![]() | ||||||
Thứ Ba, 20/05/2008 --- cập nhật 02:52 GMT+7 | ||||||
| ||||||
| ||||||
Gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tiếp xuất hiện nhiều ca nhập viện và tử vong do ngộ độc rượu. Hầu hết những ca ngộ độc này xuất phát từ việc uống các loại rượu “giá rẻ” không rõ nguồn gốc. Theo tìm hiểu tại hầu các quán nhậu bình dân ở khắp các tỉnh ĐBSCL đều phổ biến loại rượu có mùi vị và màu sắc nan ná nhau. Đặc biệt, sau khi đã mục sở thị công nghệ chế biến “bách tửu” mới thấy rượu không khác gì thuốc độc. Liên tiếp những cái chết vì rượu Ngày 18/5, anh Nguyễn Hoàng Thuận, ngụ ấp Tân Lộc, xã Tân Thành (Bình Tân, Vĩnh Long) đã chết trên đường đi cấp cứu sau khi uống hết hơn 1 lít rượu “chuối hột”. Một bạn nhậu khác của anh Thuận may mắn qua cơn nguy kịch và hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 121 (Cần Thơ). Đây là những nạn nhân mới nhất của các vụ ngộ độc do uống rượu xuất hiện nhan nhản tại ĐBSCL trong thời gian gần đây.
Tại bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ, thời gian vừa qua cũng liên tiếp phải tiếp nhận nhiều ca ngộ độc rượu, trong đó có một bệnh nhân quê ở quận Ô Môn đã chết. Tại Sóc Trăng chỉ trong vòng vài ngày cũng có 4 trường hợp tử vong do uống rượu. Riêng tỉnh Hậu Giang đã có 7 người chết, một người trong tình trạng nguy kịch vì ngộ độc rượu. Như vậy, tại ĐBCSL, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng đã có đến 16 người chết do ngộ độc rượu, đây chắc chắn là con số thống kê chưa đầy đủ, vì vẫn có nhiều trường hợp tử vong khác ở những vùng sâu, vùng xa ít được tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế, nơi người dân thường xuyên sử dụng các loại rượu đế giá rẻ. Tại Hậu Giang, tình hình cấp bách khiến địa phương phải thành lập một tổ liên nghành kiểm tra các quán rượu. Theo Công an huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hầu hết người tử vong tại Hậu Giang là do uống một loại rượu tại quán thịt chó tên Thành ở ấp I, xã Hòa An, chủ quán khai nhận là lấy rượu của một người tên T tại Cần Thơ, mỗi ngày quán này bán ra đến 30 lít rượu. Các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu rượu của quán này để xét nghiệm phân tích. Mục sở thị “công nghệ” chế biến rượu P, một chủ quán thịt chó ở Cần Thơ chỉ vào dãy bình rượu trưng bày cho "thượng đế" liệt kê: rượu trắng, rượu thuốc, chuối hột, rượu rắn... có cả Càn Long, kể cả Bồ Đào Mỹ Tửu trứ danh trong ca cổ, quán đều có hết. Đếm xong, ông rỉ tai: “Chỗ thân thiết tui nói thiệt, nước lã cả đấy, hơn chục năm bán thịt chó chưa bao giờ tui dám uống rượu quán mình”. Thấy khách có vẻ khó hiểu, ông bồi thêm: “Nước lã chỉ cần cho thêm một viên men Trung Quốc là thành rượu ngay”. Ông cho biết tôi biết cách pha chế các loại rượu: lấy nước lã cho cồn vào, sau đó cho thêm men Trung Quốc, mỗi loại men làm ra một vị rượu. “Để có mùi rượu thuần khiết, nhiều tay còn chấm thêm một giọt thuốc rầy”-ông khẳng định. P dẫn tôi đi mục sở thị công nghệ chế biến “bách tửu” trong một con hẻm ngoằn ngoèo, đường đất lởm chởm. “Xưởng” sản xuất nằm ngay trước cửa toa lét không che đậy gì cả. Chai lọ, can nhựa vung vãi khắp nơi trên nền nhà đen nhẻm, nhão nhoét và nồng nặc mùi. Kinh khủng hơn, không ít các loại chai lọ chứa gián, ruồi, tàn thuốc và cả nước bọt của khách uống thải vào. Được yêu cầu “biểu diễn” ngón nghề pha rượu, ông chủ lò tên T hí hửng đi múc một xô nước lớn rồi vào nhà lấy ra một can nhựa bên trong có đựng nước màu trắng đục đổ can nhựa vào xô, mùi cồn bốc lên nồng nặc. Với tay lấy thêm một viên men nhỏ, T để vào xô nước rồi dùng tay khuấy đều. Hỗn chất quyện dần rồi đổi sang màu thẫm. T xoa tay: “Xong, 20 lít chuối hột nhé”! Theo T, loại “rượu” này sẽ được đi bỏ mối tại các quán nhậu bình dân hoặc tạp hóa với giá 5.000 đồng/lít. Không khác gì uống thuốc độc T bật mí, các loại keo, hũ rượu ở các quán nhậu thường để thuốc bắc, rắn.... là để “lòe” thượng đế mà thôi. Thực chất, mùi vị của rượu tùy thuộc vào loại men sử dụng. Với công thức như vừa “biểu diễn”, T có thể cho ra hàng chục loại ruợu mùi vị và tên gọi hoàn toàn khác nhau. Cũng theo T, thượng đế không hẳn là không biết các loại rượu mình uống là rượu dỏm nhưng vẫn bàng quan, miễn sao có rượu uống là được nên mới chuốc họa vào thân. Tại Cần Thơ có hàng chục cơ sở sản xuất rượu như T, còn tính cả ĐBSCL thì nhiều vô kể.
Ông Đàm Hồng Hải, cán bộ Thanh tra Sở Y tế Cần Thơ thì cho hay, nồng độ chất độc hại trong các loại rượu pha chế thủ công cao hơn bình thường từ 30-50 lần. Đặc biệt là thành phần methanol trong cồn pha chế rượu (đã bị cấm sử dụng) với hàm lượng lớn có khả năng gây ngộ độc rất cao. “Người thường xuyên sử dụng các loại rượu này sẽ mắc các bệnh loét dạ dày, suy thần kinh, ngộ độc cấp tính và rất dễ tử vong”-ông Hải khuyến cáo. Một thực tế đáng quan ngại là tại miền Tây không ít người biết đang uống rượu dỏm và tác hại rất ghê gớm tuy nhiên vẫn nhắm mắt uống vì thói quen. Mặc dù trên nhiều phương tiện thông tin đã liên tục cảnh báo các ca tử vong do ngộ độc rượu nhưng “thực trạng” này không vì thế mà thuyên giảm. Các trường hợp ngộ độc rượu tại ĐBSCL chắc chắn sẽ chưa dừng lại nếu không có biện pháp mạnh từ các cơ quan chức năng. Theo VTC |
Tuesday, May 20, 2008
“Bách tửu” chỉ là thuốc độc!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment