mình. Có việc làm và được trọng dụng.

Một sáng thứ hai, cùng đoàn khách người Mỹ đi ngang một trường trung học đang làm lễ chào cờ. Tôi nghe tiếng dõng dạc: “Toàn thể học sinh bỏ nón, chỉnh lại y phục, nghiêm trang làm lễ chào cờ”. Tôi chợt nhớ những buổi lễ chào cờ ngày xưa. Cho dù khác quốc ca, khác quốc kỳ nhưng cũng là đất nước của tôi, là nơi mẹ tôi sinh ra – như Edmond de Amicis từng nói – là nơi tôi có bao kỷ niệm đẹp cùng bạn bè, thầy cô, gia đình. Lời thầy dạy công dân ngày xưa như bên tai: “Hãy hãnh diện mỗi khi chào cờ vì đó là lúc chúng ta còn là công dân một nước độc lập”. Chính sự độc lập đó mà bao người Việt đã ngã xuống, những đồng hương của đoàn khách này đã không trở về. Tự trong trái tim tôi dâng lên một niềm kiêu hãnh. Tôi ngẩng cao đầu, đưa tay mở nón, đứng nghiêm. Thấy vậy, đoàn khách cũng đứng nghiêm. Quốc ca trong sân trường vang lên hào hùng. Đó là giờ phút thiêng liêng đầu tiên trong tôi từ ngày 30.4.1975, tôi cảm nhận lại mình là công dân Việt Nam của một nước Việt Nam thống nhất.

Những người ngoài sân trường nhìn tôi ngạc nhiên. Họ có biết đâu tôi đã được giáo dục lòng yêu nước ngay từ khi còn rất nhỏ.

Một đêm lạc chốn ăn chơi

“Vũ trường Bến Thành, vé vào sàn nhỏ năm chục ngàn. Mày đừng đi vào tối thứ hai vì ngày đó toàn gay không à. Tìm tụi nhóc tì, chíp hôi hả? Vào bar N, TL ở khu cư xá Bắc Hải, ở đó nhiều em rất xinh. Muốn gái bu thì cứ rượu mà “phang”, còn uống bia thì chỉ được coi nhảy thôi” - Thìn, một tay chơi sành sỏi ở quận Bình Thạnh, TPHCM cười sằng sặc rỉ tai anh bạn tôi.

Đồ nhắm, rượu bia... thi nhau đội giá

Trời chập choạng tối, những ánh đèn sáng trưng, vàng vọt trên các tuyến đường lần lượt bật lên. Khoác vội chiếc áo mưa cũ kỹ, nhàu nát, chúng tôi phóng xe từ Thủ Đức xuống Sài Gòn trong cái lạnh tê tái của cơn mưa tầm tã đầu mùa. Những vũng nước sình đọng loang lổ trên tuyến xa lộ Hà Nội, thi thoảng bắn tung tóe vào mặt chúng tôi khi chiếc xe tải ầm ào lao qua.

Nhạc bên trong bar dù đã được cách âm vẫn ầm ầm dội ngược trở ra bằng lượng âm thanh “nén”. Chúng tôi tấp vào một bar nhỏ gần công viên Lê Thị Riêng. Đảo mắt lướt sơ qua dàn “xế” cáu cạnh hơn bốn mươi chiếc dựng ngay ngắn ngoài bãi, chúng tôi thầm nghĩ chắc lũ nhóc đã đến khá đông.

Một thanh niên trạc ba mươi tuổi, dáng chắc, đậm, cặp mắt lươn ti hí, tóc kiểu đầu đinh, vuốt keo dựng lởm chởm như chông, quần áo bóng loáng, thắt cà vạt lịch sự đón chúng tôi từ đầu ngõ. Cánh cửa kính nặng nề xịch mở, tiếng nhạc siêu bass, cực mạnh khiến chúng tôi muốn dội ngược trở ra. Cảm giác tức ngực, khó thở ùa đến bóp nghẹt tim làm cả người tôi như muốn nổ tung. Các cô vũ nữ trang điểm lòe loẹt, thân hình trẻ trung, nóng bỏng đứng lúc nhúc quanh sàn uốn éo giật, lắc điên cuồng. Cô nào cũng khoác bộ cánh đen bó sát cực ngắn phô thân thể lồ lộ dưới ánh đèn nhập nhằng, xanh đỏ.

Hai bên lối ra vào, những gương mặt bảo kê ngầu ngầu, lạnh lùng khoanh tay đứng bất động như bức tượng đá, chỉ có ánh mắt là có hồn nhìn trừng trừng, săm soi từng người bước vào như cân nhắc xem chúng tôi có phải là “cớm” hay không. Tôi hơi run khi nghe anh bạn đi cùng xầm xì: “Tụi mặc-rô này toàn dân đâm thuê chém mướn có số má không à, chụp hình cẩn thận đó”.

Anh thanh niên chỉ cái bàn đối diện sàn nhảy, chúng tôi chưa kịp ngồi lên chiếc ghế xoay cao lêu nghêu thì nữ nhân viên đã chìa ra cái list toàn rượu. Cô chiếu chiếc đèn pin nhỏ xíu vào đó, miệng liên tục hối thúc “anh chị uống loại nào?”. Tôi hoa cả mắt khi liếc sơ vào bảng giá cao ngất ngưởng của những chai rượu ngoại loại Hennessy X.O, Johnnie Walker, Remy Martin... rẻ nhất cũng trên một triệu rưỡi đồng.

Giá mồi nhấm, nước uống ở đây đội lên từ 100% đến 200%, nhưng theo Thìn thì vẫn chưa “choáng” bằng Volcanno. Thìn bảo: “Vô đó mạt luôn, đĩa trái cây năm “xị”, chai Chivas mười hai năm giá 1,7 “chai”, bo người phục vụ một “xị”, thêm bốn chai Coca để pha rượu nữa đi đứt hai “xị”, sơ sơ cũng mất hết 2,5 “chai” cho một đêm ăn chơi rồi”.

Đêm của những kẻ thích đốt tiền

Lần đầu tiên đến bar đêm, chúng tôi ngơ ngác, lớ ngớ như hai kẻ quê mùa. Trong túi hai đứa gộp lại chỉ có vài trăm ngàn. Anh bạn tôi nhanh nhảu hỏi: “Ở đây còn nước uống nào khác không?”. Cố tình gài chúng tôi uống rượu nhưng không thành, gã phục vụ có gương mặt nham nhở đứng kế bên cô gái gãi đầu, miễn cưỡng lôi trong túi ra cái list khác.

Chúng tôi gọi ly rum chanh, lon nước yến, gã bảo: “Gọi thêm dĩa trái cây, khô bò nghe”. Chúng tôi lắc đầu. Có lẽ thấy chúng tôi “bèo bọt” quá, gã nhìn chúng tôi khinh khỉnh rồi lủi nhanh.

Nhìn quanh, ngoài đám nhân viên nam nữ đen kín sàn gật gù theo tiếng nhạc, chỉ có chúng tôi là đến sớm nhất. Ngồi chưa đầy nửa tiếng mà lồng ngực tôi như muốn vỡ toang bởi nhiều thứ âm thanh tạp nham cứ cuộn xoáy vào tim, óc. Tiếng nhạc giật cục, âm thanh chát chúa khiến đám nhân viên chốc lát lại kích động, phát rồ, nhảy chồm chồm như lên đồng...

Gần 9 giờ, năm đứa nhóc tì độ chừng mười bốn, mười lăm tuổi lục tục đi vào, miệng phì phèo điếu thuốc. Chúng gọi hơn chục lon Heineken và dĩa khô bò ngồi nhấm nháp, rít thuốc. Thằng nhóc ngồi kế bên tôi ra vẻ ăn chơi sành sỏi nốc liên tiếp mấy ly bia, “sừng sừng”, nó ngả người ra ghế đá lông nheo với cô vũ nữ nhỏ nhắn, có đôi mắt biết cười. Cô gái ngả ngớn quàng vai nó cụng ly zô “100%” rồi cả hai dắt nhau ra sàn uốn éo. Nhảy mệt, thằng nhóc đăm chiêu ngồi nhai ngấu nghiến miếng khô bò.

Tôi quay sang hỏi: “Học sinh à?”. Nó quắc mắt nhìn tôi lạ lẫm rồi đáp gọn lỏn: “Ừ”. “Còn bé mà nhảy nhót sành thế? Vào đây không sợ hư hỏng à?”. “Không đến đây thì đi đâu? Chẳng lẽ tiêu khiển với ma túy, rượu chè, cờ bạc, cướp của, bạo hành người khác hay chơi sex để mang bệnh và sinh con? Mấy người đừng có lên giọng đạo đức giả”. Nó nói như hét vào mặt tôi kiểu xấc láo, tiếng nó át cả tiếng nhạc đang dội ầm ào.

Vài phút sau, dân gay, ô môi, gái gọi những cặp “tình nhân trẻ con” và đám dân chơi sành điệu kéo đến đông nghẹt. Hai người đàn bà tóc quăn như sợi mì, dáng vẻ quý phái gọi chai Hennessy, lập tức đám nhân viên nam nữ xum xoe, bu kín như ruồi gặp mật. Ở góc cuối phòng, một gái gọi ngồi buồn hiu với chai bia còn dang dở, tay cầm di động bấm hết số này đến số khác tìm mối. Những cặp “tình nhân trẻ con” thì mơn trớn nhau lộ liễu.

Ba cô học trò mặt mũi non choẹt, vô cảm, mắt đờ đẫn khói thuốc ngồi gần quầy rượu chuyền tay nhau ly bia lắc lư theo tiếng nhạc. Cô đeo kính cận, mặc áo xanh lá chuối liên tục rít thuốc, nhún nhảy hò hét như điên, cụng ly với đám trai choai choai ban nãy. Rồi như “nóng” lên, cô uốn éo chồm tới hôn chùn chụt vào má thằng nhóc mặc quần cụt trước sự la ó của đám nhóc còn lại...

Chúng tôi ra về khi tiếng nhạc vẫn còn dập chát chúa, tiếng hú hí cuồng nhiệt của đám người quá khích vẫn gào thét không mệt mỏi. Ngoài đường mưa lất phất rơi, thi thoảng vài chiếc xe đắt tiền của các cô cậu đi chơi về khuya chạy vù qua. Lặng lẽ bên hè phố có anh thanh niên đang lầm lũi mày mò, sục sạo, nhặt nhạnh trong đống phế thải những thứ người ta vứt, nhét vào cái bao tời con. Có đứa trẻ không nhà đang co ro bên mái hiên vì lạnh.

Vậy mà trong quán bar nhiều em đang tuổi ăn tuổi học lại đốt tiền vào những thú vui xa xỉ. Các em đâu biết đằng sau những âm thanh cuồng loạn, những ánh đèn ma quái, những điếu thuốc, ly rượu ly bia kia sẽ là sự trượt dài khó cưỡng lại bởi các em không đủ bản lĩnh để thoát khỏi sự cám dỗ của tiền, thuốc lắc, ma túy.



Khi quý ông bị... "teo khu trung tâm"

Những người đàn ông không may sở hữu "cậu nhỏ" có kích thước không bình thường, hay mơ đến một giấc mơ kỳ diệu là làm cho "chàng tí hon" trở thành "lực sĩ".



Nhiều người đàn ông đã phải rơi lệ vì bệnh tình của mình
Nhiều người đàn ông đã phải rơi lệ vì bệnh tình của mình

Thậm chí, nhiều người đã sử dụng đến khổ nhục kế như đeo tạ, dùng bơm hút... với mong muốn “cậu nhỏ” lớn thêm một chút. Họ khổ sở với suy nghĩ mình không đáng mặt làm đàn ông. Thời thanh niên họ không dám nghĩ đến tình yêu, lúc đã ngoài băm cũng chẳng dám mơ có một mái ấm gia đình...

Bắt “cậu nhỏ” tập tạ: Rất nguy hiểm

Trong bài viết này chúng tôi không đề cập đến những người sở hữu “cậu nhỏ” có kích thước khiêm tốn và cho rằng nó liên quan đến nam tính, tầm vóc cơ thể và khả năng sinh sản cũng như sự hưởng thụ cảm xúc tình yêu cho mình và cho bạn tình.

Những trường hợp này có thể hoàn toàn yên tâm vì theo các chuyên gia lĩnh vực nam học thì một “cậu nhỏ” có vẻ nhỏ nhưng khi “đến độ” vẫn có kích thước mong muốn. Thậm chí, còn hơn cả một “cậu nhỏ” bình thường vốn đã “hoành tráng”.

Những trường hợp được nói đến ở đây phải chịu nhiều thua thiệt. Nếu chỉ có sự lộ diện của “vùng trung tâm” sẽ không ai có thể đoán được họ là nam hay nữ, người lớn hay trẻ nhỏ. Sự nhận diện giới tính ấy chỉ thật sự chính xác khi chúng ta được quan sát tổng thể hình thể hình dáng bên ngoài.

Chúng tôi đến Khoa Nam học Bệnh viện Việt Đức vào ngày cuối tuần nhưng những người chờ khám vẫn đông nghịt.

Hoàn toàn khác với những đối tượng khám bệnh khác. Những người đến khám ở đây, người ngoài cuộc bắt chuyện thì cạy miệng cả ngày chẳng lấy được nửa câu của họ nói về bệnh trạng của mình.

Nếu có người chủ động bắt chuyện, ánh mắt họ bắt đầu dò xét và chỉ trả lời cộc lốc như muốn phá vỡ ngay cuộc thoại. Thậm chí, ngay cả những phụ nữ đi cùng cũng ngồi im lặng không nói nửa lời. Quang cảnh ngồi đợi ngoài phòng khám khá căng thẳng. Nước mắt đàn ông thường rất hiếm gặp nhưng nếu ngồi ở đây bạn dễ dàng nhìn thấy những người đàn ông phải rơi lệ.

Anh Đặng Quanh M, Tổ 10, phường Bàn Thạch, quận Long Biên, Hà Nội kết hôn đã 2 năm vẫn chưa có con. Đi ra từ phòng khám, anh cúi gằm mặt để giấu hai giọt lệ đang lăn ra từ hai khoé mắt khi nhận được tờ kết quả.

Chị vợ ngồi đợi trở nên hoảng hốt: “Làm sao thế anh?”. Tờ kết quả cho biết, anh bị “liệt” vì bắt “hắn” “đeo tạ” để “hắn” nở nang, cải thiện tình thế.

Vì muốn làm vợ hài lòng, anh thường xuyên tra khảo “thằng nhỏ” bằng cách bắt “hắn” đeo tạ hoặc tự tay kéo dài ra với hy vọng “nó” thương tình dài thêm vài phân nữa. Nhưng không ngờ tình thế không được cải thiện mà còn trở nên tồi tệ hơn, “hắn” ngủ im hẳn.

Có nối dài được “cậu nhỏ”?

Tuy nhiên, về tình trạng này, GS. TS Trần Quán Anh, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết, “cậu nhỏ” ngắn, nhỏ bẩm sinh có thể không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của người đàn ông, nhưng lại gây khó khăn trong sinh hoạt tình dục, rất dễ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Với những cặp đôi này sau khi kết hôn từ 1-2 năm không có con thường người đàn ông tự nhận là mình có lỗi nhưng đôi khi không phải. Dị tật này đã có thể khắc phục bằng kỹ thuật nối dài “cậu nhỏ” tại Trung tâm Nam học - BV Việt Đức.

TS. Quán Anh cũng khuyên rằng, nếu “cậu nhỏ” có vấn đề về kích thước, hình dáng, người bệnh chỉ nên đến các cơ sở chuyên khoa Nam uy tín như Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức), Phòng khám Nam khoa - Bệnh viện Bình Dân, Phòng khám Nam học - Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bộ môn Nam học Trường Đại học Y Dược học Cổ truyền... Người bệnh không nên dại đột tự cải thiện tình thế hoặc đi làm chui tại các cơ sở không chuyên để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Hết cỡ cũng chỉ được... 3-4cm

Những người có “cậu nhỏ” tí hon thường đi “vái tứ phương” với mong muốn tìm ra phép màu giúp “tí hon” hành “lực sĩ”. Nhưng công cuộc tìm kiếm này thường quá muộn vì “thằng nhỏ” đã giận dỗi và kiệt sức vì phải chờ đợi quá lâu.

Cũng tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, một cậu thanh niên cầm tờ kết quả ra khỏi phòng khám rồi thở dài não nuột trước khi ngồi xuống chiếc ghế chờ. Anh chàng ngồi cạnh nhanh mắt, chỉ liếc qua tờ giấy đã biết anh kia cũng là người cùng cảnh.

Câu chuyện của họ khe khẽ nhưng đủ cho người ngồi cạnh nghe: “Tôi chữa nhiều lắm rồi nhưng vẫn không ổn”. Anh chàng kia bảo: “Cậu còn hơn tôi ấy chứ. Bình thường tôi chỉ 1-2cm, khi “đến độ” chỉ dài 3-4cm” (trong khi độ dài chuẩn “cái đó” của đàn ông Việt Nam khi cương lên, trung bình dài 11,2 cm, chu vi 8,8 cm, lúc “cực tiểu” chiều dài còn 6,6 cm - PV). “Hơn chó gì con tằm. Bác sĩ còn bảo không phát triển nòi giống được”... Sau đó, hai người cùng đứng dậy, đi ra ngõ. Có thể họ cùng nhau tìm đến một địa chỉ khác mà theo họ rất có thể ở đó niềm hy vọng sẽ được hé mở.

Không thể làm chồng, không thể làm cha

Trường hợp của anh Trịnh Văn Q, xã Giao Hương, huyện Giao Thuỷ, Nam Định cũng có bệnh án tương tự. Nhưng anh mạnh bạo hơn với suy nghĩ: “Cứ lấy vợ, dù không làm chồng được, nhưng có thể làm cha cho bố mẹ vui lòng”. Có suy nghĩ mạnh bạo hơn những người cùng cảnh là vì gia đình anh Q khá giả. Anh tin với các thiết bị y học hiện đại như hiện nay anh có thể có con nếu như không thể làm chồng.

Nhưng niềm hy vọng mong manh này đã đánh gục anh. Anh không chỉ không thể làm chồng mà cũng không thể làm cha vì “cậu nhỏ” có “kết cấu” chẳng khác trẻ lên 10. “Cậu nhỏ” quá khiêm tốn do thiếu Testosterone, hai “túi hạt” cũng nhỏ mà “đồi cỏ” thì lưa thưa.

Anh đã được điều trị với Testosterone dạng chích bắp nhưng kết quả vẫn không như mong muốn. Chị Ng (vợ Q) đi cùng thì mắt đỏ hoe. Chị tâm sự: “Anh ấy cứ ân hận là đã kéo tôi chịu chung nỗi bất hạnh nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi đã yêu và lấy được người mình yêu. Tôi không trách anh ấy. Nếu muốn có con chúng tôi có thể xin con nuôi ”.

Theo thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa nam học thì với những trường hợp này, nếu gia đình cho chữa trị từ nhỏ (dưới 5 tuổi) thì họ sẽ không phải chịu nỗi bất hạnh lớn này. Vì với nền y học hiện đại như ngày nay, ngay cả những em bé sinh ra chưa có một bộ phận sinh dục ổn định. Nước tiểu cứ rỉ ra, tràn xuống mông mà các y bác sĩ vẫn không chịu bó tay, huống chi là những trường hợp “củ” và “cậu nhỏ” bị vùi hay bị giấu. Những trường hợp này chỉ cần can thiệp ngoại khoa sớm đã có thể đem lại kết quả tốt về các chức năng tiết niệu và sự hoành tráng khi “hành sự”.

Bệnh “teo” khu trung tâm

Mới 23 tuổi nhưng Mã Anh T, sinh viên năm thứ 3, trường ĐH X thấy “của quý” ngày càng nhỏ lại. T chột dạ khi nghĩ đến tai nạn đã xảy với cậu cách đó 2 năm, “túi hạt” bị tổn thương khiến nó dị dạng... Ngay khi ngồi gần bạn gái, T trong tình trạng hưng phấn thì “cậu nhỏ” vẫn nhanh chóng ỉu xìu rồi mềm oặt. T đã tự mình tạo cảm xúc nhưng mất nhiều thời gian “hắn” mới gượng dậy được nhưng “lực” vẫn không đạt yêu cầu. Tệ nhất là “hắn” dễ dàng “xuất quân” và sa sút.

Hà Thanh P, 25 tuổi làm lập trình viên cho một công ty máy tính tại Hà Nội cũng mang bệnh án tương tự nhưng nguyên nhân lại do chính P mang lại.

P thường xuyên tự tạo cảm giác cho mình hằng ngày. Sự quá đà đã khiến P một lần phải nhập viện thì “thằng nhỏ” bị rách nón. Còn lần này thì buồn hơn khi bác sĩ tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Saint Paul Hà Nội cho biết việc “thủ dâm” khiến cho các tế bào, cơ vòng bị chai hóa, mất dần khả năng đàn hồi. Nếu cậu không điều trị tích cực thì chuyện “hỏng hẳn” ở độ tuổi đang xuân là chuyện có thể xảy ra.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì phát hiện triệu chứng lâm sàng của hiện tượng teo “cậu nhỏ” càng sớm càng tốt mỗi khi cảm thấy “cậu nhỏ” nhỏ lại, quá mềm, bèo nhèo hoặc không nóng lúc “căng”, da tím tái, lạnh, “nón” không có màu hồng và có các nếp nhăn xuất hiện, chủ nhân cần đến phòng khám chuyên khoa ngay. Vì tiến trình teo thường xảy ra khá nhanh chỉ trong vòng 5 năm, bệnh nhân có cảm giác “cậu nhỏ” của mình hình như biến mất mặc dù nó vẫn còn là một vật thể nhỏ nhoi nằm bên dưới nhưng hoàn toàn mất khả năng mà tạo hóa đã ban tặng.

Tự phát hiện bất thường ở "cậu nhỏ"

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nam giới cần biết cách phát hiện những bất thường ở “cậu nhỏ”, ở “túi hạt” và đến ngay phòng khám khi có một trong những triệu trứng như sau:

1. Không có sang chấn gì ở “túi hạt” mà bìu to ra hay sờ nắn thấy đau vì rất có thể “hắn” đã bị nhiễm khuẩn nặng như viêm mào tinh hoặc tinh hoàn bị xoắn, máu không đến được.

2. Tiết dịch màu vàng hay hơi xanh ở đầu “cậu nhỏ”: Dấu hiệu mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm khuẩn.

3. Có cảm giác nóng, rát hoặc đau khi đi tiểu, dấu hiệu của triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang hoặc niệu đạo.

4. Có vết loét hay có vùng sần sùi ở “cậu nhỏ” có thể bị nhiễm nấm, bị mụn rộp hay các nhiễm khuẩn khác; thậm chí có thể là ung thư.

5. Có vết loét không đau ở trên thân “cậu nhỏ”, cần nghi ngờ bệnh sùi mào gà, giang mai hay một thể ung thư.

6. Đầu “cậu nhỏ” đau hoặc sưng có thể “hắn” bị nhiễm khuẩn.

7. Nếu “tinh binh” có lẫn máu hoặc đau khi “xuất quân” dễ bị nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt hay túi tinh.

8. Đau khi “hành sự” có thể do dị ứng, viêm tuyến tiền liệt tuyến.

9. Đau nhẹ khi sờ nắn quanh “túi hạt” có thể là một thể nhẹ của viêm mào tinh.

10. Có hột cứng và không đau trên “túi hạt” cần nghĩ đến ung thư hoặc có thể là một tổn thương lành tính.

11. Bìu sưng to, mềm một bên hoặc cả hai bên thường là giãn thừng tinh hoặc có nước trong bìu, có thể là nang nước mào tinh.

12. Sưng ở vùng trên “túi hạt”, sưng nhiều hơn khi đi lại hay mang vác nặng hay khi ho thường là thoát vị bẹn tức một quai ruột chui qua ống bẹn đi vào bìu.

13. Đau kèm nhu động ruột hay đau phía sau “cậu nhỏ” và bìu do nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt.

No comments: