Người phương Tây thường nói "Một câu nói hiểm gây đau đớn hơn hàng vạn nhát dao" để dạy con cái về cách ứng xử. Giờ đây các nhà tâm lý đã tìm ra lý do tại sao một câu chửi cay độc đáng sợ hơn vài trận đòn.
Các chuyên gia tâm lý của Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ yêu cầu một nhóm tình nguyện viên nhớ lại những cú sốc tâm lý và nỗi đau thể xác trong 5 năm trước. Các tình nguyện viên ghi những trải nghiệm của họ lên giấy rồi tham gia một đợt kiểm tra tâm lý.
Kết quả phân tích cho thấy tất cả tình nguyện viên nhớ những tổn thương tinh thần rõ ràng hơn nỗi đau thể xác.
Trong thử nghiệm tiếp theo, nhóm chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên thực hiện các bài tập đánh giá khả năng tư duy sau khi nhớ lại những sự kiện khiến họ phải chịu đựng nỗi đau thể xác và tinh thần. Các nhà tâm lý nhận thấy họ ghi được điểm số cao hơn sau khi nhớ lại những nỗi đau thể xác.
Zhansheng Chen, chuyên gia của Đại học Purdue, cho rằng việc những cú sốc tinh thần tồn tại khá lâu trong ký ức con người và gây nên những vấn đề tâm lý có thể là một tác động không mong muốn trong quá trình tiến hóa của vỏ não - nơi điều khiển các hoạt động tư duy, nhận thức và ngôn ngữ.
"Sự tiến hóa của vỏ não giúp con người cải thiện khả năng phản ứng và thích nghi với mọi thay đổi trong môi trường sống xung quanh. Chẳng hạn, nỗi đau thể xác dạy con người rằng chúng ta không nên lặp lại những hành động gây tổn hại tới cơ thể. Tuy nhiên, sự tiến hóa của vỏ não cũng mang đến một tác động không mong đợi: nó cho phép chúng ta lưu giữ những cú sốc tâm lý trong khoảng thời gian rất dài", Chen giải thích.
Việt Linh (theo Daily Mail)
Sunday, August 31, 2008
Thursday, August 28, 2008
Khó thăng tiến vì ngại quảng bá bản thân
Trong phần lớn doanh nghiệp trên thế giới, sếp nữ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu quản lý. Tuy nhiên, nữ giới nên đổ lỗi cho chính họ vì không phá vỡ được thế độc quyền này của cánh mày râu.
Tiến sĩ Shannon Goodson, chủ tịch một công ty chuyên phát hành các ấn phẩm về tâm lý hành vi mang tên Behavioral Sciences Research Press, tiến hành thu thập thông tin về hành vi của nữ giới tại nơi làm việc của khoảng 11.500 phụ nữ và 16.700 nam giới trong độ tuổi lao động ở 34 quốc gia.
Phân tích ban đầu cho thấy phụ nữ ở Anh, Mỹ và Trung Quốc tỏ ra tự tin khi quảng bá bản thân bằng cách nói về những thành công của họ, trong khi phụ nữ ở New Zealand và Thụy Điển cho rằng hành vì đó làm hoen ố hình ảnh của phái đẹp.
Phần lớn phụ nữ coi quảng bá bản thân là hành vi đáng xấu hổ. Ảnh: AP.
Theo Shannon, phụ nữ không tạo ra rào cản vô hình để tự giới hạn khả năng thăng tiến, nhưng họ lại vô tình duy trì nó. Khả năng thu hút sự chú ý của người khác tới những đóng góp và thành quả trong công việc đang trở thành một phần quan trọng trong nghệ thuật quản lý hiện đại, nhưng phần lớn nữ giới không thể hoặc không muốn làm điều đó như những đồng nghiệp nam của họ.
"Họ cho rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ là đủ để giúp họ có mức lương và vị trí cao hơn. Hoàn thành xuất sắc công việc tuy quan trọng, nhưng bản thân nó không biết nói. Bạn phải nói giúp nó", Shannon giải thích.
Ngược lại, nam giới luôn tỏ ra hào hứng khi quảng bá bản thân. Thậm chí họ sẵn sàng nói dối để được thăng chức hoặc nhận được sự khâm phục. Sau khi nói dối, phái mạnh hiếm khi cảm thấy băn khoăn hay xấu hổ.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ nắm quyền lực cao có xu hướng cản trở hoặc phá hoại cơ hội thăng tiến của những phụ nữ dưới quyền.
Nhiều nhân viên nữ thừa nhận họ thích làm việc dưới trướng của sếp nam hơn. Theo họ, sếp nam có tư tưởng nhất quán và công bằng hơn sếp nữ. Ngoài ra, họ cho rằng nam giới có xu hướng khích lệ và hỗ trợ nhân viên nữ nhiều hơn.
"Nhìn chung, nữ giới vẫn tỏ ra rụt rè và thụ động trong việc quảng bá hình ảnh cá nhân và điều đó khiến họ luôn ở phía sau nam giới trong quá trình chiếm lĩnh các nấc thang quản lý. Phái yếu nên trách chính bản thân họ về tình trạng đó", Shannon tuyên bố.
Việt Linh
Tiến sĩ Shannon Goodson, chủ tịch một công ty chuyên phát hành các ấn phẩm về tâm lý hành vi mang tên Behavioral Sciences Research Press, tiến hành thu thập thông tin về hành vi của nữ giới tại nơi làm việc của khoảng 11.500 phụ nữ và 16.700 nam giới trong độ tuổi lao động ở 34 quốc gia.
Phân tích ban đầu cho thấy phụ nữ ở Anh, Mỹ và Trung Quốc tỏ ra tự tin khi quảng bá bản thân bằng cách nói về những thành công của họ, trong khi phụ nữ ở New Zealand và Thụy Điển cho rằng hành vì đó làm hoen ố hình ảnh của phái đẹp.
Phần lớn phụ nữ coi quảng bá bản thân là hành vi đáng xấu hổ. Ảnh: AP.
Theo Shannon, phụ nữ không tạo ra rào cản vô hình để tự giới hạn khả năng thăng tiến, nhưng họ lại vô tình duy trì nó. Khả năng thu hút sự chú ý của người khác tới những đóng góp và thành quả trong công việc đang trở thành một phần quan trọng trong nghệ thuật quản lý hiện đại, nhưng phần lớn nữ giới không thể hoặc không muốn làm điều đó như những đồng nghiệp nam của họ.
"Họ cho rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ là đủ để giúp họ có mức lương và vị trí cao hơn. Hoàn thành xuất sắc công việc tuy quan trọng, nhưng bản thân nó không biết nói. Bạn phải nói giúp nó", Shannon giải thích.
Ngược lại, nam giới luôn tỏ ra hào hứng khi quảng bá bản thân. Thậm chí họ sẵn sàng nói dối để được thăng chức hoặc nhận được sự khâm phục. Sau khi nói dối, phái mạnh hiếm khi cảm thấy băn khoăn hay xấu hổ.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ nắm quyền lực cao có xu hướng cản trở hoặc phá hoại cơ hội thăng tiến của những phụ nữ dưới quyền.
Nhiều nhân viên nữ thừa nhận họ thích làm việc dưới trướng của sếp nam hơn. Theo họ, sếp nam có tư tưởng nhất quán và công bằng hơn sếp nữ. Ngoài ra, họ cho rằng nam giới có xu hướng khích lệ và hỗ trợ nhân viên nữ nhiều hơn.
"Nhìn chung, nữ giới vẫn tỏ ra rụt rè và thụ động trong việc quảng bá hình ảnh cá nhân và điều đó khiến họ luôn ở phía sau nam giới trong quá trình chiếm lĩnh các nấc thang quản lý. Phái yếu nên trách chính bản thân họ về tình trạng đó", Shannon tuyên bố.
Việt Linh
HOW to pretend to be a "Natural Leader"
Some people are always listened to. What they say matter, and everyone pays attention whenever they speak.
Why is that so? There’s an air of authority about their every words and actions, which helps them in getting their point across, when others would not even be heard.
In short, they are what you and I would call “Natural Leaders.”
I am not one of those people – I wasn’t born super-confident – so I took some time to study man and women who naturally command respect, in order to learn their secrets and get the results I wanted in my own life.
The experiment has worked well: today my behavior has changed - though I’m still me - and I have finally been offered the job I had been wanting for the last three years.
I should come clean with you – I haven’t discovered any secrets… – only well known habits which increase their effectiveness exponentially when applied all together.
If you are not a “Natural Leader”, the good news is that a confident behavior can be learned: read the tips below and start immediately to practice those which feel ok with you. Results will soon follow...
Posture
- Stand tall: keeping your shoulders pushed back will lend you an air of confidence.
- Spread your weight evenly on both feet instead of leaning only on one.
- Try standing with your arms crossed behind your back. Your shoulders will get pulled back automatically.
- Don’t stand with your hands on your hips if you don’t want to come across as confrontational.
- Don’t lean against walls or tables. You’ll appear tired and lazy.
What are you looking at?
- Look directly at the person you are talking to in order to exude confidence. If you turn away from the person you’re talking to in the middle of the conversation, you’ll show you’re not interested.
- Look straight in front of you: looking down might be interpreted as shyness, looking slightly upward could be perceived as arrogance. Finally, if you wear glasses, don’t look over the rim. It makes you look condescending.
- Don’t look at your watch unless you want to appear as if you’re in a rush.
- Don’t rub your eyes with your hands: it signals disbelief at the situation.
- Keeping your eyes on the door will show that you’re ready to leave the room.
When you are sitting…
- Sit straight so that your shoulders almost touch the back of your chair.
- Rest your hands on the arms of your chair, place them on your knees, or fold them on your lap so that they are not a distraction.
- Make sure your chair is positioned so you’re facing the person you’re talking to. This will show that you’re engaged in what they are saying.
- Lean slightly forward to appear interested in a conversation and stress what you’re saying.
- Don’t tilt your chair back so that it’s standing on two legs. This shows a very casual, laid back attitude and does not earn you respect. You also run the risk of looking silly when you accidentally fall backwards.
- Stretching your legs out shows you’re too relaxed and may also invade others’ personal space.
- Never put your feet up on the desk in front of you. You don’t want to come across as condescending.
Head and Face
- Tilting your head to one side during a conversation shows you’re interested and thinking about what’s being said.
- Be sure to nod your head so the person you’re speaking with knows you’re listening and interested.
- A blank face conveys either disinterest or a lack of understanding.
What are you doing with your hands?
- If seated, place your hands on armrest or on your laps ; if standing still, try holding your hands behind your back. Break such standard position whenever needed, and then return to it as soon as you can. - Open, face-up palms signal honesty and straightforwardness.
- Gesturing with your arms can help you making a point, but doing it excessively can became distracting.
- Make sure your palms are clean and dry. Sweaty palms indicate nervousness and are a turn off for most people.
- Never point at someone, be it the person talking to you or anyone else in the room. It’s rude.
- Don’t scratch your head. You’ll come across as being unsure of yourself.
- Don’t tap your fingers on a table or arms of a chair; you’ll seem anxious.
- Don’t run your fingers through your hair. It shows frustration.
- Never bite your nails. It will make you seem nervous.
- Don’t fidget with objects lying on the table in front of you.
- Don’t sit with your palms on your cheeks. It shows you’re deep in thought about something else.
- Do not wipe your palms on your clothing. Use a handkerchief instead.
- Don’t play or fidget with your mobile phone when someone’s talking to you. It shows avoidance and a lack of interest.
- Don’t touch your nose, play with your hair, or rub your eyes when you’re being asked for an honest answer. They’re all signs that say you’re lying.
- Keep your fingernails clean. Close cropped nails show you’re neat and orderly, but if you prefer to wear them long, make sure they’re groomed neatly.
Last but not Least…
- If the situation calls for paperwork, be sure to keep your papers in order with easy access to avoid looking disorganized.
- Removing your tie, top button, or jacket to indicate you’re getting comfortable in your surroundings.
- Open doors and allow others to walk before you.
- Cough and sneeze into your hands or a handkerchief, not into the face of the people around you.
- Additionally, try videotaping your actions so you can find out where you’re going wrong. I know, it sound weird, but it is amazingly effective.
- Look good. You don’t have to be conventionally handsome or beautiful; it’s enough to dress neatly in clothes that suit both you and the occasion.
- Smell good. Use deodorant and perfume, but go easy on it. You don’t want to overpower the room with your scent.
- Wear footwear that allows you to walk comfortably to avoid making a fool of yourself.
- Avoid revealing, dirty or wrinkled clothing.
- And finally, remember to smile. Smiles are contagious.
" Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng
Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu
Hận trời xanh vô tình nhắm mắt
Chẳng chịu nghe, chịu hỏi, chịu trông.
Mặc giông tố cuốn đi tình yêu chân thực
Khiến ta cuồng si, khiến nàng đau khổ
Mang trên vai gánh nặng tương tư
Người anh hùng vương vấn bởi nặng chữ TÌNH
Nếu suốt đời buôn ba lặn lội
Mà vẫn ko giữ được người tri kỉ hồng nhan
Thì cho nắm được cả giang san
Vẫn cảm thấy xót xa ân hận
Muốn tỏ mặt anh tài
Lòng muốn khóc mắt cũng không rơi lệ
Rượu cạn rồi lại ngậm nỗi nhớ thương
Điều khó nhất trên đời là làm một trang nam tử
Ý chí vững vàng mà tình cảm mênh mang...
...Ngày tháng cũ mịt mờ như trong mộng
Người thân yêu xa mãi tận chân trời
Thế gian này phản phúc biết bao nhiêu
Sao người nỡ quên đi tất cả
Tình yêu đầu ngây thơ chân thực
Có thể nào sống lại với ta
Như biển sâu tình khiến ta đau đớn
Tháng năm trôi mái tóc đã điểm sương
Dứt không được hình anh trong tâm khảm
Đừng bỏ đi hạnh phúc của ngày mai
Dứt không ra những đau khổ tình đời
Đừng nhẫn nại vì mối tình xưa nữa
Hoa nở xuân về mà tình đã ra đi
Còn để lại vấn vương nơi trần thế…
Saturday, August 23, 2008
Ai cũng có thể thành triệu phú nếu...
Tại sao người giàu nắm bắt được cơ hội, còn bạn lại không? Giới chuyên gia cho rằng cơ hội đến với tất cả mọi người vấn đề là ai "túm" được khoảnh khắc ấy để cơ hội khỏi vụt qua. Trong số hàng nghìn triệu phú trẻ mới nổi ở Hàn Quốc, mỗi người trong số họ lựa chọn một phương thức làm giàu riêng.
Theo một báo cáo thú vị mang tựa đề “Thế giới người giàu” (World Wealth Report) do Công ty đầu tư Merrill Lynch, Mỹ và công ty tư vấn Cap Gemini Ernst & Young của Pháp công bố tháng 6 năm 2006, đến cuối năm 2004 số người có tài sản ròng lớn (trên 1 triệu USD, chưa kể nhà) ở Hàn Quốc là 71.000 người.
Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết những “người giàu truyền thống” trên 50 tuổi ở Hàn Quốc đều đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp của mình vào các thập niên 1960 - 1980, thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Trong thế kỷ 21, liệu nền kinh tế Hàn Quốc có tiếp tục phát triển với tốc độ cao như trước đây không? Hơn 90% triệu phú trẻ tỏ thái độ hoài nghi. Trong thời đại lạm phát, tăng trưởng kinh tế thấp, cung vượt cầu, muốn thành công về kinh tế nhanh chóng thì không gì khác hơn là nhắm vào các thị trường có sức hấp dẫn đầu tư lớn. Đó là chiến lược làm giàu rõ nét nhất của các triệu phú trẻ Hàn Quốc.
Để thực hiện điều đó, giới triệu phú trẻ đều có chung một ý kiến: họ phải lập kế hoạch đa dạng về thị trường đầu tư và mặt hàng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài... dựa trên nền tảng là thị trường bất động sản truyền thống. Khác với tầm nhìn và chiến lược của các triệu phú thời trước, những người đã phải tiết kiệm từng đồng suốt hàng chục năm ròng; rõ ràng Hàn Quốc ngày nay nổi lên lớp triệu phú trẻ mới với tư duy đột phá.
Triệu phú trẻ Hàn Quốc bật mí chuyện kinh doanh
Là cao thủ đấu giá bất động sản, Kim Hyoung Ta (40 tuổi) - triệu phú từ hai bàn tay trắng hiện đã có biệt thự giá hơn 4 tỷ won (1 won tương đương 16 VND). Kim chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, tất cả những gì anh có đều là tự học.
“Học là người dẫn đường vĩ đại của tôi”, Kim nói.
Kim kể, trước đây anh làm thợ tiện, rồi lái xe cho một nhà máy ở Buchon. Ban đầu anh chỉ học mót, học lỏm chiến lược bất động sản từ người khác. Ngày làm, còn ban đêm tôi ôm sách, đánh vật với luật bất động sản, luật dân sự. Sau đó, Kim bắt đầu đầu tư vào bất động sản nhờ mấy công đất ở quê mang tên người anh.
Năm 2001, qua đấu giá của tòa án, Kim mua được mảnh đất mặt tiền ở phường Noeun, thành phố Kwang Myung, tỉnh Kyong Ky, với giá 180 triệu won, trong khi giá giám định là 680 triệu won. Mảnh đất rất giá trị nhưng đang trong tranh chấp tố tụng nên không mấy người dự đấu giá, ai cũng phải cẩn thận. Mấy lần bán không được, giá đấu giá tụt xuống còn 173 triệu won. Dựa trên kiến thức về luật đã học, Kim phân tích kỹ hồ sơ này và tìm đến luật sư. Kim theo đấu thầu đến bảy lần, lần cuối trúng đấu thầu với giá 180 triệu won.
Lee Song Taek - triệu phú ở tuổi 28, đang làm luận án tiến sĩ: “Trước đây tôi học ngày đêm. Còn bây giờ ngày đi làm, đêm học ở học viện kinh tế. Hễ rảnh rỗi là tôi chúi đầu vào sách”.
Sau khi nộp tiền thầu, tiền thuế xong Kim lời 2 tỷ 800 triệu won, một khoản tiền lớn bằng 14 lần giá trúng đấu giá. Không phải ngẫu nhiên mà Kim thu lợi lớn như thế. Cũng không phải gặp vận may tiền đến. Chính tri thức và linh cảm về bất động sản, về luật pháp từng dày công học tập lâu nay đã mở rộng tầm nhìn kiếm tiền cho Kim. Trong thư viện tư của Kim, sách, tài liệu về bất động sản, về luật dân sự chất kín tường lên tận trần nhà.
Lee Keun Sung (36 tuổi) khởi nghiệp từ tay trắng, nay có tài sản khoảng 2 tỷ won nhờ đầu tư chứng khoán vào Trung Quốc mấy năm gần đây. Hằng năm, Kim tìm đọc ngấu nghiến các báo cáo liên quan tới xí nghiệp Trung Quốc, các công ty chứng khoán nước ngoài và nhiều tài liệu khác mua từ hiệu sách của Mỹ, Nhật. Đồng thời Kim nghiên cứu ngành nghề nào ở Trung Quốc có lợi tức cao và dòng chảy của mạch tiền ra sao.
Còn Park Sang Hyun (30 tuổi), vốn xuất thân từ nhân viên công ty kiểm toán, nay có cửa hàng quần áo với doanh số bán ra mỗi năm trên 5 tỷ won. “Tôi luôn thu thập tất cả tài liệu về các loại vải và thời trang. Chuyên môn của tôi không phải là thời trang nên tôi phải học bằng 10-20 lần người khác”, Park nói.
Tự học là chính
Triệu phú Seo Kyong Sik (39 tuổi) nhấn mạnh: “Dù là đầu tư hay kinh doanh thì phải tìm phương pháp đạt được kết quả tốt nhất. Phải tìm cho được bậc thầy đã từng thu được kết quả tốt nhất. Phải thu được những gì có thể thu được từ bậc thầy này”. Và người thầy là những tấm gương thành công đi trước, rồi biết áp dụng vào hoàn cảnh của mình.
Kim Chol Kyu (36 tuổi), đang điều hành một sân golf lớn, nói rằng: “Người đánh golf xa 180 yard nếu có thầy có thể đánh xa tới 220 yard. Nhưng nếu muốn đánh xa hơn 250 yard thì phải học lại từ đầu cách cầm cần golf”.
Nhưng trước khi đứng trong hàng ngũ triệu phú, những người bình thường này không có nhiều bạn là triệu phú. Vậy họ học bằng cách nào? Kim Chol Kyu nói: “Chính là sách. Nhưng nội dung và hình thức sách không phải là điều quan trọng nhất. Mà quan trọng là đọc được những bí quyết, suy nghĩ của độc giả ẩn trong chữ. Vì đó là cô đọng từ mồ hôi và nhiệt tình của người viết. Nếu tìm được tri thức trong điều đã biết, trí tuệ trong cái không nhìn thấy thì người đó có tư cách thành triệu phú”.
Các cuốn sách mà các triệu phú trẻ hay đọc: “Từ điển bách khoa”, “Sử ký Tư Mã Thiên”, “Lịch sử diệt vong của đế quốc La Mã”, “Trường ca Ilias và Odysseia”… Vì sao lại thích sách lịch sử? Triệu phú Lee Sung Je (38 tuổi) - nhà đầu tư cổ phiếu thành công - giải thích: “Người thắng của lịch sử phải là người dám lên đường đi xa. Đầu tư cũng giống như cuộc trường chinh vậy. Có lẽ vì thế nên các triệu phú trẻ trên đường đầu tư có ấn tượng sâu và ưa thích những cuốn sách như thế”.
(Theo Người Lao Động)
Tỷ phú khởi nghiệp từ trò chơi điện tử
Thương hiệu Nintendo lừng danh của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử do Hiroshi Yamauchi phát triển. Hiện ông nắm trong tay 1.9 tỷ USD, xếp vị trí số 410 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.
Cũng giống như hàng triệu người dân bình thường khác, sau thế chiến thứ 2, Hiroshi Yamauchi đã từng phải vật lộn với những khó khăn chồng chất trong đống đổ nát của chiến tranh. Vượt lên tất cả, bằng tài năng và những nỗ lực phi thường của mình, sau khi được trao quyền thừa kế doanh nghiệp nhỏ bé của gia đình, ông đã thổi một luồng sinh khí mới và tạo cho Nintendo những bước đột biến.
Nintendo nguyên là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất các bộ bài dành cho giải trí thô sơ do chính ông nội của Hiroshi Yamauchi thành lập lên. Sau khi được trao quyền thừa kế, ông từng bước cải tổ, mở rộng Nintendo. Đến nay, Nintendo đã có hàng trăm chi nhánh nhà máy, xí nghiệp đặt ở trong và ngoài Nhật Bản. Doanh thu của Nintendo ước tính bình quân mỗi năm khoảng 5 tỷ USD.
Thừa kế và phát triển Nintendo
Yamauchi Hiroshi sinh năm 1927 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Kyoto, ông dự định vào khoa học luật hay kỹ sư của một trường đại học tại Nhật Bản nhưng chiến tranh thế giới thứ II lan rộng đã làm thay đổi dự định của Yamauchi Hiroshi và cậu tiếp tục phải làm việc trong nhà máy của quân đội cho tới năm 1945.
Thế chiến thứ 2 vừa kết thúc, Yamauchi Hiroshi lập tức thi đỗ vào khoa luật của Đại học Waseda University. Tuy nhiên công việc học tập của ông cũng lại một lần nữa không thể hoàn thành vì chỉ được một thời gian sau khi nhập học, Yamauchi Hiroshi đã phải bỏ dở việc học để về quản lý công việc kinh doanh của gia đình do ông nội qua đời. Và ông đã chính thức được gia đình trao quyền quản lý công việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp gia đình Nintendo.
Mặc dù đứng trước những khó khăn chồng chất tưởng chừng như không vượt qua nổi, Hiroshi Yamauchi vẫn quyết tâm tìm mọi cách để vực công việc kinh doanh của gia đình. Bằng những nỗ lực của mình, ông đã dần ổn định được hoạt động của Nintendo trên lĩnh vực sản xuất đồ chơi điện tử và lấy tên mới cho công ty là Nintendo Karuta (Nintendo Playing Cards) theo đúng với mặt hàng là các bộ bài giải trí.
Hoạt động của Nintendo Karuta cũng đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Nếu như trước đây chương trình cải tổ nhân công hàng loạt không mang lại hiệu quả thì càng về sau, với tư duy thức thời của thế hệ nhân công mới, Hiroshi Yamauchi đã có được những cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động nghiên cứu để đưa vào sản xuất các loại đồ chơi thế hệ mới có trình độ kỹ thuật cũng như hàm lượng trí tuệ cao. Do đó, ông đã quyết định thực hiện chương trình cải tổ dây chuyền công nghệ đồng thời tuyển dụng thêm nhân viên, kỹ sư trình độ cao có khả năng sáng tạo cho Nintendo Karuta.
Bằng các hướng đi đúng của mình, ngay từ cuối những năm 50, Hiroshi Yamauchi đã tạo được uy tín trước nhà làm phim hoạt hình hàng đầu thế giới Walt Disney. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, ông đã thành công với bản hợp đồng cung cấp linh kiện trò chơi giải trí. Với bản hợp đồng này, bình quân mỗi năm Nintendo có thể cung cấp cho Walt Disney số lượng 600.000 sản phẩm.
Ngoài ra, để nhanh chóng thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động của Nintendo, Hiroshi Yamauchi đã tiếp tục nhân rộng các chi nhánh của Nintendo và đặt dưới sự điều hành của tổng hành dinh đặt tại ngoại ô Kyoto. Đây chính là thời điểm Hiroshi Yamauchi đưa Nintendo đến với công chúng và tạo cho doanh nghiệp một đà tăng trưởng khá mạnh.
Từ thập niên 80 đến thập niên 90, khi thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu về các bộ bài, các chương trình game giải trí có trình độ kỹ thuật cao và nhiều hàm lượng chất xám ngày một lớn. Vì vậy Hiroshi Yamauchi đã hướng Nintendo vào nghiên cứu và cho ra đời các hệ thống game video cung ứng cho thị trường nội địa.
Bằng tầm nhìn xa trông rộng của mình, cùng với việc mở rộng các chi nhánh sản xuất, Hiroshi Yamauchi còn thực hiện chương trình đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm mới cho Nintendo đặt tại ngoại ô Kyoto. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên lành nghề của Nintendo đã có được môi trường thuận lợi để phát huy tài năng sáng tạo của mình.
Bước vào một thị trường châu Mỹ, các sản phẩm của Nintendo sẽ phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh rất lớn. Do đó, Hiroshi Yamauchi đã quyết định cử nhân vật Arakawa, một trong những kỹ sư, nhà quản lý hàng đầu của mình, làm nhà điều hành cho chiến lược kinh doanh mới này của Nintendo. Bằng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về thị trường châu Mỹ mà Arakawa đã nhanh chóng triển khai thành công chiến lược kinh doanh của Hiroshi Yamauchi, đưa những sản phẩm trò chơi của Nintendo đến Mỹ và sau đó là từng bước chiếm lĩnh thị trường này.
Hiện nay Nintendo là đối thủ lớn nhất của Sony và Microsoft trong lĩnh vực trò chơi điện tử trên thế giới. Sau những năm tháng thăng trầm cùng Nintendo, năm 2005, Hiroshi Yamauchi đã chính thức rút khỏi vị trí người đứng đầu của tập đoàn. Mặc dù vậy, với những gì đã làm được cho nền công nghiệp giải trí của thế giới, Hiroshi Yamauchi vẫn luôn được mọi người nhớ đến với vai trò là một trong những doanh nhân thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trò chơi giải trí của Nhật và thế giới.
(Theo TBKTVN)
Tỷ phú xuất thân từ tướng cướp
Hoàn lương, làm đủ mọi nghề đến cái tuổi 47 này, Dũng "K Cơ" đã là một tỷ phú làng tranh đá quý, nắm trong tay khối tài sản không dưới vài chục tỷ đồng.
Dũng và vợ đang hướng dẫn thợ làm tranh đá quý. Ảnh: CAND.
Cuộc đời như huyền thoại của một tướng cướp này có thể khiến bất cứ cũng phải ngạc nhiên. 20 tuổi, thành đảng viên trẻ tuổi nhất nhì một trung đoàn bộ đội. 22 tuổi bị khai trừ Đảng vì những sai lầm trong cuộc sống. 30 tuổi, lập băng nhóm dưới chân đèo Thác Riềng, hai tay hai súng chặn ôtô cướp tài sản rồi trở thành trùm giang hồ đất Tây Bắc, thành "bưởng trưởng" trên suốt một dải vành đai vàng sa khoáng Na Rì - Bắc Kạn. 33 tuổi vươn lên thành đại ca ở đất đá đỏ Lục Yên.
3 lần vào tù, một lần trốn trại trở thành bị can bị truy nã đặc biệt toàn quốc. Ra đầu thú, bị kết án 11 năm tù về 3 tội, Dũng “K Cơ" được đặc xá tha tù trước thời hạn vào diện gần như sớm nhất ở Trại Phú Sơn 4, nhờ thành tích cải tạo xuất sắc.
7 tuổi đã có… đệ tử
Tên cúng cơm của Dũng “K Cơ” là Lê Văn Dũng, sinh năm 1960 tại xóm Bến, xã Lạc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái cũ (nay là Thái Nguyên). Thuở đó, Dũng đã biết làm đủ nghề, từ chăn trâu cắt cỏ, cấy hái cày bừa… 6 tuổi bắt đầu đi học, nhanh ý nhưng rất ham chơi nên đã sớm trở thành đầu lĩnh của đám học sinh quanh xã. 7 tuổi, sáng ra đến trường Dũng đã có người cắp cặp, xách túi, ở lớp đã có bạn làm bài hộ, nghịch ngợm vô cùng. Học lên đến lớp 8 (hệ 10 năm) được mấy tháng thì bỏ ngang xương, Dũng theo chúng bạn vào đội thủy lợi được 2 năm.
Đến năm 1978, vì chơi bời lêu lổng, Dũng bị bố mắng. Giận bố, Dũng viết đơn xin vào bộ đội mà không cho ai biết. Đến ngày tuyển quân, ông cụ mới té ngửa khi biết Dũng ra đi. Tháng 8/1978, Dũng làm một binh nhất của Tiểu đoàn 574 đóng tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ (Hà Bắc cũ). Huấn luyện xong, Dũng được bố trí về đơn vị chiến đấu là Trung đoàn 338. Nhờ sự nhanh nhẹn, thông minh mà Dũng được lãnh đạo đơn vị cử đi học lớp tiểu đội trưởng ở cấp sư đoàn. Năm 1980, Dũng được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất của trung đoàn khi đó.
Bước ngoặt đau đớn và lần "dính án" đầu tiên
Dũng thú nhận, lý do dẫn tới những bước ngoặt cuộc đời đau đớn sau này là do nhiều lần được giao phụ trách đơn vị đi độc lập làm việc, tính tự chủ, tự quyết và cả… tự phụ trong Dũng hình thành quá sớm và quá lớn. Trong chiến tranh, được giao phụ trách nổ mìn các công trình nên thường xuyên được giao nhận mìn, thuốc nổ, dần dần Dũng đã bắt đầu sa vào việc tư lợi dù không phải chỉ cho cá nhân mình. Bớt các loại vật liệu nổ để đi đánh cá, để đổi gà vịt cải thiện cho anh em trong sinh hoạt vì giai đoạn đó rất khó khăn. Cuối cùng lượng thuốc nổ hao hụt mất khoảng hơn 200 kg, đó là một chuyện hết sức nghiêm trọng. Đương nhiên, Dũng phải viết kiểm điểm, khai báo về việc này.
Vì sai phạm trên, tháng 8/1982 Dũng bị "treo giò" chuẩn bị khai trừ Đảng. Không được bố trí công tác nên Dũng đã lâm vào cảnh chán nản. Tháng 11/1982, Dũng chính thức bị khai trừ khỏi Đảng. Từ một đảng viên trẻ nhất trung đoàn, trở thành một người tai tiếng số một, ai ai cũng biết, nên Dũng đã chẳng thể vượt lên chính mình để gượng dậy.
Tháng 3/1983, Dũng ra quân. Quyết tâm phấn đấu để bươn chải với cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, Dũng đã làm đủ mọi nghề như đi chăn vịt thuê, buôn vàng, buôn bạc trắng ở tận các bản người dân tộc thiểu số, buôn quần áo vắt vai khắp các chợ vùng cao phía Bắc. Dần dần có chút vốn, Dũng bắt đầu xoay sang đi buôn trâu ở Na Rì, Bắc Kạn.
Liều lĩnh kiếm tiền, Dũng đặt in giả luôn cả con dấu quốc huy, con dấu cơ quan, tên người lãnh đạo các đơn vị cần thiết. Nhà Dũng lúc đó ở gần Viện 91, hằng ngày thấy người ra vào viện cần rất nhiều thứ giấy nên anh ta đã nảy sinh luôn ý định in giả các loại giấy tờ của Viện 91 như giấy vào viện, ra viện, giấy thanh toán, phiếu thuốc… Tất cả đều được Dũng mày mò tự… ký thay luôn.
Khi Công an quận Hai Bà Trưng phá vụ án in ấn nhãn mác giả ở Hà Nội, đã thu được các loại giấy tờ đặt in của Dũng. Hôm đó đúng ngày 14/7 âm lịch của năm 1986, Dũng đang ăn rằm ở nhà thì bị Công an quận Hai Bà Trưng lên bắt. Nằm ở nhà tạm giữ Công an quận hơn 1 tháng, chuyển sang trại Hỏa Lò nằm 2 tháng thì Dũng được chuyển giao cho bên An ninh Quân đội vì làm giả các loại giấy tờ của Quân đội. Năm 1986, Dũng bị Tòa án Quân khu I xử 18 tháng tù giam về tội làm giả giấy tờ.
“Cuộc tình trong trại” và “ông chủ xưởng tranh"
Một cuộc tình được coi là đẹp và hiếm có nhất nhì ở trại giam từ trước đến nay đã diễn ra và đó cũng chính là người vợ hiện thời của "tướng cướp": chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1966, người Phú Thọ.
Dũng vào Trại Phú Sơn 4 được khoảng hơn 1 năm thì nghe anh em kể chuyện vừa có một số phạm nhân mới nhập trại, trong đó có cả phạm nhân nữ. Họ còn bàn tán rằng, có một phạm nhân nữ đến trại hôm ấy là cô giáo "trông xinh lắm" và "rất nhân từ", người đã cho họ một số đồ ăn thức uống lúc xuống xe. Trí tò mò đã thúc đẩy Dũng dứt khoát phải tìm cách để gặp mặt xem cô này như thế nào. Các trại viên mới nói cho Dũng biết tên cô gái ấy là Oanh, nghe đâu là con một cán bộ ngành giáo dục ở tỉnh Phú Thọ.
Trước khi vào trại, Oanh là một cô giáo dạy giỏi có tiếng ở trường chuyên. Oanh bị dính án "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Ngày đó ở Bắc Giang, nơi Oanh công tác, có phong trào buôn hàng từ biên giới Lạng Sơn về. Có điều kiện hơn nên Oanh đã dùng tiền của nhà trường cho một số người vay để đi buôn, nhưng họ vỡ nợ nên không trả được tiền. Chuyện vỡ lở, Oanh bị xử 8 năm tù giam và đưa vào Trại Phú Sơn 4…
Thông tin thì vậy nhưng vẫn chưa ai biết mặt ai cả. Theo nguyên tắc, trong trại phạm nhân nam và phạm nhân nữ không được gặp nhau, nhưng Dũng “K cơ” vốn ma mãnh nên đã thiết kế được một cuộc gặp rất chính đáng: Tổ chức việc trao đổi hạt giống trồng cây giữa các phân trại nên vì lý do đó, Dũng đã qua được phân trại nữ và "xem mặt" được cô gái vẫn liên lạc với mình lâu nay qua thư mà không biết mặt.
Nhìn thấy Oanh, Dũng đã bị lưỡi sét ái tình đánh trúng. Tình cảm quý mến từ đó càng tăng thêm. Họ liên tục trao đổi thư tín với nhau. Các lá thư chan chứa tình cảm yêu thương nồng nàn và lời hứa cùng nhau phấn đấu cải tạo tốt để mong ngày ra tù sẽ tổ chức đám cưới, làm lại cuộc đời.
Đi xây lại cơ đồ… với 15.000 đồng
Năm 2000, niềm vui đến với Dũng “K cơ” khi trong đợt đặc xá ra tù dịp kỷ niệm 30/4, cả Oanh và Dũng đều được tha tù trước thời hạn. Dũng bị án 11 năm nhưng được xét giảm án tới 5 năm, còn Oanh bị án 8 năm nhưng đã được xét giảm án sớm hơn 4 năm.
Ngày được về với cuộc sống tự do thật vui không tả xiết, nhưng cả Dũng và Oanh đều hiểu rằng phía trước là một cuộc sống với nhiều chông gai, thách thức đang chờ. Dũng và Oanh quyết tâm đưa nhau đi tìm nơi làm lại cuộc đời.
Lúc này, cả hai tay trắng. Nhà Dũng lại nghèo xác xơ, bố mẹ chỉ có 3 gian nhà tranh, vách đất. Vậy nên, miền đá đỏ Lục Yên là nơi đã hiện về trong tâm trí họ.
Trong túi Dũng và Oanh lúc ấy chỉ có 3 triệu đồng do một người bạn tốt bụng cho mượn. Lên đến Lục Yên, thuê một căn nhà nhỏ để ở, mua một cái giường để nằm, một cái xe đạp mini để đi lại, số tiền còn lại là… 15.000 đồng. Không sao cả, Dũng quyết định hướng dẫn cho Oanh cách đi buôn đá đỏ nhỏ kiếm cơm ngày 3 bữa, còn mình cùng anh em lên núi mua cào cuốc làm thủ công để kiếm đá.
Mọi thứ lúc này thiếu thốn, đến nước cũng phải đi xin. May có người anh em vốn nể phục Dũng từ trước thương tình cắt cho một mảnh đất nhỏ trên bãi của mình nên dần dần Dũng đã kiếm ăn được. hi có thêm chút tiền, Dũng bắt đầu nghĩ đến chuyện liều. Dốc hết vào đi mua máy móc, mua công cụ để làm đá.
May mắn đã mỉm cười với Dũng, sau 6 tháng trở lại Lục Yên, đến cuối năm 2000, anh đã mở rộng sản xuất, lập thêm được một đội đá làm đường nữa.
Có đồng ra đồng vào, đến đầu năm 2001 Dũng quyết định lập thêm một đội công nhân nữa chuyên làm đá xây dựng. Nhờ cái liều và tầm nhìn xa, lực lượng lao động của Dũng khi đó đã rất mạnh, lên tới trên 70 người.
Ngoài lượng đá đỏ khai thác được đem bán đi, còn một lượng đá khá đẹp khác Dũng đã giữ lại vì thị trường đá quý lúc đó đã bắt đầu chững. Đó cũng chính là tiền đề cho công việc sau này của Dũng và Oanh.
Năm 2003, không hiểu sao hàng đá đỏ dù có làm được cũng không bán được nữa. Bên cạnh nguồn đá bị cạn kiệt thì công việc làm ăn cũng không còn thuận lợi, Dũng bắt đầu nghĩ đến chuyện về quê để làm ăn. Sau mấy năm ở Lục Yên, họ tổ chức đám cưới và cùng về quê sinh sống. Dũng mua mảnh đất 300 triệu đồng ở thị xã Sông Công (Thái Nguyên) và bắt đầu công việc kinh doanh trên một ngôi nhà tạm bợ.
Lại bắt đầu xoay đủ nghề, từ cho thuê xe, nhận cầm đồ đến buôn bán hàng tranh đá quý từ Lục Yên về Hà Nội, Hải Phòng. Trước khi về quê, Dũng đã nhìn ra một lượng hàng đá đỏ lớn vẫn còn trong dân do người ta găm lại chờ thời. Anh làm môi giới cho khách từ khắp nơi đến mua hàng, mỗi chuyến thành công cũng kiếm thêm được một ít.
Cuối năm 2005 đến đầu 2006, Dũng xây xong căn nhà ở thị xã Sông Công, mua sắm tiện nghi đầy đủ như một khách sạn cỡ 2-3 sao rồi quyết định lập một xưởng làm tranh đá quý. Đi nhiều nơi, Dũng đã tìm được một số thợ cả. Mang số đá mình giữ từ xưa cùng với một lượng nguyên liệu mua từ Lục Yên về bắt đầu làm tranh với khoảng 20 thợ có tay nghề. Đó là cơ sở sản xuất tranh đá quý đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày Dũng khai trương cơ sở làm tranh đá quý, rất đông cán bộ lãnh đạo các cấp Tỉnh Thái Nguyên tới dự và ai cũng mừng cho anh. Nẻo thiện gập ghềnh nhưng không phải là không thể đi và đến đích - ngay cả là với một người từng đầy tai tiếng như tướng cướp Dũng “K cơ”.
(Theo Công An Nhân Dân)
Theo một báo cáo thú vị mang tựa đề “Thế giới người giàu” (World Wealth Report) do Công ty đầu tư Merrill Lynch, Mỹ và công ty tư vấn Cap Gemini Ernst & Young của Pháp công bố tháng 6 năm 2006, đến cuối năm 2004 số người có tài sản ròng lớn (trên 1 triệu USD, chưa kể nhà) ở Hàn Quốc là 71.000 người.
Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết những “người giàu truyền thống” trên 50 tuổi ở Hàn Quốc đều đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp của mình vào các thập niên 1960 - 1980, thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Trong thế kỷ 21, liệu nền kinh tế Hàn Quốc có tiếp tục phát triển với tốc độ cao như trước đây không? Hơn 90% triệu phú trẻ tỏ thái độ hoài nghi. Trong thời đại lạm phát, tăng trưởng kinh tế thấp, cung vượt cầu, muốn thành công về kinh tế nhanh chóng thì không gì khác hơn là nhắm vào các thị trường có sức hấp dẫn đầu tư lớn. Đó là chiến lược làm giàu rõ nét nhất của các triệu phú trẻ Hàn Quốc.
Để thực hiện điều đó, giới triệu phú trẻ đều có chung một ý kiến: họ phải lập kế hoạch đa dạng về thị trường đầu tư và mặt hàng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, đầu tư ra nước ngoài... dựa trên nền tảng là thị trường bất động sản truyền thống. Khác với tầm nhìn và chiến lược của các triệu phú thời trước, những người đã phải tiết kiệm từng đồng suốt hàng chục năm ròng; rõ ràng Hàn Quốc ngày nay nổi lên lớp triệu phú trẻ mới với tư duy đột phá.
Triệu phú trẻ Hàn Quốc bật mí chuyện kinh doanh
Là cao thủ đấu giá bất động sản, Kim Hyoung Ta (40 tuổi) - triệu phú từ hai bàn tay trắng hiện đã có biệt thự giá hơn 4 tỷ won (1 won tương đương 16 VND). Kim chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, tất cả những gì anh có đều là tự học.
“Học là người dẫn đường vĩ đại của tôi”, Kim nói.
Kim kể, trước đây anh làm thợ tiện, rồi lái xe cho một nhà máy ở Buchon. Ban đầu anh chỉ học mót, học lỏm chiến lược bất động sản từ người khác. Ngày làm, còn ban đêm tôi ôm sách, đánh vật với luật bất động sản, luật dân sự. Sau đó, Kim bắt đầu đầu tư vào bất động sản nhờ mấy công đất ở quê mang tên người anh.
Năm 2001, qua đấu giá của tòa án, Kim mua được mảnh đất mặt tiền ở phường Noeun, thành phố Kwang Myung, tỉnh Kyong Ky, với giá 180 triệu won, trong khi giá giám định là 680 triệu won. Mảnh đất rất giá trị nhưng đang trong tranh chấp tố tụng nên không mấy người dự đấu giá, ai cũng phải cẩn thận. Mấy lần bán không được, giá đấu giá tụt xuống còn 173 triệu won. Dựa trên kiến thức về luật đã học, Kim phân tích kỹ hồ sơ này và tìm đến luật sư. Kim theo đấu thầu đến bảy lần, lần cuối trúng đấu thầu với giá 180 triệu won.
Lee Song Taek - triệu phú ở tuổi 28, đang làm luận án tiến sĩ: “Trước đây tôi học ngày đêm. Còn bây giờ ngày đi làm, đêm học ở học viện kinh tế. Hễ rảnh rỗi là tôi chúi đầu vào sách”.
Sau khi nộp tiền thầu, tiền thuế xong Kim lời 2 tỷ 800 triệu won, một khoản tiền lớn bằng 14 lần giá trúng đấu giá. Không phải ngẫu nhiên mà Kim thu lợi lớn như thế. Cũng không phải gặp vận may tiền đến. Chính tri thức và linh cảm về bất động sản, về luật pháp từng dày công học tập lâu nay đã mở rộng tầm nhìn kiếm tiền cho Kim. Trong thư viện tư của Kim, sách, tài liệu về bất động sản, về luật dân sự chất kín tường lên tận trần nhà.
Lee Keun Sung (36 tuổi) khởi nghiệp từ tay trắng, nay có tài sản khoảng 2 tỷ won nhờ đầu tư chứng khoán vào Trung Quốc mấy năm gần đây. Hằng năm, Kim tìm đọc ngấu nghiến các báo cáo liên quan tới xí nghiệp Trung Quốc, các công ty chứng khoán nước ngoài và nhiều tài liệu khác mua từ hiệu sách của Mỹ, Nhật. Đồng thời Kim nghiên cứu ngành nghề nào ở Trung Quốc có lợi tức cao và dòng chảy của mạch tiền ra sao.
Còn Park Sang Hyun (30 tuổi), vốn xuất thân từ nhân viên công ty kiểm toán, nay có cửa hàng quần áo với doanh số bán ra mỗi năm trên 5 tỷ won. “Tôi luôn thu thập tất cả tài liệu về các loại vải và thời trang. Chuyên môn của tôi không phải là thời trang nên tôi phải học bằng 10-20 lần người khác”, Park nói.
Tự học là chính
Triệu phú Seo Kyong Sik (39 tuổi) nhấn mạnh: “Dù là đầu tư hay kinh doanh thì phải tìm phương pháp đạt được kết quả tốt nhất. Phải tìm cho được bậc thầy đã từng thu được kết quả tốt nhất. Phải thu được những gì có thể thu được từ bậc thầy này”. Và người thầy là những tấm gương thành công đi trước, rồi biết áp dụng vào hoàn cảnh của mình.
Kim Chol Kyu (36 tuổi), đang điều hành một sân golf lớn, nói rằng: “Người đánh golf xa 180 yard nếu có thầy có thể đánh xa tới 220 yard. Nhưng nếu muốn đánh xa hơn 250 yard thì phải học lại từ đầu cách cầm cần golf”.
Nhưng trước khi đứng trong hàng ngũ triệu phú, những người bình thường này không có nhiều bạn là triệu phú. Vậy họ học bằng cách nào? Kim Chol Kyu nói: “Chính là sách. Nhưng nội dung và hình thức sách không phải là điều quan trọng nhất. Mà quan trọng là đọc được những bí quyết, suy nghĩ của độc giả ẩn trong chữ. Vì đó là cô đọng từ mồ hôi và nhiệt tình của người viết. Nếu tìm được tri thức trong điều đã biết, trí tuệ trong cái không nhìn thấy thì người đó có tư cách thành triệu phú”.
Các cuốn sách mà các triệu phú trẻ hay đọc: “Từ điển bách khoa”, “Sử ký Tư Mã Thiên”, “Lịch sử diệt vong của đế quốc La Mã”, “Trường ca Ilias và Odysseia”… Vì sao lại thích sách lịch sử? Triệu phú Lee Sung Je (38 tuổi) - nhà đầu tư cổ phiếu thành công - giải thích: “Người thắng của lịch sử phải là người dám lên đường đi xa. Đầu tư cũng giống như cuộc trường chinh vậy. Có lẽ vì thế nên các triệu phú trẻ trên đường đầu tư có ấn tượng sâu và ưa thích những cuốn sách như thế”.
(Theo Người Lao Động)
Tỷ phú khởi nghiệp từ trò chơi điện tử
Thương hiệu Nintendo lừng danh của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử do Hiroshi Yamauchi phát triển. Hiện ông nắm trong tay 1.9 tỷ USD, xếp vị trí số 410 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.
Cũng giống như hàng triệu người dân bình thường khác, sau thế chiến thứ 2, Hiroshi Yamauchi đã từng phải vật lộn với những khó khăn chồng chất trong đống đổ nát của chiến tranh. Vượt lên tất cả, bằng tài năng và những nỗ lực phi thường của mình, sau khi được trao quyền thừa kế doanh nghiệp nhỏ bé của gia đình, ông đã thổi một luồng sinh khí mới và tạo cho Nintendo những bước đột biến.
Nintendo nguyên là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất các bộ bài dành cho giải trí thô sơ do chính ông nội của Hiroshi Yamauchi thành lập lên. Sau khi được trao quyền thừa kế, ông từng bước cải tổ, mở rộng Nintendo. Đến nay, Nintendo đã có hàng trăm chi nhánh nhà máy, xí nghiệp đặt ở trong và ngoài Nhật Bản. Doanh thu của Nintendo ước tính bình quân mỗi năm khoảng 5 tỷ USD.
Thừa kế và phát triển Nintendo
Yamauchi Hiroshi sinh năm 1927 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Kyoto, ông dự định vào khoa học luật hay kỹ sư của một trường đại học tại Nhật Bản nhưng chiến tranh thế giới thứ II lan rộng đã làm thay đổi dự định của Yamauchi Hiroshi và cậu tiếp tục phải làm việc trong nhà máy của quân đội cho tới năm 1945.
Thế chiến thứ 2 vừa kết thúc, Yamauchi Hiroshi lập tức thi đỗ vào khoa luật của Đại học Waseda University. Tuy nhiên công việc học tập của ông cũng lại một lần nữa không thể hoàn thành vì chỉ được một thời gian sau khi nhập học, Yamauchi Hiroshi đã phải bỏ dở việc học để về quản lý công việc kinh doanh của gia đình do ông nội qua đời. Và ông đã chính thức được gia đình trao quyền quản lý công việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp gia đình Nintendo.
Mặc dù đứng trước những khó khăn chồng chất tưởng chừng như không vượt qua nổi, Hiroshi Yamauchi vẫn quyết tâm tìm mọi cách để vực công việc kinh doanh của gia đình. Bằng những nỗ lực của mình, ông đã dần ổn định được hoạt động của Nintendo trên lĩnh vực sản xuất đồ chơi điện tử và lấy tên mới cho công ty là Nintendo Karuta (Nintendo Playing Cards) theo đúng với mặt hàng là các bộ bài giải trí.
Hoạt động của Nintendo Karuta cũng đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Nếu như trước đây chương trình cải tổ nhân công hàng loạt không mang lại hiệu quả thì càng về sau, với tư duy thức thời của thế hệ nhân công mới, Hiroshi Yamauchi đã có được những cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động nghiên cứu để đưa vào sản xuất các loại đồ chơi thế hệ mới có trình độ kỹ thuật cũng như hàm lượng trí tuệ cao. Do đó, ông đã quyết định thực hiện chương trình cải tổ dây chuyền công nghệ đồng thời tuyển dụng thêm nhân viên, kỹ sư trình độ cao có khả năng sáng tạo cho Nintendo Karuta.
Bằng các hướng đi đúng của mình, ngay từ cuối những năm 50, Hiroshi Yamauchi đã tạo được uy tín trước nhà làm phim hoạt hình hàng đầu thế giới Walt Disney. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, ông đã thành công với bản hợp đồng cung cấp linh kiện trò chơi giải trí. Với bản hợp đồng này, bình quân mỗi năm Nintendo có thể cung cấp cho Walt Disney số lượng 600.000 sản phẩm.
Ngoài ra, để nhanh chóng thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động của Nintendo, Hiroshi Yamauchi đã tiếp tục nhân rộng các chi nhánh của Nintendo và đặt dưới sự điều hành của tổng hành dinh đặt tại ngoại ô Kyoto. Đây chính là thời điểm Hiroshi Yamauchi đưa Nintendo đến với công chúng và tạo cho doanh nghiệp một đà tăng trưởng khá mạnh.
Từ thập niên 80 đến thập niên 90, khi thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh, nhu cầu về các bộ bài, các chương trình game giải trí có trình độ kỹ thuật cao và nhiều hàm lượng chất xám ngày một lớn. Vì vậy Hiroshi Yamauchi đã hướng Nintendo vào nghiên cứu và cho ra đời các hệ thống game video cung ứng cho thị trường nội địa.
Bằng tầm nhìn xa trông rộng của mình, cùng với việc mở rộng các chi nhánh sản xuất, Hiroshi Yamauchi còn thực hiện chương trình đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm mới cho Nintendo đặt tại ngoại ô Kyoto. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên lành nghề của Nintendo đã có được môi trường thuận lợi để phát huy tài năng sáng tạo của mình.
Bước vào một thị trường châu Mỹ, các sản phẩm của Nintendo sẽ phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh rất lớn. Do đó, Hiroshi Yamauchi đã quyết định cử nhân vật Arakawa, một trong những kỹ sư, nhà quản lý hàng đầu của mình, làm nhà điều hành cho chiến lược kinh doanh mới này của Nintendo. Bằng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về thị trường châu Mỹ mà Arakawa đã nhanh chóng triển khai thành công chiến lược kinh doanh của Hiroshi Yamauchi, đưa những sản phẩm trò chơi của Nintendo đến Mỹ và sau đó là từng bước chiếm lĩnh thị trường này.
Hiện nay Nintendo là đối thủ lớn nhất của Sony và Microsoft trong lĩnh vực trò chơi điện tử trên thế giới. Sau những năm tháng thăng trầm cùng Nintendo, năm 2005, Hiroshi Yamauchi đã chính thức rút khỏi vị trí người đứng đầu của tập đoàn. Mặc dù vậy, với những gì đã làm được cho nền công nghiệp giải trí của thế giới, Hiroshi Yamauchi vẫn luôn được mọi người nhớ đến với vai trò là một trong những doanh nhân thành công nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trò chơi giải trí của Nhật và thế giới.
(Theo TBKTVN)
Tỷ phú xuất thân từ tướng cướp
Hoàn lương, làm đủ mọi nghề đến cái tuổi 47 này, Dũng "K Cơ" đã là một tỷ phú làng tranh đá quý, nắm trong tay khối tài sản không dưới vài chục tỷ đồng.
Dũng và vợ đang hướng dẫn thợ làm tranh đá quý. Ảnh: CAND.
Cuộc đời như huyền thoại của một tướng cướp này có thể khiến bất cứ cũng phải ngạc nhiên. 20 tuổi, thành đảng viên trẻ tuổi nhất nhì một trung đoàn bộ đội. 22 tuổi bị khai trừ Đảng vì những sai lầm trong cuộc sống. 30 tuổi, lập băng nhóm dưới chân đèo Thác Riềng, hai tay hai súng chặn ôtô cướp tài sản rồi trở thành trùm giang hồ đất Tây Bắc, thành "bưởng trưởng" trên suốt một dải vành đai vàng sa khoáng Na Rì - Bắc Kạn. 33 tuổi vươn lên thành đại ca ở đất đá đỏ Lục Yên.
3 lần vào tù, một lần trốn trại trở thành bị can bị truy nã đặc biệt toàn quốc. Ra đầu thú, bị kết án 11 năm tù về 3 tội, Dũng “K Cơ" được đặc xá tha tù trước thời hạn vào diện gần như sớm nhất ở Trại Phú Sơn 4, nhờ thành tích cải tạo xuất sắc.
7 tuổi đã có… đệ tử
Tên cúng cơm của Dũng “K Cơ” là Lê Văn Dũng, sinh năm 1960 tại xóm Bến, xã Lạc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái cũ (nay là Thái Nguyên). Thuở đó, Dũng đã biết làm đủ nghề, từ chăn trâu cắt cỏ, cấy hái cày bừa… 6 tuổi bắt đầu đi học, nhanh ý nhưng rất ham chơi nên đã sớm trở thành đầu lĩnh của đám học sinh quanh xã. 7 tuổi, sáng ra đến trường Dũng đã có người cắp cặp, xách túi, ở lớp đã có bạn làm bài hộ, nghịch ngợm vô cùng. Học lên đến lớp 8 (hệ 10 năm) được mấy tháng thì bỏ ngang xương, Dũng theo chúng bạn vào đội thủy lợi được 2 năm.
Đến năm 1978, vì chơi bời lêu lổng, Dũng bị bố mắng. Giận bố, Dũng viết đơn xin vào bộ đội mà không cho ai biết. Đến ngày tuyển quân, ông cụ mới té ngửa khi biết Dũng ra đi. Tháng 8/1978, Dũng làm một binh nhất của Tiểu đoàn 574 đóng tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ (Hà Bắc cũ). Huấn luyện xong, Dũng được bố trí về đơn vị chiến đấu là Trung đoàn 338. Nhờ sự nhanh nhẹn, thông minh mà Dũng được lãnh đạo đơn vị cử đi học lớp tiểu đội trưởng ở cấp sư đoàn. Năm 1980, Dũng được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên trẻ tuổi nhất của trung đoàn khi đó.
Bước ngoặt đau đớn và lần "dính án" đầu tiên
Dũng thú nhận, lý do dẫn tới những bước ngoặt cuộc đời đau đớn sau này là do nhiều lần được giao phụ trách đơn vị đi độc lập làm việc, tính tự chủ, tự quyết và cả… tự phụ trong Dũng hình thành quá sớm và quá lớn. Trong chiến tranh, được giao phụ trách nổ mìn các công trình nên thường xuyên được giao nhận mìn, thuốc nổ, dần dần Dũng đã bắt đầu sa vào việc tư lợi dù không phải chỉ cho cá nhân mình. Bớt các loại vật liệu nổ để đi đánh cá, để đổi gà vịt cải thiện cho anh em trong sinh hoạt vì giai đoạn đó rất khó khăn. Cuối cùng lượng thuốc nổ hao hụt mất khoảng hơn 200 kg, đó là một chuyện hết sức nghiêm trọng. Đương nhiên, Dũng phải viết kiểm điểm, khai báo về việc này.
Vì sai phạm trên, tháng 8/1982 Dũng bị "treo giò" chuẩn bị khai trừ Đảng. Không được bố trí công tác nên Dũng đã lâm vào cảnh chán nản. Tháng 11/1982, Dũng chính thức bị khai trừ khỏi Đảng. Từ một đảng viên trẻ nhất trung đoàn, trở thành một người tai tiếng số một, ai ai cũng biết, nên Dũng đã chẳng thể vượt lên chính mình để gượng dậy.
Tháng 3/1983, Dũng ra quân. Quyết tâm phấn đấu để bươn chải với cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, Dũng đã làm đủ mọi nghề như đi chăn vịt thuê, buôn vàng, buôn bạc trắng ở tận các bản người dân tộc thiểu số, buôn quần áo vắt vai khắp các chợ vùng cao phía Bắc. Dần dần có chút vốn, Dũng bắt đầu xoay sang đi buôn trâu ở Na Rì, Bắc Kạn.
Liều lĩnh kiếm tiền, Dũng đặt in giả luôn cả con dấu quốc huy, con dấu cơ quan, tên người lãnh đạo các đơn vị cần thiết. Nhà Dũng lúc đó ở gần Viện 91, hằng ngày thấy người ra vào viện cần rất nhiều thứ giấy nên anh ta đã nảy sinh luôn ý định in giả các loại giấy tờ của Viện 91 như giấy vào viện, ra viện, giấy thanh toán, phiếu thuốc… Tất cả đều được Dũng mày mò tự… ký thay luôn.
Khi Công an quận Hai Bà Trưng phá vụ án in ấn nhãn mác giả ở Hà Nội, đã thu được các loại giấy tờ đặt in của Dũng. Hôm đó đúng ngày 14/7 âm lịch của năm 1986, Dũng đang ăn rằm ở nhà thì bị Công an quận Hai Bà Trưng lên bắt. Nằm ở nhà tạm giữ Công an quận hơn 1 tháng, chuyển sang trại Hỏa Lò nằm 2 tháng thì Dũng được chuyển giao cho bên An ninh Quân đội vì làm giả các loại giấy tờ của Quân đội. Năm 1986, Dũng bị Tòa án Quân khu I xử 18 tháng tù giam về tội làm giả giấy tờ.
“Cuộc tình trong trại” và “ông chủ xưởng tranh"
Một cuộc tình được coi là đẹp và hiếm có nhất nhì ở trại giam từ trước đến nay đã diễn ra và đó cũng chính là người vợ hiện thời của "tướng cướp": chị Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 1966, người Phú Thọ.
Dũng vào Trại Phú Sơn 4 được khoảng hơn 1 năm thì nghe anh em kể chuyện vừa có một số phạm nhân mới nhập trại, trong đó có cả phạm nhân nữ. Họ còn bàn tán rằng, có một phạm nhân nữ đến trại hôm ấy là cô giáo "trông xinh lắm" và "rất nhân từ", người đã cho họ một số đồ ăn thức uống lúc xuống xe. Trí tò mò đã thúc đẩy Dũng dứt khoát phải tìm cách để gặp mặt xem cô này như thế nào. Các trại viên mới nói cho Dũng biết tên cô gái ấy là Oanh, nghe đâu là con một cán bộ ngành giáo dục ở tỉnh Phú Thọ.
Trước khi vào trại, Oanh là một cô giáo dạy giỏi có tiếng ở trường chuyên. Oanh bị dính án "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Ngày đó ở Bắc Giang, nơi Oanh công tác, có phong trào buôn hàng từ biên giới Lạng Sơn về. Có điều kiện hơn nên Oanh đã dùng tiền của nhà trường cho một số người vay để đi buôn, nhưng họ vỡ nợ nên không trả được tiền. Chuyện vỡ lở, Oanh bị xử 8 năm tù giam và đưa vào Trại Phú Sơn 4…
Thông tin thì vậy nhưng vẫn chưa ai biết mặt ai cả. Theo nguyên tắc, trong trại phạm nhân nam và phạm nhân nữ không được gặp nhau, nhưng Dũng “K cơ” vốn ma mãnh nên đã thiết kế được một cuộc gặp rất chính đáng: Tổ chức việc trao đổi hạt giống trồng cây giữa các phân trại nên vì lý do đó, Dũng đã qua được phân trại nữ và "xem mặt" được cô gái vẫn liên lạc với mình lâu nay qua thư mà không biết mặt.
Nhìn thấy Oanh, Dũng đã bị lưỡi sét ái tình đánh trúng. Tình cảm quý mến từ đó càng tăng thêm. Họ liên tục trao đổi thư tín với nhau. Các lá thư chan chứa tình cảm yêu thương nồng nàn và lời hứa cùng nhau phấn đấu cải tạo tốt để mong ngày ra tù sẽ tổ chức đám cưới, làm lại cuộc đời.
Đi xây lại cơ đồ… với 15.000 đồng
Năm 2000, niềm vui đến với Dũng “K cơ” khi trong đợt đặc xá ra tù dịp kỷ niệm 30/4, cả Oanh và Dũng đều được tha tù trước thời hạn. Dũng bị án 11 năm nhưng được xét giảm án tới 5 năm, còn Oanh bị án 8 năm nhưng đã được xét giảm án sớm hơn 4 năm.
Ngày được về với cuộc sống tự do thật vui không tả xiết, nhưng cả Dũng và Oanh đều hiểu rằng phía trước là một cuộc sống với nhiều chông gai, thách thức đang chờ. Dũng và Oanh quyết tâm đưa nhau đi tìm nơi làm lại cuộc đời.
Lúc này, cả hai tay trắng. Nhà Dũng lại nghèo xác xơ, bố mẹ chỉ có 3 gian nhà tranh, vách đất. Vậy nên, miền đá đỏ Lục Yên là nơi đã hiện về trong tâm trí họ.
Trong túi Dũng và Oanh lúc ấy chỉ có 3 triệu đồng do một người bạn tốt bụng cho mượn. Lên đến Lục Yên, thuê một căn nhà nhỏ để ở, mua một cái giường để nằm, một cái xe đạp mini để đi lại, số tiền còn lại là… 15.000 đồng. Không sao cả, Dũng quyết định hướng dẫn cho Oanh cách đi buôn đá đỏ nhỏ kiếm cơm ngày 3 bữa, còn mình cùng anh em lên núi mua cào cuốc làm thủ công để kiếm đá.
Mọi thứ lúc này thiếu thốn, đến nước cũng phải đi xin. May có người anh em vốn nể phục Dũng từ trước thương tình cắt cho một mảnh đất nhỏ trên bãi của mình nên dần dần Dũng đã kiếm ăn được. hi có thêm chút tiền, Dũng bắt đầu nghĩ đến chuyện liều. Dốc hết vào đi mua máy móc, mua công cụ để làm đá.
May mắn đã mỉm cười với Dũng, sau 6 tháng trở lại Lục Yên, đến cuối năm 2000, anh đã mở rộng sản xuất, lập thêm được một đội đá làm đường nữa.
Có đồng ra đồng vào, đến đầu năm 2001 Dũng quyết định lập thêm một đội công nhân nữa chuyên làm đá xây dựng. Nhờ cái liều và tầm nhìn xa, lực lượng lao động của Dũng khi đó đã rất mạnh, lên tới trên 70 người.
Ngoài lượng đá đỏ khai thác được đem bán đi, còn một lượng đá khá đẹp khác Dũng đã giữ lại vì thị trường đá quý lúc đó đã bắt đầu chững. Đó cũng chính là tiền đề cho công việc sau này của Dũng và Oanh.
Năm 2003, không hiểu sao hàng đá đỏ dù có làm được cũng không bán được nữa. Bên cạnh nguồn đá bị cạn kiệt thì công việc làm ăn cũng không còn thuận lợi, Dũng bắt đầu nghĩ đến chuyện về quê để làm ăn. Sau mấy năm ở Lục Yên, họ tổ chức đám cưới và cùng về quê sinh sống. Dũng mua mảnh đất 300 triệu đồng ở thị xã Sông Công (Thái Nguyên) và bắt đầu công việc kinh doanh trên một ngôi nhà tạm bợ.
Lại bắt đầu xoay đủ nghề, từ cho thuê xe, nhận cầm đồ đến buôn bán hàng tranh đá quý từ Lục Yên về Hà Nội, Hải Phòng. Trước khi về quê, Dũng đã nhìn ra một lượng hàng đá đỏ lớn vẫn còn trong dân do người ta găm lại chờ thời. Anh làm môi giới cho khách từ khắp nơi đến mua hàng, mỗi chuyến thành công cũng kiếm thêm được một ít.
Cuối năm 2005 đến đầu 2006, Dũng xây xong căn nhà ở thị xã Sông Công, mua sắm tiện nghi đầy đủ như một khách sạn cỡ 2-3 sao rồi quyết định lập một xưởng làm tranh đá quý. Đi nhiều nơi, Dũng đã tìm được một số thợ cả. Mang số đá mình giữ từ xưa cùng với một lượng nguyên liệu mua từ Lục Yên về bắt đầu làm tranh với khoảng 20 thợ có tay nghề. Đó là cơ sở sản xuất tranh đá quý đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày Dũng khai trương cơ sở làm tranh đá quý, rất đông cán bộ lãnh đạo các cấp Tỉnh Thái Nguyên tới dự và ai cũng mừng cho anh. Nẻo thiện gập ghềnh nhưng không phải là không thể đi và đến đích - ngay cả là với một người từng đầy tai tiếng như tướng cướp Dũng “K cơ”.
(Theo Công An Nhân Dân)
Friday, August 22, 2008
Kinh tế thế giới: Cơn ác mộng chưa dứt?
http://www.tuanvietnam.net/vn/harvard/index.aspx
22/08/2008 14:51 (GMT + 7)
Đến giờ phút này, chúng ta tự hỏi nền kinh tế thế giới đang ở chặng đường nào, phương hướng là đâu? Câu trả lời cho vị trí của nền kinh tế thế giới đến từ hai yếu tố: tình cảnh xuống dốc liên tục của tài chính và sự gia tăng giá cả của hàng hóa tiêu dùng.
Cơn bão tài chính đã tràn qua thế giới năm ngoái, nhưng những đợt bão tiếp theo
sẽ còn chờ phía trước. (nguồn: FT)
Thật khó mà tưởng tượng được cơn ác mộng của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ từng lan khắp toàn cầu đã đi xa chúng ta gần một năm nay. Tại thời điểm đó rất nhiều người nhen nhóm hi vọng rằng những rủi ro đó sẽ chỉ là sự gián đoạn nhất thời của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng của Mỹ cũng như của toàn cầu.
Nhưng hi vọng đó sớm bị dập tắt. Từ sự kiện Fannie Mae và Freddie Mac, cảnh hỗn loạn của thị trường cổ phiếu đến cuộc chạy đua của giá dầu; tất cả là bằng chứng minh bạch cho cơn ác mộng chưa dứt của thế giới.
Vậy đến giờ phút này, chúng ta tự hỏi nền kinh tế thế giới đang ở chặng đường nào, phương hướng là đâu? Câu trả lời cho vị trí của nền kinh tế thế giới đến từ hai yếu tố: tình cảnh xuống dốc liên tục của tài chính và sự gia tăng giá cả của hàng hóa tiêu dùng.
Tài chính trượt dốc
Tình trạng tài chính trượt dốc trên mọi mặt. (nguồn: FT)
Không cần phải là người trong cuộc cũng có thể hiểu được tình hình tài chính của thế giới năm vừa rồi đã lâm vào khủng hoảng như thế nào. Sự thể hiện của các cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ – nơi được coi là “mắt bão” – đã cho thấy tình trạng mất giá tới 50% chỉ trong quãng thời gian từ một năm trước cho tới 2 tuần trước đây.
Những thông báo này của chỉ số S&P khiến nhiều người ăn ngồi không yên, không chỉ các nhà đầu tư,mà cả chính các ngân hàng. Chênh lệch giữa tỉ lệ lãi suất thực tế của tiền vay ngân hàng của đồng đô la, euro, bảng Anh và tỉ lệ mong đợi chính thức trong vòng 3 và 6 tháng đã nới rộng hơn hồi tháng ba rất nhiều.
Ấy vậy mà khủng hoảng thanh khoản không phải là nỗi lo duy nhất. Các ngân hàng cũng đang bày tỏ lo ngại về khả năng thanh toán nợ của các ngân hàng cùng ngành. Một lí do chính đáng để lo lắng là giá trị nhà đất đang ngày càng xuống dốc. Chỉ số Case-Shiller đã giảm 18% giá trị danh nghĩa và 22% giá trị thực tế trong đợt đỉnh điểm vào giữa năm 2006 và tháng 4 năm nay. Tỉ lệ sụt giảm này cũng đang xuất hiện nhiều hơn.
Với những hiện trạng kể trên, việc thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến nhiều phen khốn đốn không còn là điều gây sốc. Người ta lo lắng về số phận của hai tổ chức được chính phủ Mỹ tài trợ - Fannie Mae và Freddie Mac – người chịu trách nhiệm về tài chính của khoảng ¾ lượng thế chấp khắp nước Mỹ. Khoản nợ đối với chính phủ Mỹ lớn đến nỗi sẽ không phải là điều vô tưởng nếu họ muốn tiến hành một đợt tiếp quản chính thức tất cả những khoản nợ chiếm tới 40% tổng sản phẩm quốc nội này.
Giá cả leo thang
Khủng hoảng tài chính, giá dầu và lạm phát vẫn chưa có điểm dừng. (nguồn: FT)
Trong khi đó, giá dầu đã tăng gần tới ngưỡng $150/thùng. Trong khi một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới đang lo lắng về nguy cơ sụp đổ tài chính và giảm phát nảy sinh, giá cả của mặt hàng quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm ngoái. Về mặt thực tế, giá dầu hiện nay tăng 25% so với năm 1970, lên tới mức đỉnh điểm của cú sốc dầu thứ hai.
Lời giải cho bài toán giá dầu và hàng hóa gia tăng vẫn còn là ẩn số, bởi kinh tế thế giới đang tăng trưởng rất chậm. Dự báo cho tăng trưởng tháng 6 chỉ khiêm tốn ở mức 2.9%, giảm nhiều so với mức 3.8% vào năm 2007, phần lớn là do suy thoái của các quốc gia có mức thu nhập cao. Chẳng hạn, dự báo tăng trưởng của Mỹ năm nay chỉ là 1.5%, so với 2.2% năm 2007, và tăng trưởng của tây Âu là 1.8%, so với 2.8% vào năm 2007.
Vậy chúng ta đặt câu hỏi: Nếu nền kinh tế thế giới đang suy thoái, tại sao giá cả hàng hóa lại tăng? Câu trả lời phổ biến sẽ là “đầu cơ tích trữ”. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, nếu nạn đầu cơ tích trữ luôn hiện hữu dù ở bất cứ lúc nào, nó sẽ không phải là lời giải cho việc tăng giá cả. Một giải đáp phổ biến nữa là sự nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ.
Nhưng nếu vấn đề nằm ở chính sách của Mỹ, điều này sẽ không giải thích được sự kiện tăng giá dầu tính bằng đồng euro. Mặt khác, đầu cơ tích trữ cũng không giải thich được sự tăng giá của các mặt hàng không có thị trường năng động cho hợp đồng tương lai, chẳng hạn như quặng kim loại.
Trong trường hợp của dầu, theo ông Daniel Gros của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu phát biểu trên tờ Tuần báo tài chính hồi giữa tháng 7, đầu cơ tích trữ có liên quan mật thiết tới quyết định sản xuất. Các nhà sản xuất chính là các nhà đầu cơ cho giá trị tương lai của hàng hóa, bởi lượng dự trữ dầu là có hạn.
Vì thế, các nhà sản xuất sẽ giữ dầu trong lòng đất nếu sự gia tăng của giá dầu thực tế được dự tính là nhanh hơn lợi nhuận của các mặt hàng khác. Suy ra, điều quyết định giá cả hiện tại là giá cả dự tính trong tương lai.
Nhưng động lực quan trọng nhất là kì vọng gia tăng nhu cầu của các nước đang trỗi dậy, đặc biệt là Trung Quốc, và những bế tắc về việc khai thác các nguồn cung cấp thay thế. Mức tăng trưởng nhanh và đòi hỏi nguồn tài nguyên cao của TQ là yếu tố quan trọng nhất. Tăng trưởng năm nay vẫn được ước tính vào khoảng 10% và hơn 9% vào năm sau.
Tương lai của kinh tế thế giới là gì?
Tương lai của kinh tế thế giới là gì?
Vậy ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với nền kinh tế thế giới? Điểm quan trọng nhất có lẽ là sự không chắc chắn. Ai cũng có thể kì vọng viễn cảnh của sự quay trở lại của thời hoàng kim – tăng trưởng nhanh – của thế giới. Hoặc ai cũng có thể dự đoán một kết cục đen tối về sự sụp đổ tài chính.
Ấy vậy mà sự cân bằng của các nguồn lực kinh tế lại chứa nhiều mâu thuẫn: các cuộc khủng hoảng tài chính và sự phá giá nhà tại Mỹ cũng như số lượng các quốc gia với thu nhập cao; giá hàng hóa leo thang; và áp lực lạm phát, đặc biệt là ở các quốc gia đang trỗi dậy.
Chúng ta khó mà thấy được một kết cục rõ nét ngoài sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. Một điều có khả năng khá cao là xu hướng tăng trưởng của kinh tế thế giới đã kém nhiều so với dự đoán của vài năm trước.
Thêm vào đó, một số rủi ro có thể chồng lên nhau tạo sức ép tiêu cực hơn. Nguy cơ bất ổn tại Iran có thể đẩy giá dầu lên tới $200 chẳng hạn. Hơn thế nữa, chữ tín của chính phủ Mỹ không phải là điều mãi mãi.
Nếu tình hình xuống cấp của nền kinh tế Mỹ tiếp tục đánh vào mức tiêu thụ của người dân, nền kinh tế này có thể rơi vào suy thoái nặng. Điều này sẽ khiến tình trạng thâm hụt ngân sách càng nghiêm trọng hơn, và tỉ lệ lãi suất dài hạn sẽ nhảy vọt. Khi đó, cơ chế nợ của chính phủ Mỹ sẽ không dễ chịu chút nào. Và Cục dữ trữ quốc gia sẽ càng đau đầu thêm mà thôi.
Tin mừng cho chúng ta là nền kinh tế toàn cầu đã và đang chống chọi tốt một cách đáng ngạc nhiên. Tin xấu là những rủi ro vẫn tiềm ẩn khắp nơi. Có lẽ chúng ta sẽ cần đến nhiều cân nhắc và cả may mắn để vượt qua cơn bão này.
Catherine Trần (Theo FT)
Từ ngày được thăng chức, con thấy bố ít về nhà hơn
- Con chạy thật nhanh về phía trước, phía có những màu hồng trong câu chuyện cổ tích mà bà kể hôm nào. Con vẫn tin, tin vào những câu chuyện kia, biết đâu nó mang lại hạnh phúc cho con. Con không muốn mất mát một thứ gì đã từng là của mình. Cuộc sống đã đốn ngã chính con người, đốn ngã hạnh phúc nhỏ bé của con, của gia đình ta.
Con thèm cái cảm giác trước kia, mỗi tối khi bố mẹ đi làm về, cả nhà lại quây quần với nhau, hỏi han con việc học hành.
Là một thằng con trai ương ngạnh, không chịu uất ức trước khi bị kẻ khác bắt nạt, con đến trường thường hay đánh nhau với bạn bè. Những lúc đó, về nhà với bộ mặt thâm tím, bố mẹ hỏi han, con phụng phịu ngã vào lòng bố, mẹ mà khóc, khóc một cách nức nở. Có những khi bố tức lên đánh đòn.
Vậy mà nay, đâu còn cảm giác hạnh phúc đó kia chứ. Con thèm những trận đòn của bố, những lúc đó mẹ can, bà can. Bây giờ ai đánh con, ai can con đây?
Từ ngày bố được thăng chức, con thấy bố ít về nhà hơn. Có những khi ở nhà đang ăn cơm, có điện thoại của một ai đó là bố vội vàng đi. Mẹ nén một tiếng thở thật dài, vậy là những bữa cơm, thời gian của bố dành cho gia đình dần dần thưa vắng. Có những hôm, bố không về nhà buổi tối, mẹ ở nhà sang ngủ với con, con thấy nước mắt mẹ lăn dài. Mẹ khóc một mình.
Nhà mình từ khi bố thăng chức, con thấy kinh tế ngày một phát triển hơn, bố đưa tiền cho mẹ nhiều hơn, cho con nhiều tiền. Nhưng bố biết không, con đâu cần nhiều tiền, con cần những thứ khác kia. Mà hình như bố đã quên từ lâu lắm rồi.
Con nghe phong thanh hàng xóm nói chuyện với nhau là bố có bồ. Con chỉ hơi choáng một chút thôi bởi vì con không tin chuyện đó xảy ra, con tin bố. Con không quan tâm lắm, vì con biết bố vẫn yêu mẹ lắm mà!
Không hiểu mẹ có nghe người ta nói không? Nhưng con vẫn thấy mẹ buồn, mẹ buồn nhiều lắm. Nhưng chính cái điều mà con tin bố đã làm con thất vọng, làm con suy sụp khi một ngày bố về nhà mang theo một người đàn bà khác.
Con đã khóc, khóc nhiều lắm bố biết không? Lúc đó, bố có biết con căm thù người đàn bà đó như thế nào không và lúc đó, con thấy thương mẹ biết bao nhiêu.
Mẹ lặng thinh chẳng phản ứng gì, mẹ cố giấu những giọt nước mắt đằng sau những lời nói, những hành động. Nhưng bố biết không, một câu hỏi trong đầu con lởn vởn là: Tại sao mẹ không đánh ghen như những người đàn bà khác? Mẹ hiền quá đúng không bố? Lúc đó, con còn nhỏ, chưa hiểu chuyện của người lớn.
Bố đã bỏ mẹ con con, đi với người đàn bà đó thật. Vậy là từ đó, con là người không có bố, bạn bè ở trường con hay trêu là “đồ không có bố”. Con tức lắm. Vậy là con đánh nhau với chúng. Đánh với tất cả niềm căm phẫn. Đầu, tay, chân con bị đau ê ẩm. Con muốn khóc lên thật to nhưng rồi con nghĩ rằng con sẽ khóc với ai khi bố không còn ở bên. Lấy ai hỏi han, lấy ai dỗ dành con lúc này?
Con lúc nào cũng yêu thương bố. Kể cả lúc con thấy uất ghẹn, nhất là bố bỏ nhà đi, con vẫn yêu thương bố. Tự nhiên trong con lại có một câu hỏi không biết có nên nói với bố không, nhưng con muốn nói: “Không biết bố sống với người đàn bà đó có hạnh phúc hay không?”. Bố biết không, con của bố là một thằng con trai ích kỉ. Không hiểu sao con cứ muốn bố sống với người đàn bà đó không hạnh phúc!
Đã có nhiều người đàn ông khác đến nhà mình chơi nhưng mẹ không tiếp người nào. Mẹ vẫn ở với con. Nhiều lúc con tự hỏi: “Nếu mẹ lại bỏ con nữa thì con sống với ai?”.
Bố biết không, mẹ ở nhà vẫn chờ một ngày nào đó bố trở về đó. Con cũng vậy, con không ghét bố đâu, con vẫn chờ, vẫn chờ một điều kỳ diệu sẽ đến với con đó, bố ạ.
Hôm qua, không hiểu sao trong giấc mơ của con, con lại thấy mình đánh nhau với đứa bạn, rồi bố lại bên con lấy lọ dầu từ tay mẹ thoa lên vết thương cho con...
Lê Văn Bảo
22/08/2008 14:51 (GMT + 7)
Đến giờ phút này, chúng ta tự hỏi nền kinh tế thế giới đang ở chặng đường nào, phương hướng là đâu? Câu trả lời cho vị trí của nền kinh tế thế giới đến từ hai yếu tố: tình cảnh xuống dốc liên tục của tài chính và sự gia tăng giá cả của hàng hóa tiêu dùng.
Cơn bão tài chính đã tràn qua thế giới năm ngoái, nhưng những đợt bão tiếp theo
sẽ còn chờ phía trước. (nguồn: FT)
Thật khó mà tưởng tượng được cơn ác mộng của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ từng lan khắp toàn cầu đã đi xa chúng ta gần một năm nay. Tại thời điểm đó rất nhiều người nhen nhóm hi vọng rằng những rủi ro đó sẽ chỉ là sự gián đoạn nhất thời của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng của Mỹ cũng như của toàn cầu.
Nhưng hi vọng đó sớm bị dập tắt. Từ sự kiện Fannie Mae và Freddie Mac, cảnh hỗn loạn của thị trường cổ phiếu đến cuộc chạy đua của giá dầu; tất cả là bằng chứng minh bạch cho cơn ác mộng chưa dứt của thế giới.
Vậy đến giờ phút này, chúng ta tự hỏi nền kinh tế thế giới đang ở chặng đường nào, phương hướng là đâu? Câu trả lời cho vị trí của nền kinh tế thế giới đến từ hai yếu tố: tình cảnh xuống dốc liên tục của tài chính và sự gia tăng giá cả của hàng hóa tiêu dùng.
Tài chính trượt dốc
Tình trạng tài chính trượt dốc trên mọi mặt. (nguồn: FT)
Không cần phải là người trong cuộc cũng có thể hiểu được tình hình tài chính của thế giới năm vừa rồi đã lâm vào khủng hoảng như thế nào. Sự thể hiện của các cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là ở Mỹ – nơi được coi là “mắt bão” – đã cho thấy tình trạng mất giá tới 50% chỉ trong quãng thời gian từ một năm trước cho tới 2 tuần trước đây.
Những thông báo này của chỉ số S&P khiến nhiều người ăn ngồi không yên, không chỉ các nhà đầu tư,mà cả chính các ngân hàng. Chênh lệch giữa tỉ lệ lãi suất thực tế của tiền vay ngân hàng của đồng đô la, euro, bảng Anh và tỉ lệ mong đợi chính thức trong vòng 3 và 6 tháng đã nới rộng hơn hồi tháng ba rất nhiều.
Ấy vậy mà khủng hoảng thanh khoản không phải là nỗi lo duy nhất. Các ngân hàng cũng đang bày tỏ lo ngại về khả năng thanh toán nợ của các ngân hàng cùng ngành. Một lí do chính đáng để lo lắng là giá trị nhà đất đang ngày càng xuống dốc. Chỉ số Case-Shiller đã giảm 18% giá trị danh nghĩa và 22% giá trị thực tế trong đợt đỉnh điểm vào giữa năm 2006 và tháng 4 năm nay. Tỉ lệ sụt giảm này cũng đang xuất hiện nhiều hơn.
Với những hiện trạng kể trên, việc thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến nhiều phen khốn đốn không còn là điều gây sốc. Người ta lo lắng về số phận của hai tổ chức được chính phủ Mỹ tài trợ - Fannie Mae và Freddie Mac – người chịu trách nhiệm về tài chính của khoảng ¾ lượng thế chấp khắp nước Mỹ. Khoản nợ đối với chính phủ Mỹ lớn đến nỗi sẽ không phải là điều vô tưởng nếu họ muốn tiến hành một đợt tiếp quản chính thức tất cả những khoản nợ chiếm tới 40% tổng sản phẩm quốc nội này.
Giá cả leo thang
Khủng hoảng tài chính, giá dầu và lạm phát vẫn chưa có điểm dừng. (nguồn: FT)
Trong khi đó, giá dầu đã tăng gần tới ngưỡng $150/thùng. Trong khi một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới đang lo lắng về nguy cơ sụp đổ tài chính và giảm phát nảy sinh, giá cả của mặt hàng quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới đã tăng gấp đôi kể từ năm ngoái. Về mặt thực tế, giá dầu hiện nay tăng 25% so với năm 1970, lên tới mức đỉnh điểm của cú sốc dầu thứ hai.
Lời giải cho bài toán giá dầu và hàng hóa gia tăng vẫn còn là ẩn số, bởi kinh tế thế giới đang tăng trưởng rất chậm. Dự báo cho tăng trưởng tháng 6 chỉ khiêm tốn ở mức 2.9%, giảm nhiều so với mức 3.8% vào năm 2007, phần lớn là do suy thoái của các quốc gia có mức thu nhập cao. Chẳng hạn, dự báo tăng trưởng của Mỹ năm nay chỉ là 1.5%, so với 2.2% năm 2007, và tăng trưởng của tây Âu là 1.8%, so với 2.8% vào năm 2007.
Vậy chúng ta đặt câu hỏi: Nếu nền kinh tế thế giới đang suy thoái, tại sao giá cả hàng hóa lại tăng? Câu trả lời phổ biến sẽ là “đầu cơ tích trữ”. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, nếu nạn đầu cơ tích trữ luôn hiện hữu dù ở bất cứ lúc nào, nó sẽ không phải là lời giải cho việc tăng giá cả. Một giải đáp phổ biến nữa là sự nới lỏng chính sách tiền tệ của Mỹ.
Nhưng nếu vấn đề nằm ở chính sách của Mỹ, điều này sẽ không giải thích được sự kiện tăng giá dầu tính bằng đồng euro. Mặt khác, đầu cơ tích trữ cũng không giải thich được sự tăng giá của các mặt hàng không có thị trường năng động cho hợp đồng tương lai, chẳng hạn như quặng kim loại.
Trong trường hợp của dầu, theo ông Daniel Gros của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu phát biểu trên tờ Tuần báo tài chính hồi giữa tháng 7, đầu cơ tích trữ có liên quan mật thiết tới quyết định sản xuất. Các nhà sản xuất chính là các nhà đầu cơ cho giá trị tương lai của hàng hóa, bởi lượng dự trữ dầu là có hạn.
Vì thế, các nhà sản xuất sẽ giữ dầu trong lòng đất nếu sự gia tăng của giá dầu thực tế được dự tính là nhanh hơn lợi nhuận của các mặt hàng khác. Suy ra, điều quyết định giá cả hiện tại là giá cả dự tính trong tương lai.
Nhưng động lực quan trọng nhất là kì vọng gia tăng nhu cầu của các nước đang trỗi dậy, đặc biệt là Trung Quốc, và những bế tắc về việc khai thác các nguồn cung cấp thay thế. Mức tăng trưởng nhanh và đòi hỏi nguồn tài nguyên cao của TQ là yếu tố quan trọng nhất. Tăng trưởng năm nay vẫn được ước tính vào khoảng 10% và hơn 9% vào năm sau.
Tương lai của kinh tế thế giới là gì?
Tương lai của kinh tế thế giới là gì?
Vậy ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với nền kinh tế thế giới? Điểm quan trọng nhất có lẽ là sự không chắc chắn. Ai cũng có thể kì vọng viễn cảnh của sự quay trở lại của thời hoàng kim – tăng trưởng nhanh – của thế giới. Hoặc ai cũng có thể dự đoán một kết cục đen tối về sự sụp đổ tài chính.
Ấy vậy mà sự cân bằng của các nguồn lực kinh tế lại chứa nhiều mâu thuẫn: các cuộc khủng hoảng tài chính và sự phá giá nhà tại Mỹ cũng như số lượng các quốc gia với thu nhập cao; giá hàng hóa leo thang; và áp lực lạm phát, đặc biệt là ở các quốc gia đang trỗi dậy.
Chúng ta khó mà thấy được một kết cục rõ nét ngoài sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. Một điều có khả năng khá cao là xu hướng tăng trưởng của kinh tế thế giới đã kém nhiều so với dự đoán của vài năm trước.
Thêm vào đó, một số rủi ro có thể chồng lên nhau tạo sức ép tiêu cực hơn. Nguy cơ bất ổn tại Iran có thể đẩy giá dầu lên tới $200 chẳng hạn. Hơn thế nữa, chữ tín của chính phủ Mỹ không phải là điều mãi mãi.
Nếu tình hình xuống cấp của nền kinh tế Mỹ tiếp tục đánh vào mức tiêu thụ của người dân, nền kinh tế này có thể rơi vào suy thoái nặng. Điều này sẽ khiến tình trạng thâm hụt ngân sách càng nghiêm trọng hơn, và tỉ lệ lãi suất dài hạn sẽ nhảy vọt. Khi đó, cơ chế nợ của chính phủ Mỹ sẽ không dễ chịu chút nào. Và Cục dữ trữ quốc gia sẽ càng đau đầu thêm mà thôi.
Tin mừng cho chúng ta là nền kinh tế toàn cầu đã và đang chống chọi tốt một cách đáng ngạc nhiên. Tin xấu là những rủi ro vẫn tiềm ẩn khắp nơi. Có lẽ chúng ta sẽ cần đến nhiều cân nhắc và cả may mắn để vượt qua cơn bão này.
Catherine Trần (Theo FT)
Từ ngày được thăng chức, con thấy bố ít về nhà hơn
- Con chạy thật nhanh về phía trước, phía có những màu hồng trong câu chuyện cổ tích mà bà kể hôm nào. Con vẫn tin, tin vào những câu chuyện kia, biết đâu nó mang lại hạnh phúc cho con. Con không muốn mất mát một thứ gì đã từng là của mình. Cuộc sống đã đốn ngã chính con người, đốn ngã hạnh phúc nhỏ bé của con, của gia đình ta.
Con thèm cái cảm giác trước kia, mỗi tối khi bố mẹ đi làm về, cả nhà lại quây quần với nhau, hỏi han con việc học hành.
Là một thằng con trai ương ngạnh, không chịu uất ức trước khi bị kẻ khác bắt nạt, con đến trường thường hay đánh nhau với bạn bè. Những lúc đó, về nhà với bộ mặt thâm tím, bố mẹ hỏi han, con phụng phịu ngã vào lòng bố, mẹ mà khóc, khóc một cách nức nở. Có những khi bố tức lên đánh đòn.
Vậy mà nay, đâu còn cảm giác hạnh phúc đó kia chứ. Con thèm những trận đòn của bố, những lúc đó mẹ can, bà can. Bây giờ ai đánh con, ai can con đây?
Từ ngày bố được thăng chức, con thấy bố ít về nhà hơn. Có những khi ở nhà đang ăn cơm, có điện thoại của một ai đó là bố vội vàng đi. Mẹ nén một tiếng thở thật dài, vậy là những bữa cơm, thời gian của bố dành cho gia đình dần dần thưa vắng. Có những hôm, bố không về nhà buổi tối, mẹ ở nhà sang ngủ với con, con thấy nước mắt mẹ lăn dài. Mẹ khóc một mình.
Nhà mình từ khi bố thăng chức, con thấy kinh tế ngày một phát triển hơn, bố đưa tiền cho mẹ nhiều hơn, cho con nhiều tiền. Nhưng bố biết không, con đâu cần nhiều tiền, con cần những thứ khác kia. Mà hình như bố đã quên từ lâu lắm rồi.
Con nghe phong thanh hàng xóm nói chuyện với nhau là bố có bồ. Con chỉ hơi choáng một chút thôi bởi vì con không tin chuyện đó xảy ra, con tin bố. Con không quan tâm lắm, vì con biết bố vẫn yêu mẹ lắm mà!
Không hiểu mẹ có nghe người ta nói không? Nhưng con vẫn thấy mẹ buồn, mẹ buồn nhiều lắm. Nhưng chính cái điều mà con tin bố đã làm con thất vọng, làm con suy sụp khi một ngày bố về nhà mang theo một người đàn bà khác.
Con đã khóc, khóc nhiều lắm bố biết không? Lúc đó, bố có biết con căm thù người đàn bà đó như thế nào không và lúc đó, con thấy thương mẹ biết bao nhiêu.
Mẹ lặng thinh chẳng phản ứng gì, mẹ cố giấu những giọt nước mắt đằng sau những lời nói, những hành động. Nhưng bố biết không, một câu hỏi trong đầu con lởn vởn là: Tại sao mẹ không đánh ghen như những người đàn bà khác? Mẹ hiền quá đúng không bố? Lúc đó, con còn nhỏ, chưa hiểu chuyện của người lớn.
Bố đã bỏ mẹ con con, đi với người đàn bà đó thật. Vậy là từ đó, con là người không có bố, bạn bè ở trường con hay trêu là “đồ không có bố”. Con tức lắm. Vậy là con đánh nhau với chúng. Đánh với tất cả niềm căm phẫn. Đầu, tay, chân con bị đau ê ẩm. Con muốn khóc lên thật to nhưng rồi con nghĩ rằng con sẽ khóc với ai khi bố không còn ở bên. Lấy ai hỏi han, lấy ai dỗ dành con lúc này?
Con lúc nào cũng yêu thương bố. Kể cả lúc con thấy uất ghẹn, nhất là bố bỏ nhà đi, con vẫn yêu thương bố. Tự nhiên trong con lại có một câu hỏi không biết có nên nói với bố không, nhưng con muốn nói: “Không biết bố sống với người đàn bà đó có hạnh phúc hay không?”. Bố biết không, con của bố là một thằng con trai ích kỉ. Không hiểu sao con cứ muốn bố sống với người đàn bà đó không hạnh phúc!
Đã có nhiều người đàn ông khác đến nhà mình chơi nhưng mẹ không tiếp người nào. Mẹ vẫn ở với con. Nhiều lúc con tự hỏi: “Nếu mẹ lại bỏ con nữa thì con sống với ai?”.
Bố biết không, mẹ ở nhà vẫn chờ một ngày nào đó bố trở về đó. Con cũng vậy, con không ghét bố đâu, con vẫn chờ, vẫn chờ một điều kỳ diệu sẽ đến với con đó, bố ạ.
Hôm qua, không hiểu sao trong giấc mơ của con, con lại thấy mình đánh nhau với đứa bạn, rồi bố lại bên con lấy lọ dầu từ tay mẹ thoa lên vết thương cho con...
Lê Văn Bảo
Barack Obama prepares to name running mate
WASHINGTON - The secret holding, Barack Obama on Friday readied announcement by text message of his vice presidential running mate from a list suddenly spiced by a dark horse from Texas.
Hillary Rodham Clinton's prospects remained a mystery on a day full of them, although senior aides said the Obama campaign had never requested financial or other records from her.
Three days before the party gathers in Denver to nominate Obama for the fall campaign, several officials said Rep. Chet Edwards, whose district includes President Bush's ranch in Crawford, Texas, had made the roster of potential running mates. Sens. Joe Biden of Delaware and Evan Bayh of Indiana were also in the mix, as were Govs. Tim Kaine of Virginia and Kathleen Sebelius of Kansas — and any unknown others Obama had managed to keep secret despite intense scrutiny.
"It'll be exciting news," Sebelius told reporters in Kansas.
Obama, his secret his own, went to the gym for a morning workout before heading to an office in Chicago to polish the convention acceptance speech he will deliver next Thursday night.
Obama told reporters on Thursday he's already made his choice, and aides have used the prospect of a text-message announcement to try to attract additional supporters by soliciting their cell phone numbers and e-mail addresses.
The Illinois senator has arranged a joint appearance for Saturday with his running mate at the Old State Capitol in Springfield, Ill.
Hundreds of miles to the west, carpenters, electricians, sound stage gurus and others transformed the Pepsi Center in Denver into a made-for-television convention venue.
Tucked away in one corner were thousands of lightweight rolled cardboard handles, meant to allow delegates to wave signs bearing the names of the ticket — once the identity of Obama's running mate was known.
And he wasn't saying.
"Obviously, the most important question is: Is this person ready to be president?" Obama told "The Early Show" on CBS. Second, he said, was: "Can this person help me govern? Are they going to be an effective partner in creating the kind of economic opportunity here at home and guiding us through some dangerous waters internationally?"
And, he added: "I want somebody who is going to be able to challenge my thinking and not simply be a 'yes person' when it comes to policymaking.
Among those believed in the running, Biden, Bayh and Edwards fit the mold of running mate with experience in defense or foreign policy — areas in which Obama performs relatively poorly in the polls compared with Republican Sen. John McCain.
Clinton's credentials were forged in the primaries and caucuses where she ran a close second to Obama in the battle for the nomination.
There was no shortages of other speculation, ranging from: GOP Sen. Chuck Hagel of Nebraska, who traveled with Obama to Iraq and Afghanistan; Massachusetts Sen. John Kerry, the 2004 Democratic presidential nominee, or Democratic Sen. Chris Dodd of Connecticut.
Edwards, whom Speaker Nancy Pelosi had touted for running mate, told The Associated Press in Waco, Texas, "I have had interactions with the Obama campaign over the last several months but I will not get into details."
One Democratic official with knowledge of the conversation said Obama told Pelosi recently that she would be pleased with the choice. Other Democratic officials said he was on the short list. All spoke on the condition of anonymity because they were not authorized to discuss Obama's selection process.
Edwards, chairman of the Military Construction and Veterans Affairs Appropriations Subcommittee, is a nine-term moderate Democrat representing the GOP-leaning Texas district. He is well-known in Texas but does not have a national profile.
Among the other potential choices, Biden was at home in Delaware and Bayh attended tennis camp with one of his children. Kaine was with his son at college in Washington. He paused long enough to confide that while his son had signed up for a text message announcement, "I haven't because I don't know how."
Several GOP officials said Friday that McCain had not settled on a running mate — nor offered the job to anyone — although former Massachusetts Gov. Mitt Romney and Minnesota Gov. Tim Pawlenty were under serious consideration.
Officials said the campaign also was preparing for an "unconventional" nominee, an indication that oft-mentioned former Pennsylvania Gov. Tom Ridge, an abortion-rights supporter, or Connecticut Democrat-turned-independent Joe Lieberman still could be in the running. That category also could include non-politicians whom McCain admires, such as Gen. David Petraeus, the top U.S. commander in Iraq.
The GOP convention begins Sept. 1 in St. Paul, Minn.
___
Associated Press writers David Espo in Denver, Glen Johnson in Boston, Randall Chase in Greenville, Del.; Bob Lewis in Richmond, Va. Scott Lindlaw in San Francisco, Angela K. Brown in Waco, Texas, and Jesse Holland in Washington contributed to this report. Pickler reported from Chicago.
Obama công bố tiêu chí chọn ứng viên Phó tổng thống
Ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ, Barack Obama, tuyên bố người được ông chọn liên danh tranh cử phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn: sẵn sàng trở thành Tổng thống, có khả năng giúp ông quản lý đất nước và chủ động phản biện những ý kiến của ông.
Những tiêu chí trên hầu như không làm cho dư luận dễ đoán hơn về người bạn đồng hành trong tương lai của ông Obama. Thượng nghị sĩ bang Illinois được cho là đang tập trung chọn ra ứng cử viên Phó Tổng thống từ 4 gương mặt chính, bao gồm Thượng nghị sĩ bang Delaware Joseph Biden, Thống đốc bang Virginia Tim Kaine, Thượng nghị sĩ bang Indiana Evan Bayh và Thống đốc bang Kansas Kathleen Sebelius.
Ông Obama đã lên kế hoạch thông báo về sự lựa chọn của mình tới những người ủng hộ qua thư điện tử và tin nhắn cũng như giới thiệu nhân vật số hai này trong một buổi mít tinh lớn vào thứ bảy (23/8).
Sau đó, cả hai người sẽ cùng thực hiện chuyến đi vận động tranh cử tại các bang trọng yếu trước đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ tại Denver vào cuối tháng 8.
Tại buổi phỏng vấn được phát hôm 22/8 trong chương trình "The Early Show" của kênh CBS, ông Obama đã nói về ứng viên phó tổng thống cho mình như sau: "Rõ ràng, câu hỏi quan trọng nhất là: Người này có sẵn sàng làm tổng thống hay không? Câu hỏi quan trọng thứ hai, ít nhất theo cách nhìn nhận của tôi, là: Người này có thể giúp tôi cầm quyền hay không? Liệu họ có trở thành người cộng sự hiệu quả trong việc tạo ra những cơ hội (phát triển) kinh tế trong nước và dẫn dắt chúng ta vượt qua những trở ngại trên bình diện quốc tế hay không?".
Thượng nghị sĩ Illinois cho biết thêm rằng ông cũng chờ đợi một người thể hiện sự độc lập. "Tôi muốn ai đó có khả năng phản biện quan điểm của tôi, không đơn giản chỉ là người chỉ biết gật gù khi đề cập tới những vấn đề hoạch định chính sách", ông Obama nhấn mạnh.
Hôm 21/8, ông Obama đã vận động tranh cử cùng một trong những gương mặt sáng giá cho vai trò liên danh tranh cử với ông - Thống đốc bang Virginia Tim Kaine. Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tiết lộ: "Tôi đã có quyết định. Đó là những gì mà các bạn sẽ biết".
Ông Obama không nói rõ ông đã đưa ra đề nghị với người được lựa chọn hay chưa hay khi nào thì ông sẽ công bố tên bạn đồng hành tranh cử. Trong dư luận hiện có nhiều đồn đoán rằng Thượng nghị sĩ Illinois sẽ thực hiện điều này cuối ngày 22/8.
Trong khi đó, bên phía đảng Cộng hoà (GOP), các quan chức trong đảng nói ứng viên tổng thống John McCain vẫn chưa chọn được bạn đồng hành mặc dù cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney và Thống đốc Minnesota Tim Pawlenty là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Giới quan sát nhận định ông McCain sẽ chờ đối thủ Obama ra quyết định trước khi chọn ứng viên Phó Tổng thống cho ông.
Thượng nghị sĩ bang Arizona dự kiến sẽ công bố lựa chọn của riêng mình trong khoảng giữa thời điểm khai mạc đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ (25/8) và ngày khai mạc đại hội toàn quốc của GOP tại St. Paul, Minnesota (1/9). Một số chuyên gia phân tích cho rằng đó có thể là ngày 29/8, mốc đánh dấu ông McCain bước sang tuổi 72 và một ngày sau khi đối thủ Obama chính thức chấp nhận trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tại Denver.
Thanh Bình (Theo AP, BBC, Reuters, AFP)
Hillary Rodham Clinton's prospects remained a mystery on a day full of them, although senior aides said the Obama campaign had never requested financial or other records from her.
Three days before the party gathers in Denver to nominate Obama for the fall campaign, several officials said Rep. Chet Edwards, whose district includes President Bush's ranch in Crawford, Texas, had made the roster of potential running mates. Sens. Joe Biden of Delaware and Evan Bayh of Indiana were also in the mix, as were Govs. Tim Kaine of Virginia and Kathleen Sebelius of Kansas — and any unknown others Obama had managed to keep secret despite intense scrutiny.
"It'll be exciting news," Sebelius told reporters in Kansas.
Obama, his secret his own, went to the gym for a morning workout before heading to an office in Chicago to polish the convention acceptance speech he will deliver next Thursday night.
Obama told reporters on Thursday he's already made his choice, and aides have used the prospect of a text-message announcement to try to attract additional supporters by soliciting their cell phone numbers and e-mail addresses.
The Illinois senator has arranged a joint appearance for Saturday with his running mate at the Old State Capitol in Springfield, Ill.
Hundreds of miles to the west, carpenters, electricians, sound stage gurus and others transformed the Pepsi Center in Denver into a made-for-television convention venue.
Tucked away in one corner were thousands of lightweight rolled cardboard handles, meant to allow delegates to wave signs bearing the names of the ticket — once the identity of Obama's running mate was known.
And he wasn't saying.
"Obviously, the most important question is: Is this person ready to be president?" Obama told "The Early Show" on CBS. Second, he said, was: "Can this person help me govern? Are they going to be an effective partner in creating the kind of economic opportunity here at home and guiding us through some dangerous waters internationally?"
And, he added: "I want somebody who is going to be able to challenge my thinking and not simply be a 'yes person' when it comes to policymaking.
Among those believed in the running, Biden, Bayh and Edwards fit the mold of running mate with experience in defense or foreign policy — areas in which Obama performs relatively poorly in the polls compared with Republican Sen. John McCain.
Clinton's credentials were forged in the primaries and caucuses where she ran a close second to Obama in the battle for the nomination.
There was no shortages of other speculation, ranging from: GOP Sen. Chuck Hagel of Nebraska, who traveled with Obama to Iraq and Afghanistan; Massachusetts Sen. John Kerry, the 2004 Democratic presidential nominee, or Democratic Sen. Chris Dodd of Connecticut.
Edwards, whom Speaker Nancy Pelosi had touted for running mate, told The Associated Press in Waco, Texas, "I have had interactions with the Obama campaign over the last several months but I will not get into details."
One Democratic official with knowledge of the conversation said Obama told Pelosi recently that she would be pleased with the choice. Other Democratic officials said he was on the short list. All spoke on the condition of anonymity because they were not authorized to discuss Obama's selection process.
Edwards, chairman of the Military Construction and Veterans Affairs Appropriations Subcommittee, is a nine-term moderate Democrat representing the GOP-leaning Texas district. He is well-known in Texas but does not have a national profile.
Among the other potential choices, Biden was at home in Delaware and Bayh attended tennis camp with one of his children. Kaine was with his son at college in Washington. He paused long enough to confide that while his son had signed up for a text message announcement, "I haven't because I don't know how."
Several GOP officials said Friday that McCain had not settled on a running mate — nor offered the job to anyone — although former Massachusetts Gov. Mitt Romney and Minnesota Gov. Tim Pawlenty were under serious consideration.
Officials said the campaign also was preparing for an "unconventional" nominee, an indication that oft-mentioned former Pennsylvania Gov. Tom Ridge, an abortion-rights supporter, or Connecticut Democrat-turned-independent Joe Lieberman still could be in the running. That category also could include non-politicians whom McCain admires, such as Gen. David Petraeus, the top U.S. commander in Iraq.
The GOP convention begins Sept. 1 in St. Paul, Minn.
___
Associated Press writers David Espo in Denver, Glen Johnson in Boston, Randall Chase in Greenville, Del.; Bob Lewis in Richmond, Va. Scott Lindlaw in San Francisco, Angela K. Brown in Waco, Texas, and Jesse Holland in Washington contributed to this report. Pickler reported from Chicago.
Obama công bố tiêu chí chọn ứng viên Phó tổng thống
Ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ, Barack Obama, tuyên bố người được ông chọn liên danh tranh cử phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn: sẵn sàng trở thành Tổng thống, có khả năng giúp ông quản lý đất nước và chủ động phản biện những ý kiến của ông.
Những tiêu chí trên hầu như không làm cho dư luận dễ đoán hơn về người bạn đồng hành trong tương lai của ông Obama. Thượng nghị sĩ bang Illinois được cho là đang tập trung chọn ra ứng cử viên Phó Tổng thống từ 4 gương mặt chính, bao gồm Thượng nghị sĩ bang Delaware Joseph Biden, Thống đốc bang Virginia Tim Kaine, Thượng nghị sĩ bang Indiana Evan Bayh và Thống đốc bang Kansas Kathleen Sebelius.
Ông Obama đã lên kế hoạch thông báo về sự lựa chọn của mình tới những người ủng hộ qua thư điện tử và tin nhắn cũng như giới thiệu nhân vật số hai này trong một buổi mít tinh lớn vào thứ bảy (23/8).
Sau đó, cả hai người sẽ cùng thực hiện chuyến đi vận động tranh cử tại các bang trọng yếu trước đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ tại Denver vào cuối tháng 8.
Tại buổi phỏng vấn được phát hôm 22/8 trong chương trình "The Early Show" của kênh CBS, ông Obama đã nói về ứng viên phó tổng thống cho mình như sau: "Rõ ràng, câu hỏi quan trọng nhất là: Người này có sẵn sàng làm tổng thống hay không? Câu hỏi quan trọng thứ hai, ít nhất theo cách nhìn nhận của tôi, là: Người này có thể giúp tôi cầm quyền hay không? Liệu họ có trở thành người cộng sự hiệu quả trong việc tạo ra những cơ hội (phát triển) kinh tế trong nước và dẫn dắt chúng ta vượt qua những trở ngại trên bình diện quốc tế hay không?".
Thượng nghị sĩ Illinois cho biết thêm rằng ông cũng chờ đợi một người thể hiện sự độc lập. "Tôi muốn ai đó có khả năng phản biện quan điểm của tôi, không đơn giản chỉ là người chỉ biết gật gù khi đề cập tới những vấn đề hoạch định chính sách", ông Obama nhấn mạnh.
Hôm 21/8, ông Obama đã vận động tranh cử cùng một trong những gương mặt sáng giá cho vai trò liên danh tranh cử với ông - Thống đốc bang Virginia Tim Kaine. Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tiết lộ: "Tôi đã có quyết định. Đó là những gì mà các bạn sẽ biết".
Ông Obama không nói rõ ông đã đưa ra đề nghị với người được lựa chọn hay chưa hay khi nào thì ông sẽ công bố tên bạn đồng hành tranh cử. Trong dư luận hiện có nhiều đồn đoán rằng Thượng nghị sĩ Illinois sẽ thực hiện điều này cuối ngày 22/8.
Trong khi đó, bên phía đảng Cộng hoà (GOP), các quan chức trong đảng nói ứng viên tổng thống John McCain vẫn chưa chọn được bạn đồng hành mặc dù cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney và Thống đốc Minnesota Tim Pawlenty là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Giới quan sát nhận định ông McCain sẽ chờ đối thủ Obama ra quyết định trước khi chọn ứng viên Phó Tổng thống cho ông.
Thượng nghị sĩ bang Arizona dự kiến sẽ công bố lựa chọn của riêng mình trong khoảng giữa thời điểm khai mạc đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ (25/8) và ngày khai mạc đại hội toàn quốc của GOP tại St. Paul, Minnesota (1/9). Một số chuyên gia phân tích cho rằng đó có thể là ngày 29/8, mốc đánh dấu ông McCain bước sang tuổi 72 và một ngày sau khi đối thủ Obama chính thức chấp nhận trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tại Denver.
Thanh Bình (Theo AP, BBC, Reuters, AFP)
Wednesday, August 20, 2008
Tuổi trẻ với vấn đề Hổ Thẹn
Nói đến hổ thẹn, đa số thanh niên hiện thời cho đó là tánh của đám thiếu nữ thời "khuê môn bất xuất" còn lưu lại. Những cử chỉ e lệ, rụt rè, nhút nhát là biểu hiện của tính hổ thẹn. Vì thế với cái thời văn minh này phải thủ tiêu tính hổ thẹn ấy đi. Nhưng với Phật giáo, tính hổ thẹn lại được đề cao. Hổ thẹn là chiếc áo trang sức đẹp nhất của người tu. Hổ thẹn là động cơ tiến thủ trên đường hành thiện. Ðể giải quyết nghi vấn này, chúng ta thử xét lại coi tại sao?
Sở dĩ thanh niên hiện thời đòi tiêu diệt tính hổ thẹn, vì hiểu hổ thẹn là mắc cỡ. Một thiếu nữ bất ngờ gặp anh chàng thanh niên thì bước đi khóm róm, lời nói ấp úng, lắm khi lại kiếm chỗ trốn là khác. Bởi sự rụt rè nhút nhát ấy khiến con người mất cả tính tự nhiên.
Tại sao người ta lại hay mắc cỡ? Vì những người ấy không có sức tự chủ, một khi xúc cảnh đột ngột, hoặc bị ai chăm chú đến, đâm ra luống cuống, mất bình thường. Như trước con mắt chăm chú nhìn của người, họ phải cúi mặt chẳng hạn. Con người không tự chủ ấy, dù việc phải việc quấy, họ cũng thấy ngại ngùng sợ sệt trước khi nói hay làm.
Hổ thẹn không phải thế. Vì hổ là hổ với mình, thẹn là thẹn với người. Mỗi khi nghĩ đến việc quấy, ta xấu hổ tự trách rằng: Ta là con người có đủ nhân phẩm thế này, được trí khôn thế kia, mà đi làm điều quấy vậy sao? Lại vì e thẹn chúng bạn phê bình, chỉ trích, nên vừa nghĩ đến việc quấy, ta dừng ngay. Vì thế hổ thẹn là then chốt của cánh cửa tội lỗi. Duy thức học liệt hổ thẹn vào nhóm thiện tâm sở. Hổ thẹn là một động lực ngăn điều quấy, dứt những sự lỗi lầm. Nó rất thiết yếu, quan trọng đối với người dứt ác, tu thiện.
Khi có nghĩ sai, làm quấy, mới có hổ thẹn. Nếu không nghĩ sai làm quấy, bao nhiêu người, hoặc ai đi nữa vẫn không có hổ thẹn. Hổ thẹn là di sản của tính tự chủ, tự trọng. Con người tự chủ nên vừa nghĩ quấy là bị lương tâm dầy vò hình phạt ngay. Bởi biết tự trọng nên rất thẹn thuồng, không muốn để ai chỉ trích, quở trách mình. Vì thế, hổ thẹn không có nghĩa là mắc cỡ. Nếu có, chỉ là một khía cạnh nào thôi.
Con người, nếu không biết hổ thẹn thì còn gì nhục nhã bằng. Vì chính họ không biết xấu hổ với những hành vi bất chánh, lại không sợ người phê bình chỉ trích, kẻ ấy còn việc xấu nào mà không dám làm, điều ác nào mà không dám dự. Cá nhân họ ngày càng rơi sâu xuống hố tội lỗi. Không biết hổ thẹn thì có bao giờ họ thức tỉnh ăn năn. Gia đình nào mắc phải một đứa con như thế, thật là đại vô phúc. Kẻ ấy gần ai, người ta đều nhờm gớm tránh xa, như tránh xa con chuột ghẻ. Những việc thương luân bại lý, những việc tàn ác đê hèn hàng ngày diễn ra trong xã hội, đều do những hạng người này chủ động. Nếu trong một xã hội mà có nhiều người như thế, thật là một tình trạng bi đát vô cùng của xã hội ấy. Ðức Phật dạy rằng: "Nếu con người không biết hổ thẹn thì trên thế gian này không còn biết phân biệt cha mẹ, anh, em, lớn, nhỏ cùng với loài cầm thú không khác." -- (Kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Tàm Quí)
Trái lại, người biết hổ thẹn là người cao thượng, liêm khiết. Do biết hổ thẹn đối với bản thân, người ta cố tránh lỗi, dứt quấy để bảo tồn danh dự cá nhân mình. Như cậu A một hôm thấy bạn bỏ quên cây bút chì trên bàn học, cậu định ý lấy giấu để xài. Nhưng cậu bị lòng hổ thẹn quở trách: mình như thế này mà tham à! Nếu bạn nhìn thấy cây bút chì thì phải nói làm sao? Và còn mặt mũi nào thấy chúng bạn... Vì thế, hôm sau vào lớp, A đem cây bút chì trả lại cho bạn.
Lại nữa, tính hổ thẹn chẳng những cải thiện con người xấu trở thành tốt, mà còn làm động cơ thúc đẩy con người tiến bộ trên đường học vấn, cũng như trong các công nghệ. Như một hôm vào giờ trả bài thầy kêu B lên, rủi hôm ấy cô bận việc, học bài không thuộc, lên đọc chữ đặng chữ mất, lộn đầu lộn đuôi... chúng bạn cười ầm lên! Thầy giáo cũng quở trách. Hổ thẹn quá, từ đó về sau dù bận việc gì, cô cũng rán học cho thuộc, không dám bỏ một bài nào. Thực vậy, sự tranh đua học tập, sự cải tiến các ngành kỹ nghệ, đều phát nguyên từ tâm hổ thẹn mà ra.
Những chứng cớ đơn sơ ấy, có thể cho ta thấy sự có mặt của tính hổ thẹn nơi con người nào, người ấy sẽ tốt và tiến cả mọi mặt.
Nơi cá nhân tính hổ thẹn đã đóng vai quan trọng dường ấy, với gia đình và xã hội, hổ thẹn cần thiết thế nào? Bảo vệ được cang thường, luân lý, giữ được gia thanh quốc túy đều nhờ tánh hổ thẹn cả. Như một chàng thanh niên con nhà lễ giáo, gặp lúc vận cùng buộc phải xa quê hương tìm sanh kế. Khi ấy chàng phải sống trong cảnh chung chạ với bọn bất lương, chúng xúi giục chàng góp tay vào việc trộm cướp với chúng. Nhưng chàng nhất mực từ khước, vì chàng nhớ đến danh giá, thể thống của chàng và ông cha chàng. Nhiều khi sự sống quá thiếu hụt, chàng vừa nghĩ nên nhập bọn với chúng để sống, liền đó chàng thấy xấu hổ, tự trách: danh giá ta thế này, tông môn ta thế ấy mà đi ăn trộm à? Thật là nhục nhã hổ thẹn! Nhờ đó, chàng dừng được ý niệm quấy, thà chịu chết chớ không làm điều nhục nhã.
Biết giữ gìn phẩm giá mình, biết tôn trọng thanh danh tổ tiên mình, những con người ấy ở trong xã hội không bao giờ dám làm điều phi pháp. Một người như thế, trăm ngàn người như thế, thì xã hội này có thể nói là cảnh Cực Lạc. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, trật tự mà phủ nhận tính hổ thẹn, thực là kẻ muốn có quả cam mà gieo hạt ớt. Bởi nhằm mục đích xây dựng xã hội, nên Phật giáo rất chú trọng phát huy tính hổ thẹn.
Tuy thanh niên là tuổi cần phải có nhiều hổ thẹn và gắng nuôi nó càng lớn càng hay. Vì thanh niên là tuổi cầu tiến, nếu thiếu hổ thẹn tức nhiên động cơ tiến thủ đã mất. Tương lai xã hội ở nơi thanh niên, muốn biết xã hội ngày mai tốt xấu thế nào, cứ nhìn thẳng vào thanh niên hiện tại thì rõ. Mà điều kiện cần thiết tạo thành một thanh niên tốt, một phần lớn là do tính hổ thẹn. Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng: Thiếu hổ thẹn, thanh niên dễ trở thành ác độc; thiếu hổ thẹn, xã hội sẽ chìm trong đen tối của dục vọng.
www.quangduc.com
Sở dĩ thanh niên hiện thời đòi tiêu diệt tính hổ thẹn, vì hiểu hổ thẹn là mắc cỡ. Một thiếu nữ bất ngờ gặp anh chàng thanh niên thì bước đi khóm róm, lời nói ấp úng, lắm khi lại kiếm chỗ trốn là khác. Bởi sự rụt rè nhút nhát ấy khiến con người mất cả tính tự nhiên.
Tại sao người ta lại hay mắc cỡ? Vì những người ấy không có sức tự chủ, một khi xúc cảnh đột ngột, hoặc bị ai chăm chú đến, đâm ra luống cuống, mất bình thường. Như trước con mắt chăm chú nhìn của người, họ phải cúi mặt chẳng hạn. Con người không tự chủ ấy, dù việc phải việc quấy, họ cũng thấy ngại ngùng sợ sệt trước khi nói hay làm.
Hổ thẹn không phải thế. Vì hổ là hổ với mình, thẹn là thẹn với người. Mỗi khi nghĩ đến việc quấy, ta xấu hổ tự trách rằng: Ta là con người có đủ nhân phẩm thế này, được trí khôn thế kia, mà đi làm điều quấy vậy sao? Lại vì e thẹn chúng bạn phê bình, chỉ trích, nên vừa nghĩ đến việc quấy, ta dừng ngay. Vì thế hổ thẹn là then chốt của cánh cửa tội lỗi. Duy thức học liệt hổ thẹn vào nhóm thiện tâm sở. Hổ thẹn là một động lực ngăn điều quấy, dứt những sự lỗi lầm. Nó rất thiết yếu, quan trọng đối với người dứt ác, tu thiện.
Khi có nghĩ sai, làm quấy, mới có hổ thẹn. Nếu không nghĩ sai làm quấy, bao nhiêu người, hoặc ai đi nữa vẫn không có hổ thẹn. Hổ thẹn là di sản của tính tự chủ, tự trọng. Con người tự chủ nên vừa nghĩ quấy là bị lương tâm dầy vò hình phạt ngay. Bởi biết tự trọng nên rất thẹn thuồng, không muốn để ai chỉ trích, quở trách mình. Vì thế, hổ thẹn không có nghĩa là mắc cỡ. Nếu có, chỉ là một khía cạnh nào thôi.
Con người, nếu không biết hổ thẹn thì còn gì nhục nhã bằng. Vì chính họ không biết xấu hổ với những hành vi bất chánh, lại không sợ người phê bình chỉ trích, kẻ ấy còn việc xấu nào mà không dám làm, điều ác nào mà không dám dự. Cá nhân họ ngày càng rơi sâu xuống hố tội lỗi. Không biết hổ thẹn thì có bao giờ họ thức tỉnh ăn năn. Gia đình nào mắc phải một đứa con như thế, thật là đại vô phúc. Kẻ ấy gần ai, người ta đều nhờm gớm tránh xa, như tránh xa con chuột ghẻ. Những việc thương luân bại lý, những việc tàn ác đê hèn hàng ngày diễn ra trong xã hội, đều do những hạng người này chủ động. Nếu trong một xã hội mà có nhiều người như thế, thật là một tình trạng bi đát vô cùng của xã hội ấy. Ðức Phật dạy rằng: "Nếu con người không biết hổ thẹn thì trên thế gian này không còn biết phân biệt cha mẹ, anh, em, lớn, nhỏ cùng với loài cầm thú không khác." -- (Kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Tàm Quí)
Trái lại, người biết hổ thẹn là người cao thượng, liêm khiết. Do biết hổ thẹn đối với bản thân, người ta cố tránh lỗi, dứt quấy để bảo tồn danh dự cá nhân mình. Như cậu A một hôm thấy bạn bỏ quên cây bút chì trên bàn học, cậu định ý lấy giấu để xài. Nhưng cậu bị lòng hổ thẹn quở trách: mình như thế này mà tham à! Nếu bạn nhìn thấy cây bút chì thì phải nói làm sao? Và còn mặt mũi nào thấy chúng bạn... Vì thế, hôm sau vào lớp, A đem cây bút chì trả lại cho bạn.
Lại nữa, tính hổ thẹn chẳng những cải thiện con người xấu trở thành tốt, mà còn làm động cơ thúc đẩy con người tiến bộ trên đường học vấn, cũng như trong các công nghệ. Như một hôm vào giờ trả bài thầy kêu B lên, rủi hôm ấy cô bận việc, học bài không thuộc, lên đọc chữ đặng chữ mất, lộn đầu lộn đuôi... chúng bạn cười ầm lên! Thầy giáo cũng quở trách. Hổ thẹn quá, từ đó về sau dù bận việc gì, cô cũng rán học cho thuộc, không dám bỏ một bài nào. Thực vậy, sự tranh đua học tập, sự cải tiến các ngành kỹ nghệ, đều phát nguyên từ tâm hổ thẹn mà ra.
Những chứng cớ đơn sơ ấy, có thể cho ta thấy sự có mặt của tính hổ thẹn nơi con người nào, người ấy sẽ tốt và tiến cả mọi mặt.
Nơi cá nhân tính hổ thẹn đã đóng vai quan trọng dường ấy, với gia đình và xã hội, hổ thẹn cần thiết thế nào? Bảo vệ được cang thường, luân lý, giữ được gia thanh quốc túy đều nhờ tánh hổ thẹn cả. Như một chàng thanh niên con nhà lễ giáo, gặp lúc vận cùng buộc phải xa quê hương tìm sanh kế. Khi ấy chàng phải sống trong cảnh chung chạ với bọn bất lương, chúng xúi giục chàng góp tay vào việc trộm cướp với chúng. Nhưng chàng nhất mực từ khước, vì chàng nhớ đến danh giá, thể thống của chàng và ông cha chàng. Nhiều khi sự sống quá thiếu hụt, chàng vừa nghĩ nên nhập bọn với chúng để sống, liền đó chàng thấy xấu hổ, tự trách: danh giá ta thế này, tông môn ta thế ấy mà đi ăn trộm à? Thật là nhục nhã hổ thẹn! Nhờ đó, chàng dừng được ý niệm quấy, thà chịu chết chớ không làm điều nhục nhã.
Biết giữ gìn phẩm giá mình, biết tôn trọng thanh danh tổ tiên mình, những con người ấy ở trong xã hội không bao giờ dám làm điều phi pháp. Một người như thế, trăm ngàn người như thế, thì xã hội này có thể nói là cảnh Cực Lạc. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, trật tự mà phủ nhận tính hổ thẹn, thực là kẻ muốn có quả cam mà gieo hạt ớt. Bởi nhằm mục đích xây dựng xã hội, nên Phật giáo rất chú trọng phát huy tính hổ thẹn.
Tuy thanh niên là tuổi cần phải có nhiều hổ thẹn và gắng nuôi nó càng lớn càng hay. Vì thanh niên là tuổi cầu tiến, nếu thiếu hổ thẹn tức nhiên động cơ tiến thủ đã mất. Tương lai xã hội ở nơi thanh niên, muốn biết xã hội ngày mai tốt xấu thế nào, cứ nhìn thẳng vào thanh niên hiện tại thì rõ. Mà điều kiện cần thiết tạo thành một thanh niên tốt, một phần lớn là do tính hổ thẹn. Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng: Thiếu hổ thẹn, thanh niên dễ trở thành ác độc; thiếu hổ thẹn, xã hội sẽ chìm trong đen tối của dục vọng.
www.quangduc.com
Việt Nam
Việt Nam sẽ chịu làm kiếp nô lệ?
Không! Không bao giờ!
Người Việt, dân tộc Việt muôn đời không bao giờ chịu làm kiếp nô lệ!
Đó là chân lý!
Bất cứ một dân tộc nào cũng thế.
Lớn hay nhỏ!
Dù trong hoàn cảnh tạm thời phải chịu sự cai trị của ngoại bang hay
của tập đoàn phản dân, hại nước nào đó, nhưng không một thế lực nào có
thể dập tắt được lòng tự trọng, lòng yêu Tổ quốc và lòng tự hào với
truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc mình!
Tinh thần đó không lệ thuộc vào nhà cầm quyền, nó sẽ ứng xử linh hoạt
để đối phó và tự vệ, nhưng khi có thời cơ thuận lợi sẽ bùng lên như
sóng dữ của đại dương, nhấn chìm mọi thế lực xâm lược và bán nước cầu
vinh.
Dân tộc Ba Lan sau nhiều thế kỷ chống lại xâm lược hùng mạnh gấp bội:
quân Nguyên Mông, Pháp, Áo, Nga, Phổ... và có lúc đã bị xoá sổ trên
bản đồ; 6 năm đương đầu với phát xít Đức hung hãn tàn ác, với một phần
tư dân số bị chết (6 triệu) và 44 năm tranh đấu liên tục chống lại sự
áp đặt chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô - đã chứng minh điều đó!
Dân tộc Nga với chiều dày lịch sử chống lại quân Nguyên, Thổ, Thuỵ
Điển, Pháp và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại với hơn 20 triệu người
bị chết (12,6 triệu lính; 7,7 triệu thường dân) để đánh trả và chiến
thắng phát xít Đức - đã chứng minh điều đó!
Cuộc chiến đấu đòi độc lập không ngưng nghỉ của dân tộc nhỏ bé
Chechnya chống lại đế chế Nga chiếm đóng và cai trị kể từ năm 1834 cho
đến tận ngày nay vẫn tiếp diễn – đã chứng minh điều đó!
Và kể cả dân tộc Hoa.
Cuộc chiến phòng vệ với Vạn Lý Trường Thành chống lại quân Nguyên,
đánh trả lại sự xâm lược của Anh, Pháp trong chiến tranh thuốc phiện
(1840-1860) và chống lại sự cai trị của phát xít Nhật (1931-1945) của
người Hoa - đã chứng minh điều đó!
Tinh thần phản kháng bất khuất, kiên lì của dân tộc Tây Tạng chống lại
sự xâm lăng và đồng hoá của Trung Quốc cộng sản – đã chứng minh điều
đó.
Có muôn ngàn ví dụ về các dân tộc anh hùng khác từ khi có loài người
trên trái đất này!
Còn dân tộc Việt Nam?
Dân tộc Việt muôn đời không bao giờ chịu làm kiếp nô lệ!
Đó là chân lý!
Lịch sử đã chứng minh.
Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc, tức là khi
dân tộc Lạc sinh sống trên châu thổ sông Hồng bị Hán tộc phương Bắc
bành trướng xuống phía Nam.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị, năm 43, Quý
Mão) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc Lạc chống trả lại đế quốc
phương Bắc xâm lược. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhưng 3 năm
sau bị Mã Viện chinh phục. Với thất bại của Hai Bà Trưng, xã hội Lạc
đã chuyển hoá sang giai đoạn mới: xã hội Lạc Việt. Mã Viện là tướng
Tàu mở đầu cuộc Hán hoá dân tộc Lạc. Giai đoạn này kéo dài gần 1.000
năm, từ đầu nhà Đông Hán đến cuối đời Đường. Dù phải chịu bao nhiêu
lầm than, tủi nhục bởi chính sách đồng hoá, trải qua nhiều đổi thay
nhưng không bao giờ quân xâm lược Trung Hoa vùi dập được khát vọng độc
lập và đổi được giòng máu của người Lạc Việt.
Một Ngô Quyền đã xuất hiện, đại phá quân Nam Hán (năm 938), và kiến
dựng nên nhà nước Đại Việt.
Lý Thường Kiệt đánh cho quân Tống đại bại, truy đuổi sang tận vùng
Quảng Tây (1075-1077), khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của nước
Nam!
Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII) ba lần đánh tan tác quân Nguyên Mông hùng
mạnh từng làm bá chủ từ Á sang Âu.
Bình Định Vương Lê Lợi (thế kỷ XV) xua sạch bóng quân Minh khỏi bờ cõi
và bài “Bình Ngô Đại Cáo” thể hiện ý chí độc lập, tự cường mãnh liệt
của dân tộc Việt.
Anh hùng áo vải Quang Trung (năm 1788) đập tan hơn 20 vạn quân Thanh,
giành lại non sông gấm vóc cho dân tộc.
Hình chụp từ HQ.4 (Khu trục hạm Trần Khánh Dư): Chiếc tàu võ trang Nam
Ngư 407 ngoan cố này bị “tông” bên tả hạm sau đó chừng 10 phút.
Nguồn: hoangsa74.tripod.com/Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa
Các chiến sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (1974) trong cuộc đối chọi
không cân sức đã chiến đấu anh dũng đến người cuối cùng để bảo vệ hải
đảo Hoàng Sa.
Các chiến sĩ Quân đội Nhân Dân Việt Nam (năm 1988) cũng trong một cuộc
chiến đơn độc, trứng chọi đá, đã anh dũng hy sinh đến giọt máu cuối
cùng.
Máu của hàng ngàn người lính đã thấm ướt sáu tỉnh biên giới phía Bắc
năm 1979, giáng trả lại cuộc xâm chiếm, tàn phá, giết hại thường dân
của quân bành trướng Bắc Kinh.
Số phận những tên xâm lược phương Bắc (Chiến tranh biên giới 1979)
Nguồn: Vi.wikipedia.org
Trước chủ quyền lãnh thổ của đất nước bị xâm phạm trắng trợn và thái
độ kiêu ngạo, láo xược, coi thường dân tộc Việt của Bắc Kinh, thì tất
cả những ai bao biện, tiếp tay cho thái độ hèn nhát, vô cảm, trơ trẽn
của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ phải xem là phản động và đáng hổ
thẹn với chính lương tâm của mình, hổ thẹn với Cha Ông.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã hoàn toàn lộ rõ bộ mặt thật của họ: cố giữ chế
độ cộng sản lệ thuộc và quyền lợi béo bở bằng mọi giá, kể cả cái giá
phải quỳ mọp xuống chân quan thầy Bắc Kinh để cầu an. Họ là những kẻ
mặt người nhưng linh hồn ác quỷ, miệng tụng kinh mác-xít, ra rả “nhà
nước của dân, do dân và vì dân” nhưng tay ôm lưng các chủ tư bản để
vinh thân phù gia, chà đạp lên quyền lợi của người lao động, cam tâm
cúi đầu làm nô bộc cho tập đoàn hiếu chiến và bành trướng Trung Nam
Hải để kéo dài sự tồn tại!
Lòng yêu nước và căm thù quân xâm lược cướp đất, cướp biển đang sôi
sục, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đừng tưởng rằng người dân Việt sợ
hãi trước bạo quyền! Nhà tù và súng đạn có thể làm họ tạm thời phải né
tránh để tự vệ, nhưng tinh thần quật khởi sẽ nung nấu và tích luỹ.
Không một hình tượng nào đẹp hơn hình tượng người lính trước bàn thờ
Tổ quốc!
Những người lính chân chính, những người con của Mẹ Việt Nam sẽ không
bao giờ để cho ai làm nhơ bẩn danh dự của Tổ Tiên và đồng đội mình.
Những người lính, đại diện cho dân tộc, có thể tha thứ cho sai lầm
trong lãnh đạo, điều hành, quản lý đất nước, nhưng chắc chắn không thể
dung tha cho tội bán nước của Bộ Chính Trị Cộng sản Hà Nội – một tập
đoàn bị lưu manh hoá, mafia hoá đúng nghĩa, cấu kết bằng quyền lợi,
không hơn, không kém!
Một chế độ cầm quyền cho dù được nguỵ trang bằng ý thức hệ nào, tô vẽ
bằng màu gì, trang bị bằng lý luận nào - cũng không được quyền xúc
phạm di sản chống ngoại xâm hào hùng của giống nòi Lạc Việt!
Chúng ta không đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phải mở cuộc
chiến tranh quân sự với Trung Cộng vào lúc này. Tương xứng lực lượng
và tình huống chưa cần đến một quyết định nghiêm trọng như vậy.
Nhưng chúng ta đòi hỏi thái độ và ý chí!
Trung Quốc sẽ làm gì sơ sảy được Việt Nam nếu chúng ta lên án công
khai và mạnh mẽ trước dư luận, cổ vũ lòng yêu nước, quyết tâm chống
xâm lược? Trong bối cảnh thế giới hiện nay, không dễ dàng gì nữa để
Trung Quốc cậy mạnh xua quân tràn xuống Việt Nam hay ném bom bắn phá
Hà Nội vô cớ. Vậy có gì để chúng ta phải sợ?
Nhưng Hà Nội đã không làm. Không những họ chỉ thể hiện sự hèn nhát, bợ
đỡ quan thầy Bắc Kinh đến mức tởm lợm mà còn xua công an và cái gọi là
“thanh niên xung phong” - những con gà chọi ngu ngốc, quá khích trấn
áp nhân dân biểu thị lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình ôn hoà tại
Sài Gòn và Hà Nội trong hai ngày 9 và 16 tháng 12/2007.
Vì sao?
Chúng ta đã nhận diện họ. Nhân dân đã biết rõ bản chất của họ!
Đâu đây vang lên tiếng của Hưng Đạo Vương: “Nếu Bệ Hạ muốn đầu hàng
trước hết hãy chém đầu tôi đi đã!”
Tượng Hưng Đạo Vương
Nguồn: VietnamNet
Và lời Hịch Tướng Sĩ của Ông:
“… Ta thường tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy
mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da,
nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta
phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da
ngựa, ta cũng vui lòng.
... Kẻ thù không đội chung trời, thế mà các ngươi không nghĩ tới, điềm
nhiên không lo đến sự rửa thẹn, không tính đến việc trừ hung, không
nhớ đến chuyện dạy tập quân sĩ. Thế là giở giáo hàng giặc. Rồi đây,
sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ phải thẹn muôn đời, còn mặt
mũi nào đứng giữa khoảng trời đất che chở?”.
Hỡi những kẻ đểu cáng, gặp thời lên ngôi tại Ba Đình, các người có
nghe tiếng vọng của Tiền Nhân không? Không một chế độ bạo chúa nào cầm
quyền vĩnh viễn! Các người hãy nhớ lời cổ nhân: "Quan nhất thời, Dân
vạn đại"!.
Hỡi những người lính Việt Nam đáng kính, các anh có nghe tiếng vọng
của Tiền Nhân không?
Xin được bên cạnh các anh, những người đang trấn giữ biên cương, hải
đảo của Tổ quốc thân yêu cùng hát vang bài ca hùng tráng năm nào:
Nghe bao la tiếng hát rộn hành quân xa
Ngày đêm xông pha bước chân càng thêm sắt đá
Thề quyết sống trọn tình đất nước
Anh em ta ơi!
Tự do chính là niềm mơ ước
Anh em ta ơi!
Đời chưa hết giặc là ta chưa về!
Atlanta
Không! Không bao giờ!
Người Việt, dân tộc Việt muôn đời không bao giờ chịu làm kiếp nô lệ!
Đó là chân lý!
Bất cứ một dân tộc nào cũng thế.
Lớn hay nhỏ!
Dù trong hoàn cảnh tạm thời phải chịu sự cai trị của ngoại bang hay
của tập đoàn phản dân, hại nước nào đó, nhưng không một thế lực nào có
thể dập tắt được lòng tự trọng, lòng yêu Tổ quốc và lòng tự hào với
truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc mình!
Tinh thần đó không lệ thuộc vào nhà cầm quyền, nó sẽ ứng xử linh hoạt
để đối phó và tự vệ, nhưng khi có thời cơ thuận lợi sẽ bùng lên như
sóng dữ của đại dương, nhấn chìm mọi thế lực xâm lược và bán nước cầu
vinh.
Dân tộc Ba Lan sau nhiều thế kỷ chống lại xâm lược hùng mạnh gấp bội:
quân Nguyên Mông, Pháp, Áo, Nga, Phổ... và có lúc đã bị xoá sổ trên
bản đồ; 6 năm đương đầu với phát xít Đức hung hãn tàn ác, với một phần
tư dân số bị chết (6 triệu) và 44 năm tranh đấu liên tục chống lại sự
áp đặt chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô - đã chứng minh điều đó!
Dân tộc Nga với chiều dày lịch sử chống lại quân Nguyên, Thổ, Thuỵ
Điển, Pháp và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại với hơn 20 triệu người
bị chết (12,6 triệu lính; 7,7 triệu thường dân) để đánh trả và chiến
thắng phát xít Đức - đã chứng minh điều đó!
Cuộc chiến đấu đòi độc lập không ngưng nghỉ của dân tộc nhỏ bé
Chechnya chống lại đế chế Nga chiếm đóng và cai trị kể từ năm 1834 cho
đến tận ngày nay vẫn tiếp diễn – đã chứng minh điều đó!
Và kể cả dân tộc Hoa.
Cuộc chiến phòng vệ với Vạn Lý Trường Thành chống lại quân Nguyên,
đánh trả lại sự xâm lược của Anh, Pháp trong chiến tranh thuốc phiện
(1840-1860) và chống lại sự cai trị của phát xít Nhật (1931-1945) của
người Hoa - đã chứng minh điều đó!
Tinh thần phản kháng bất khuất, kiên lì của dân tộc Tây Tạng chống lại
sự xâm lăng và đồng hoá của Trung Quốc cộng sản – đã chứng minh điều
đó.
Có muôn ngàn ví dụ về các dân tộc anh hùng khác từ khi có loài người
trên trái đất này!
Còn dân tộc Việt Nam?
Dân tộc Việt muôn đời không bao giờ chịu làm kiếp nô lệ!
Đó là chân lý!
Lịch sử đã chứng minh.
Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc, tức là khi
dân tộc Lạc sinh sống trên châu thổ sông Hồng bị Hán tộc phương Bắc
bành trướng xuống phía Nam.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị, năm 43, Quý
Mão) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc Lạc chống trả lại đế quốc
phương Bắc xâm lược. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhưng 3 năm
sau bị Mã Viện chinh phục. Với thất bại của Hai Bà Trưng, xã hội Lạc
đã chuyển hoá sang giai đoạn mới: xã hội Lạc Việt. Mã Viện là tướng
Tàu mở đầu cuộc Hán hoá dân tộc Lạc. Giai đoạn này kéo dài gần 1.000
năm, từ đầu nhà Đông Hán đến cuối đời Đường. Dù phải chịu bao nhiêu
lầm than, tủi nhục bởi chính sách đồng hoá, trải qua nhiều đổi thay
nhưng không bao giờ quân xâm lược Trung Hoa vùi dập được khát vọng độc
lập và đổi được giòng máu của người Lạc Việt.
Một Ngô Quyền đã xuất hiện, đại phá quân Nam Hán (năm 938), và kiến
dựng nên nhà nước Đại Việt.
Lý Thường Kiệt đánh cho quân Tống đại bại, truy đuổi sang tận vùng
Quảng Tây (1075-1077), khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của nước
Nam!
Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII) ba lần đánh tan tác quân Nguyên Mông hùng
mạnh từng làm bá chủ từ Á sang Âu.
Bình Định Vương Lê Lợi (thế kỷ XV) xua sạch bóng quân Minh khỏi bờ cõi
và bài “Bình Ngô Đại Cáo” thể hiện ý chí độc lập, tự cường mãnh liệt
của dân tộc Việt.
Anh hùng áo vải Quang Trung (năm 1788) đập tan hơn 20 vạn quân Thanh,
giành lại non sông gấm vóc cho dân tộc.
Hình chụp từ HQ.4 (Khu trục hạm Trần Khánh Dư): Chiếc tàu võ trang Nam
Ngư 407 ngoan cố này bị “tông” bên tả hạm sau đó chừng 10 phút.
Nguồn: hoangsa74.tripod.com/Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa
Các chiến sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (1974) trong cuộc đối chọi
không cân sức đã chiến đấu anh dũng đến người cuối cùng để bảo vệ hải
đảo Hoàng Sa.
Các chiến sĩ Quân đội Nhân Dân Việt Nam (năm 1988) cũng trong một cuộc
chiến đơn độc, trứng chọi đá, đã anh dũng hy sinh đến giọt máu cuối
cùng.
Máu của hàng ngàn người lính đã thấm ướt sáu tỉnh biên giới phía Bắc
năm 1979, giáng trả lại cuộc xâm chiếm, tàn phá, giết hại thường dân
của quân bành trướng Bắc Kinh.
Số phận những tên xâm lược phương Bắc (Chiến tranh biên giới 1979)
Nguồn: Vi.wikipedia.org
Trước chủ quyền lãnh thổ của đất nước bị xâm phạm trắng trợn và thái
độ kiêu ngạo, láo xược, coi thường dân tộc Việt của Bắc Kinh, thì tất
cả những ai bao biện, tiếp tay cho thái độ hèn nhát, vô cảm, trơ trẽn
của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ phải xem là phản động và đáng hổ
thẹn với chính lương tâm của mình, hổ thẹn với Cha Ông.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã hoàn toàn lộ rõ bộ mặt thật của họ: cố giữ chế
độ cộng sản lệ thuộc và quyền lợi béo bở bằng mọi giá, kể cả cái giá
phải quỳ mọp xuống chân quan thầy Bắc Kinh để cầu an. Họ là những kẻ
mặt người nhưng linh hồn ác quỷ, miệng tụng kinh mác-xít, ra rả “nhà
nước của dân, do dân và vì dân” nhưng tay ôm lưng các chủ tư bản để
vinh thân phù gia, chà đạp lên quyền lợi của người lao động, cam tâm
cúi đầu làm nô bộc cho tập đoàn hiếu chiến và bành trướng Trung Nam
Hải để kéo dài sự tồn tại!
Lòng yêu nước và căm thù quân xâm lược cướp đất, cướp biển đang sôi
sục, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đừng tưởng rằng người dân Việt sợ
hãi trước bạo quyền! Nhà tù và súng đạn có thể làm họ tạm thời phải né
tránh để tự vệ, nhưng tinh thần quật khởi sẽ nung nấu và tích luỹ.
Không một hình tượng nào đẹp hơn hình tượng người lính trước bàn thờ
Tổ quốc!
Những người lính chân chính, những người con của Mẹ Việt Nam sẽ không
bao giờ để cho ai làm nhơ bẩn danh dự của Tổ Tiên và đồng đội mình.
Những người lính, đại diện cho dân tộc, có thể tha thứ cho sai lầm
trong lãnh đạo, điều hành, quản lý đất nước, nhưng chắc chắn không thể
dung tha cho tội bán nước của Bộ Chính Trị Cộng sản Hà Nội – một tập
đoàn bị lưu manh hoá, mafia hoá đúng nghĩa, cấu kết bằng quyền lợi,
không hơn, không kém!
Một chế độ cầm quyền cho dù được nguỵ trang bằng ý thức hệ nào, tô vẽ
bằng màu gì, trang bị bằng lý luận nào - cũng không được quyền xúc
phạm di sản chống ngoại xâm hào hùng của giống nòi Lạc Việt!
Chúng ta không đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phải mở cuộc
chiến tranh quân sự với Trung Cộng vào lúc này. Tương xứng lực lượng
và tình huống chưa cần đến một quyết định nghiêm trọng như vậy.
Nhưng chúng ta đòi hỏi thái độ và ý chí!
Trung Quốc sẽ làm gì sơ sảy được Việt Nam nếu chúng ta lên án công
khai và mạnh mẽ trước dư luận, cổ vũ lòng yêu nước, quyết tâm chống
xâm lược? Trong bối cảnh thế giới hiện nay, không dễ dàng gì nữa để
Trung Quốc cậy mạnh xua quân tràn xuống Việt Nam hay ném bom bắn phá
Hà Nội vô cớ. Vậy có gì để chúng ta phải sợ?
Nhưng Hà Nội đã không làm. Không những họ chỉ thể hiện sự hèn nhát, bợ
đỡ quan thầy Bắc Kinh đến mức tởm lợm mà còn xua công an và cái gọi là
“thanh niên xung phong” - những con gà chọi ngu ngốc, quá khích trấn
áp nhân dân biểu thị lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình ôn hoà tại
Sài Gòn và Hà Nội trong hai ngày 9 và 16 tháng 12/2007.
Vì sao?
Chúng ta đã nhận diện họ. Nhân dân đã biết rõ bản chất của họ!
Đâu đây vang lên tiếng của Hưng Đạo Vương: “Nếu Bệ Hạ muốn đầu hàng
trước hết hãy chém đầu tôi đi đã!”
Tượng Hưng Đạo Vương
Nguồn: VietnamNet
Và lời Hịch Tướng Sĩ của Ông:
“… Ta thường tới bữa quên ăn, giữa đêm vỗ gối, nước mắt tràn xuống đầy
mép, tấm lòng đau như bị đâm, vẫn lấy cái sự chưa thể ăn thịt nằm da,
nuốt gan uống máu của chúng làm tức. Dẫu cho một trăm cái thân của ta
phải đem đốt ở đồng cỏ, một nghìn cái thân của ta phải đem bọc vào da
ngựa, ta cũng vui lòng.
... Kẻ thù không đội chung trời, thế mà các ngươi không nghĩ tới, điềm
nhiên không lo đến sự rửa thẹn, không tính đến việc trừ hung, không
nhớ đến chuyện dạy tập quân sĩ. Thế là giở giáo hàng giặc. Rồi đây,
sau khi dẹp yên quân giặc, các ngươi sẽ phải thẹn muôn đời, còn mặt
mũi nào đứng giữa khoảng trời đất che chở?”.
Hỡi những kẻ đểu cáng, gặp thời lên ngôi tại Ba Đình, các người có
nghe tiếng vọng của Tiền Nhân không? Không một chế độ bạo chúa nào cầm
quyền vĩnh viễn! Các người hãy nhớ lời cổ nhân: "Quan nhất thời, Dân
vạn đại"!.
Hỡi những người lính Việt Nam đáng kính, các anh có nghe tiếng vọng
của Tiền Nhân không?
Xin được bên cạnh các anh, những người đang trấn giữ biên cương, hải
đảo của Tổ quốc thân yêu cùng hát vang bài ca hùng tráng năm nào:
Nghe bao la tiếng hát rộn hành quân xa
Ngày đêm xông pha bước chân càng thêm sắt đá
Thề quyết sống trọn tình đất nước
Anh em ta ơi!
Tự do chính là niềm mơ ước
Anh em ta ơi!
Đời chưa hết giặc là ta chưa về!
Atlanta
Hổ thẹn
Ngô Nhân Dụng
Trong khi đang du lịch Nhật Bản, người Việt Nam quan tâm đến thời sự vẫn có thể vào YouTube coi mấy đoạn phim ngắn trên vô tuyến truyền hình loan tin phiên tòa xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý vào tuần trước. Trong YouTube có hai đoạn phim của các đài truyền hình Anh và Pháp, ngoài các bức hình. Mọi người gọi nhau cùng coi. Ai cũng nên coi, nhất là coi hình ảnh viên công an chìm đưa bàn tay hộ pháp bịt ngang cằm, không cho ông thầy tu mở miệng! Bức hình lịch sử, không coi, rất uổng.
Một độc giả Người Việt Online ở Sài Gòn đã viết e-mail đề nghị các đoàn thể ở nước ngoài nên in tấm hình này thành bích chương, đem phân phát cho các hội đoàn và cơ quan truyền thông ngoại quốc cho họ biết rõ tình hình chính trị ở nước ta. Mỗi lần có các nhân viên chính quyền Cộng Sản Việt Nam ra nước ngoài, đồng bào tị nạn hãy mang tấm bích chương đó đi biểu tình chào đón họ. Có thể chú thích bức hình: Ðây là bàn tay ông Nguyễn Minh Triết! Hoặc: Ðây là bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Ðức Mạnh! Vân vân. Báo, đài ngoại quốc sẽ chụp lại bích chương đó, một bức hình có giá trị bằng vạn lời nói.
Trong lúc chế độ công an ở Việt Nam bịt miệng một công dân đòi tự do dân chủ như vậy, thì ở trong nước Nhật, dư luận đang bàn tán sôi nổi về quyết định sửa đổi sách giáo khoa môn lịch sử bậc trung học. Nhiều nhà trí thức và nhà báo Nhật đã công khai phản đối việc thay đổi một chi tiết trong bài dạy học trò về cuộc Thế Chiến Thứ Hai. Quyết định do Bộ Giáo Dục Nhật Bản đưa ra, sẽ áp dụng trong niên khóa tới. Nhiều người phản đối nhưng không ai bị chính phủ Nhật gán cho tội “nói xấu nhà nước” hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền của nhân dân” (hay “của Thiên Hoàng”). Và chắc chắn không ai bị bịt miệng cả!
Tiêu biểu cho dư luận phản đối chính phủ Nhật Bản là một bài Ý Kiến trong nhật báo Asahi Shimbun (Tân Văn Buổi Sáng). Tựa đề bài ý kiến tòa soạn (Editorial) này viết: “Hãy đối diện với sự hổ thẹn,” với tựa nhỏ, “Ðức tính Nhật Bản nhất nay biến đâu mất rồi?” Bên dưới bài Ý Kiến đó là một bài khác nói thẳng trên tựa đề: “Những vụ cưỡng bức tự sát ở Okinawa.”
Trận đánh ở Okinawa (tên Hán Việt là Xung Thằng) năm 1945 là trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh ở Thái Bình Dương. Ðó là lần đầu tiên quân Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo của Nhật Bản, trong quần đảo Ryukyu. Quân Nhật đã tử chiến đến người lính cuối cùng, và hàng ngàn thường dân, lên đến một phần tư dân số đã tự sát, không để cho quân Mỹ bắt sống. Chính con số thương vong trong cuộc chiến đó đã khiến chính phủ Mỹ sau này quyết định không thể tấn công lên đất nước Nhật Bản, vì lo ngại số người chết, kể cả thường dân sẵn sàng tự sát, nhiều triệu mạng người sẽ chết uổng. Nhưng có phải thường dân ở Okinawa đã tự sát tập thể vì lòng trung thành với Thiên Hoàng hay không? Các cuộc điều tra sau chiến tranh, những hồi ức của các sĩ quan Nhật và người dân Okinawa cho thấy trước khi bại trận quân đội Nhật đã ra lệnh cho thường dân phải tự sát, không để cho quân Mỹ bắt.
Trong các sách giáo khoa lịch sử ở Nhật Bản trước đây, người ta ghi nhận sự kiện cưỡng ép thường dân Okinawa tự sát như vậy. Năm nay, chính phủ Nhật sửa lại sách giáo khoa; vì thế gây nên sóng gió.
Okinawa xưa kia là một vương quốc không thuộc Nhật Bản, chỉ bị sáp nhập vào nước Nhật từ cuối thế kỷ thứ 19. Dân Okinawa nói thứ tiếng khác, có phong tục tập quán khác người Nhật, ngày nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng. Trong thời Thế Chiến, quân đội Nhật đối xử với thổ dân ở Okinawa một cách tàn bạo, không khác gì cách họ cai trị người Hàn Quốc hay dân Trung Quốc khi chiếm đóng các xứ này.
Trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Nhật Bản trước đây họ ghi: “Nhiều thường dân Okinawa đã bị quân đội Nhật ép phải tự sát.” Bản văn mới viết: “Nhiều người đã bị lôi kéo đến việc tự sát.” Không nói ai “lôi kéo” họ, và tránh dùng chữ “ép buộc.” Chính phủ Nhật Bản giải thích rằng “các chứng cớ không cho thấy rõ ràng là quân đội Nhật đã cưỡng ép thường dân tự sát.”
Một tờ báo lớn ở Okinawa, Lưu Cầu Tân Văn (Ryukyu Shimpo) lên tiếng phản đối trong một bài Ý Kiến chính thức. Tờ báo nhấn mạnh, “Rất nhiều người dân Okinawa đã làm chứng rằng quân đội Nhật ra lệnh họ phải tự sát.” Bài báo nhắc lại là đã có rất nhiều nhân chứng cho biết quân đội Nhật đưa lựu đạn cho thường dân để tự giết cả gia đình họ. Tờ báo tố cáo chính phủ Nhật thay đổi sách sử theo nhu cầu chính trị của ông thủ tướng, Shinzo Abe.
Tiếng nói của nhật báo Asahi, một trong vài tờ báo lớn nhất nước Nhật, ra đời từ năm 1879, trước báo Người Việt 100 năm, còn mạnh mẽ hơn nữa. Họ nhắc lại một định kiến của người Tây phương về dân Nhật Bản. Ðịnh kiến này do một nhà nghiên cứu người Mỹ đưa ra, trong cuốn sách xuất bản năm 1946 nhưng được soạn ra trước khi quân Nhật tấn công Mỹ năm 1941. Bà Ruth Benedict nhận xét trong cuốn “Hoa Cúc và Thanh Kiếm” rằng người Nhật Bản rất quan tâm đến danh dự. Văn hóa, tác phong của người Tây phương bị thôi thúc bởi mối ám ảnh mình phạm tội, còn động cơ tâm lý của người Nhật là mối lo phải hổ thẹn. Cha mẹ Nhật thường dạy con đừng bao giờ làm điều gì để phải hổ thẹn, như người Việt Nam vẫn nói, đừng làm gì để điếm nhục đến tổ tiên.
Báo Asahi viết: “Người Nhật Bản chúng ta luôn luôn lo bảo vệ danh dự, bảo vệ uy tín và những lợi ích không phải cho riêng mình mà của cả gia đình, cả tập thể. Nếu danh dự bị xúc phạm, người Nhật sẽ tìm cách lấy lại thanh danh. Trong xã hội, ai cũng công nhận một đức tính là tấm lòng biết hổ thẹn và kính trọng đức hòa nhã.”
Báo Asahi kể hai câu chuyện đời xưa và đời nay để làm thí dụ. Ngày xưa, có ông Naokichi Kaneko, quản lý của nhà buôn Suzuki Shoten rất thành công vào đầu thế kỷ trước, đứng ngang hàng với Mitsui và Mitsubishi. Nhưng có tin đồn là công ty Suzuki đang đầu cơ lúa gạo, gây nên cuộc khủng hoảng năm 1927. Họ bị công chúng đả đảo, tấn công trụ sở ở Kobe, cuối cùng bị ngân hàng ép phải khai phá sản. Nhưng các nhân viên của công ty, do ông Kaneko hướng dẫn, tiếp tục làm ăn và trở nên thịnh vượng, còn ông Kaneko thì về hưu. Nhiều sử gia sau này tìm ra không phải công ty Suzuki mà chính một công ty đối thủ của họ đã đầu cơ lúa gạo vào lúc đó, gây nên cảnh khan hiếm. Thủ Tướng Konoe đương thời vẫn biết tài quản trị của Kaneko, đã mời ông vào làm cố vấn cho chính phủ. Nhưng ông Kaneko từ chối, nói rằng ông là người đã phạm lỗi, vì là một người gây ra cuộc khủng hoảng năm 1927. Ông nhận lãnh trách nhiệm đối với dân Nhật, và tự thi hành kỷ luật đối với mình.
Nhật báo Asahi kể đến chuyện đời nay, có ông Bộ Trưởng Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Toshikatsu Matsuoka. Ông bị tố cáo đã để cho nhân viên chi tiêu quá nhiều tiền điện nước, vào những việc “xa xỉ” như thứ “máy lọc nước đặc biệt” trong văn phòng bộ trưởng. Thế mà ông Matsuoka vẫn tự bào chữa, không chịu từ chức. Hơn thế nữa, Thủ Tướng Abe còn lên tiếng bênh vực ông! Ðối với người Việt Nam thì chẳng ai thấy ông bộ trưởng Nhật phạm lỗi gì nặng nề cả, nhưng dân Nhật Bản quen sống tự do, quen phê bình chính phủ, cho nên nhà báo Asahi mới than phiền!
Báo Asahi nêu lên những câu hỏi: “Chúng ta còn dám đối diện với sự hổ thẹn hay không? Hay là chúng ta quay mặt đi rồi bỏ chạy? Ðối với những người có trách nhiệm, trách nhiệm càng cao thì càng phải được công chúng xét đoán một cách nghiêm khắc hơn!” Họ nhắc nhở Thủ Tướng Abe hãy nhớ lời dạy của nhà hiền triết Nhật Yoshida Shoin (1830-1859) mà ông Abe vẫn coi là thần tượng. Yoshida dạy rằng con người phải giữ đức thành tín tuyệt đối. Nhà báo hỏi: “Các ông Abe và Matsuoka, nếu quý vị thành tâm yêu nước Nhật Bản, quý vị hãy tự hỏi mình có hiểu thế nào là hổ thẹn hay không!”
Dám kêu tên ông thủ tướng và một ông bộ trưởng mà đặt một câu hỏi ác như vậy, nhà báo này mà sống ở Việt Nam chắc đã bị bịt miệng từ lâu rồi!
Cùng số báo đó, trong mục Ý Kiến Tòa Soạn tờ Asahi nêu ra những bằng chứng cho thấy quân đội Nhật Bản đã cưỡng ép thường dân ở Okinawa tự sát. Một bằng chứng là lời thú tội của một quân nhân phụ trách coi một làng ở Okinawa; năm 1988 ông này trả lời báo Asahi phỏng vấn đã tả cảnh quân đội Nhật ra lệnh cho dân chúng tự sát. Lính dưới quyền quân nhân này đã tụ họp khoảng 20 thanh niên trong làng, phát cho mỗi người 2 trái lựu đạn. Họ được căn dặn dùng một trái lựu đạn để chống cự quân Mỹ, trái còn lại là để tự sát. Một nhân chứng khác, ông Shigeaki Kinjo, cựu chủ tịch một trường cao đẳng ở Okinawa, năm nay 78 tuổi. Ông Kinjo chứng kiến cảnh phát lựu đạn cho thường dân, năm 1945 ông mới 16 tuổi. “Khi quân đội phát lựu đạn cho thường dân, rõ ràng là họ ra lệnh phải tự sát.” Ông Kinjo không được phát, vì hết lựu đạn, cho nên ông phải tự tay giết mẹ, giết em gái và em trai mình. Bài báo không nói tại sao ông còn sống!
Bài báo trên tờ Asahi kết luận: “Một quốc gia phải tự nhìn thẳng vào các sự kiện lịch sử của mình, dù là những trang sử đau đớn. Các nhà giáo dục phải dạy cho thanh thiếu niên biết điều đó, chính các em này sẽ quyết định tương lai của đất nước!”
Ngày xưa Phan Bội Châu sang Nhật Bản, trông thấy những người lao động Nhật nghèo nhất cũng biết giữ thể diện, biết trọng danh dự, thì cụ Phan cảm thấy hổ thẹn cho đồng bào mình nhiều người không còn giữ được đức tính đó. Ngày nay du khách Việt tới đất Nhật cũng cảm thấy hổ thẹn khi thấy dân người ta có tinh thần trọng công ích, trọng kỷ luật và sạch sẽ; những đức tính tổ tiên người Việt vẫn đề cao nhưng con cháu đã bỏ mất. Nhưng điều khiến người ta hổ thẹn nhất là 80 triệu đồng bào mình vẫn sống trong cảnh thiếu tự do, để cho một nhóm người gian tham, nhũng lạm, độc đoán cầm quyền. Những kẻ cường quyền đã dùng những thủ đoạn hèn hạ như bịt miệng một ông thầy tu giữa tòa án. Họ đã thả đàn công an đi ngăn cản những người chân yếu tay mềm, lôi kéo áo mấy bà mẹ, bà vợ các nhà tranh đấu dân chủ, không cho họ được gặp bà Sanchez, một dân biểu Quốc Hội Mỹ. Cả thế giới đang chứng kiến và chê cười. Một chính quyền thiếu tự tin như vậy, không biết hổ thẹn như vậy, họ có xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt Nam hay không? Anh công an bịt miệng ông cha Lý, chắc chắn cha mẹ anh cũng vẫn dạy anh từ nhỏ là “đừng làm gì để điếm nhục đến tổ tiên.” Ai đã ra lệnh anh đi bịt miệng một con người giữa tòa án như vậy? Anh được huấn luyện ở Nga Xô hay Trung Quốc mà xuất thủ nhanh chóng với hiệu năng cao như thế?
Trước những hình ảnh đó, người mình cũng nên tự hỏi dân tộc Việt Nam có dám đối diện với cảnh đáng hổ thẹn của cả tập thể mình hay không?
Ngô Nhân Dụng
Trong khi đang du lịch Nhật Bản, người Việt Nam quan tâm đến thời sự vẫn có thể vào YouTube coi mấy đoạn phim ngắn trên vô tuyến truyền hình loan tin phiên tòa xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý vào tuần trước. Trong YouTube có hai đoạn phim của các đài truyền hình Anh và Pháp, ngoài các bức hình. Mọi người gọi nhau cùng coi. Ai cũng nên coi, nhất là coi hình ảnh viên công an chìm đưa bàn tay hộ pháp bịt ngang cằm, không cho ông thầy tu mở miệng! Bức hình lịch sử, không coi, rất uổng.
Một độc giả Người Việt Online ở Sài Gòn đã viết e-mail đề nghị các đoàn thể ở nước ngoài nên in tấm hình này thành bích chương, đem phân phát cho các hội đoàn và cơ quan truyền thông ngoại quốc cho họ biết rõ tình hình chính trị ở nước ta. Mỗi lần có các nhân viên chính quyền Cộng Sản Việt Nam ra nước ngoài, đồng bào tị nạn hãy mang tấm bích chương đó đi biểu tình chào đón họ. Có thể chú thích bức hình: Ðây là bàn tay ông Nguyễn Minh Triết! Hoặc: Ðây là bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Ðức Mạnh! Vân vân. Báo, đài ngoại quốc sẽ chụp lại bích chương đó, một bức hình có giá trị bằng vạn lời nói.
Trong lúc chế độ công an ở Việt Nam bịt miệng một công dân đòi tự do dân chủ như vậy, thì ở trong nước Nhật, dư luận đang bàn tán sôi nổi về quyết định sửa đổi sách giáo khoa môn lịch sử bậc trung học. Nhiều nhà trí thức và nhà báo Nhật đã công khai phản đối việc thay đổi một chi tiết trong bài dạy học trò về cuộc Thế Chiến Thứ Hai. Quyết định do Bộ Giáo Dục Nhật Bản đưa ra, sẽ áp dụng trong niên khóa tới. Nhiều người phản đối nhưng không ai bị chính phủ Nhật gán cho tội “nói xấu nhà nước” hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền của nhân dân” (hay “của Thiên Hoàng”). Và chắc chắn không ai bị bịt miệng cả!
Tiêu biểu cho dư luận phản đối chính phủ Nhật Bản là một bài Ý Kiến trong nhật báo Asahi Shimbun (Tân Văn Buổi Sáng). Tựa đề bài ý kiến tòa soạn (Editorial) này viết: “Hãy đối diện với sự hổ thẹn,” với tựa nhỏ, “Ðức tính Nhật Bản nhất nay biến đâu mất rồi?” Bên dưới bài Ý Kiến đó là một bài khác nói thẳng trên tựa đề: “Những vụ cưỡng bức tự sát ở Okinawa.”
Trận đánh ở Okinawa (tên Hán Việt là Xung Thằng) năm 1945 là trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh ở Thái Bình Dương. Ðó là lần đầu tiên quân Mỹ đổ bộ lên một hòn đảo của Nhật Bản, trong quần đảo Ryukyu. Quân Nhật đã tử chiến đến người lính cuối cùng, và hàng ngàn thường dân, lên đến một phần tư dân số đã tự sát, không để cho quân Mỹ bắt sống. Chính con số thương vong trong cuộc chiến đó đã khiến chính phủ Mỹ sau này quyết định không thể tấn công lên đất nước Nhật Bản, vì lo ngại số người chết, kể cả thường dân sẵn sàng tự sát, nhiều triệu mạng người sẽ chết uổng. Nhưng có phải thường dân ở Okinawa đã tự sát tập thể vì lòng trung thành với Thiên Hoàng hay không? Các cuộc điều tra sau chiến tranh, những hồi ức của các sĩ quan Nhật và người dân Okinawa cho thấy trước khi bại trận quân đội Nhật đã ra lệnh cho thường dân phải tự sát, không để cho quân Mỹ bắt.
Trong các sách giáo khoa lịch sử ở Nhật Bản trước đây, người ta ghi nhận sự kiện cưỡng ép thường dân Okinawa tự sát như vậy. Năm nay, chính phủ Nhật sửa lại sách giáo khoa; vì thế gây nên sóng gió.
Okinawa xưa kia là một vương quốc không thuộc Nhật Bản, chỉ bị sáp nhập vào nước Nhật từ cuối thế kỷ thứ 19. Dân Okinawa nói thứ tiếng khác, có phong tục tập quán khác người Nhật, ngày nay vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng. Trong thời Thế Chiến, quân đội Nhật đối xử với thổ dân ở Okinawa một cách tàn bạo, không khác gì cách họ cai trị người Hàn Quốc hay dân Trung Quốc khi chiếm đóng các xứ này.
Trong các sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục Nhật Bản trước đây họ ghi: “Nhiều thường dân Okinawa đã bị quân đội Nhật ép phải tự sát.” Bản văn mới viết: “Nhiều người đã bị lôi kéo đến việc tự sát.” Không nói ai “lôi kéo” họ, và tránh dùng chữ “ép buộc.” Chính phủ Nhật Bản giải thích rằng “các chứng cớ không cho thấy rõ ràng là quân đội Nhật đã cưỡng ép thường dân tự sát.”
Một tờ báo lớn ở Okinawa, Lưu Cầu Tân Văn (Ryukyu Shimpo) lên tiếng phản đối trong một bài Ý Kiến chính thức. Tờ báo nhấn mạnh, “Rất nhiều người dân Okinawa đã làm chứng rằng quân đội Nhật ra lệnh họ phải tự sát.” Bài báo nhắc lại là đã có rất nhiều nhân chứng cho biết quân đội Nhật đưa lựu đạn cho thường dân để tự giết cả gia đình họ. Tờ báo tố cáo chính phủ Nhật thay đổi sách sử theo nhu cầu chính trị của ông thủ tướng, Shinzo Abe.
Tiếng nói của nhật báo Asahi, một trong vài tờ báo lớn nhất nước Nhật, ra đời từ năm 1879, trước báo Người Việt 100 năm, còn mạnh mẽ hơn nữa. Họ nhắc lại một định kiến của người Tây phương về dân Nhật Bản. Ðịnh kiến này do một nhà nghiên cứu người Mỹ đưa ra, trong cuốn sách xuất bản năm 1946 nhưng được soạn ra trước khi quân Nhật tấn công Mỹ năm 1941. Bà Ruth Benedict nhận xét trong cuốn “Hoa Cúc và Thanh Kiếm” rằng người Nhật Bản rất quan tâm đến danh dự. Văn hóa, tác phong của người Tây phương bị thôi thúc bởi mối ám ảnh mình phạm tội, còn động cơ tâm lý của người Nhật là mối lo phải hổ thẹn. Cha mẹ Nhật thường dạy con đừng bao giờ làm điều gì để phải hổ thẹn, như người Việt Nam vẫn nói, đừng làm gì để điếm nhục đến tổ tiên.
Báo Asahi viết: “Người Nhật Bản chúng ta luôn luôn lo bảo vệ danh dự, bảo vệ uy tín và những lợi ích không phải cho riêng mình mà của cả gia đình, cả tập thể. Nếu danh dự bị xúc phạm, người Nhật sẽ tìm cách lấy lại thanh danh. Trong xã hội, ai cũng công nhận một đức tính là tấm lòng biết hổ thẹn và kính trọng đức hòa nhã.”
Báo Asahi kể hai câu chuyện đời xưa và đời nay để làm thí dụ. Ngày xưa, có ông Naokichi Kaneko, quản lý của nhà buôn Suzuki Shoten rất thành công vào đầu thế kỷ trước, đứng ngang hàng với Mitsui và Mitsubishi. Nhưng có tin đồn là công ty Suzuki đang đầu cơ lúa gạo, gây nên cuộc khủng hoảng năm 1927. Họ bị công chúng đả đảo, tấn công trụ sở ở Kobe, cuối cùng bị ngân hàng ép phải khai phá sản. Nhưng các nhân viên của công ty, do ông Kaneko hướng dẫn, tiếp tục làm ăn và trở nên thịnh vượng, còn ông Kaneko thì về hưu. Nhiều sử gia sau này tìm ra không phải công ty Suzuki mà chính một công ty đối thủ của họ đã đầu cơ lúa gạo vào lúc đó, gây nên cảnh khan hiếm. Thủ Tướng Konoe đương thời vẫn biết tài quản trị của Kaneko, đã mời ông vào làm cố vấn cho chính phủ. Nhưng ông Kaneko từ chối, nói rằng ông là người đã phạm lỗi, vì là một người gây ra cuộc khủng hoảng năm 1927. Ông nhận lãnh trách nhiệm đối với dân Nhật, và tự thi hành kỷ luật đối với mình.
Nhật báo Asahi kể đến chuyện đời nay, có ông Bộ Trưởng Nông, Lâm, Ngư Nghiệp Toshikatsu Matsuoka. Ông bị tố cáo đã để cho nhân viên chi tiêu quá nhiều tiền điện nước, vào những việc “xa xỉ” như thứ “máy lọc nước đặc biệt” trong văn phòng bộ trưởng. Thế mà ông Matsuoka vẫn tự bào chữa, không chịu từ chức. Hơn thế nữa, Thủ Tướng Abe còn lên tiếng bênh vực ông! Ðối với người Việt Nam thì chẳng ai thấy ông bộ trưởng Nhật phạm lỗi gì nặng nề cả, nhưng dân Nhật Bản quen sống tự do, quen phê bình chính phủ, cho nên nhà báo Asahi mới than phiền!
Báo Asahi nêu lên những câu hỏi: “Chúng ta còn dám đối diện với sự hổ thẹn hay không? Hay là chúng ta quay mặt đi rồi bỏ chạy? Ðối với những người có trách nhiệm, trách nhiệm càng cao thì càng phải được công chúng xét đoán một cách nghiêm khắc hơn!” Họ nhắc nhở Thủ Tướng Abe hãy nhớ lời dạy của nhà hiền triết Nhật Yoshida Shoin (1830-1859) mà ông Abe vẫn coi là thần tượng. Yoshida dạy rằng con người phải giữ đức thành tín tuyệt đối. Nhà báo hỏi: “Các ông Abe và Matsuoka, nếu quý vị thành tâm yêu nước Nhật Bản, quý vị hãy tự hỏi mình có hiểu thế nào là hổ thẹn hay không!”
Dám kêu tên ông thủ tướng và một ông bộ trưởng mà đặt một câu hỏi ác như vậy, nhà báo này mà sống ở Việt Nam chắc đã bị bịt miệng từ lâu rồi!
Cùng số báo đó, trong mục Ý Kiến Tòa Soạn tờ Asahi nêu ra những bằng chứng cho thấy quân đội Nhật Bản đã cưỡng ép thường dân ở Okinawa tự sát. Một bằng chứng là lời thú tội của một quân nhân phụ trách coi một làng ở Okinawa; năm 1988 ông này trả lời báo Asahi phỏng vấn đã tả cảnh quân đội Nhật ra lệnh cho dân chúng tự sát. Lính dưới quyền quân nhân này đã tụ họp khoảng 20 thanh niên trong làng, phát cho mỗi người 2 trái lựu đạn. Họ được căn dặn dùng một trái lựu đạn để chống cự quân Mỹ, trái còn lại là để tự sát. Một nhân chứng khác, ông Shigeaki Kinjo, cựu chủ tịch một trường cao đẳng ở Okinawa, năm nay 78 tuổi. Ông Kinjo chứng kiến cảnh phát lựu đạn cho thường dân, năm 1945 ông mới 16 tuổi. “Khi quân đội phát lựu đạn cho thường dân, rõ ràng là họ ra lệnh phải tự sát.” Ông Kinjo không được phát, vì hết lựu đạn, cho nên ông phải tự tay giết mẹ, giết em gái và em trai mình. Bài báo không nói tại sao ông còn sống!
Bài báo trên tờ Asahi kết luận: “Một quốc gia phải tự nhìn thẳng vào các sự kiện lịch sử của mình, dù là những trang sử đau đớn. Các nhà giáo dục phải dạy cho thanh thiếu niên biết điều đó, chính các em này sẽ quyết định tương lai của đất nước!”
Ngày xưa Phan Bội Châu sang Nhật Bản, trông thấy những người lao động Nhật nghèo nhất cũng biết giữ thể diện, biết trọng danh dự, thì cụ Phan cảm thấy hổ thẹn cho đồng bào mình nhiều người không còn giữ được đức tính đó. Ngày nay du khách Việt tới đất Nhật cũng cảm thấy hổ thẹn khi thấy dân người ta có tinh thần trọng công ích, trọng kỷ luật và sạch sẽ; những đức tính tổ tiên người Việt vẫn đề cao nhưng con cháu đã bỏ mất. Nhưng điều khiến người ta hổ thẹn nhất là 80 triệu đồng bào mình vẫn sống trong cảnh thiếu tự do, để cho một nhóm người gian tham, nhũng lạm, độc đoán cầm quyền. Những kẻ cường quyền đã dùng những thủ đoạn hèn hạ như bịt miệng một ông thầy tu giữa tòa án. Họ đã thả đàn công an đi ngăn cản những người chân yếu tay mềm, lôi kéo áo mấy bà mẹ, bà vợ các nhà tranh đấu dân chủ, không cho họ được gặp bà Sanchez, một dân biểu Quốc Hội Mỹ. Cả thế giới đang chứng kiến và chê cười. Một chính quyền thiếu tự tin như vậy, không biết hổ thẹn như vậy, họ có xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt Nam hay không? Anh công an bịt miệng ông cha Lý, chắc chắn cha mẹ anh cũng vẫn dạy anh từ nhỏ là “đừng làm gì để điếm nhục đến tổ tiên.” Ai đã ra lệnh anh đi bịt miệng một con người giữa tòa án như vậy? Anh được huấn luyện ở Nga Xô hay Trung Quốc mà xuất thủ nhanh chóng với hiệu năng cao như thế?
Trước những hình ảnh đó, người mình cũng nên tự hỏi dân tộc Việt Nam có dám đối diện với cảnh đáng hổ thẹn của cả tập thể mình hay không?
Ngô Nhân Dụng
Tuesday, August 19, 2008
Is technology ruining children?
Technology is moulding a generation of children unable to think for themselves or empathise with others, says the leading brain scientist Susan Greenfield. Is it time to switch off? John Cornwell
Susan Greenfield’s lower lip pouts as if to blow a raspberry. Then, in soothsaying mode, the solemn utterance: “The global cyber world promises a more reassuring, safer option than the messy world of in-your-face three-dimensional life. But the IT technologies are already blurring the cyber world and reality.” The hooded eyes readjust from Delphic oracle to larky chick as she flashes a face-splitting grin. “There are people,” she chortles, “who can’t believe, eh! that the planes crashing into the twin towers were actually real, eh!” The punctuating “eh!” prompts you to agree.
Professor Greenfield, promoter extraordinaire of science, has written a book that makes routine auguries – global warming, economic downturns – look like mere gloomy hand-wringing. A specialist in brain degeneration, Greenfield is predicting that our teen generation is headed for a sort of mass loss of personal identity. She calls it the Nobody Scenario. By spending inordinate quantities of time in the interactive, virtual, two-dimensional, cyberspace realms of the screen, she believes
that the brains of the youth of today are headed for a drastic alteration. It’s as if all that young grey cortical matter is being scalded and defoliated by a kind of cognitive Agent Orange, depriving them of moral agency, imagination and awareness of consequences.
“They are destined to lose an awareness of who and what they are: not someones, or anyones, but nobodies, eh!” That expressive mouth widens again, the lower lip ripens. “The time is well nigh,” she says, “to explore the impact of these technologies.”
Related Links
It’s just a game, says GTA producer
Greenfield, the motormouth publicist of science, who divides her life between an Oxford lab, the Royal Institution in London, lecture circuits, brain-science conferences and the House of Lords, could of course be talking twaddle. As it happens, her new book, ID: The Quest for Identity in the 21st Century, digresses all over the place in little flash floods of maddening provisos and second thoughts. It’s as if she dictated it while bouncing on a trampoline, fixing an errant eyelash and sorting her fraught schedule on a BlackBerry. And yet, the mainstream of her argument – the coming plight of the minds and brains of our youth – has more than a drift of horrible truth. All involved in parenting and education should pay heed.
Never one for the bluestocking frock and the shopping-parade perm, Greenfield, known as “Springy” by colleagues, leapt to media prominence 20 years back as an academic glamourpuss on chat shows and double-page spreads. Latterly she achieved fame as the director of the Mayfair-based Royal Institution, home of Christmas lectures for children and Friday-evening “colloquiums” popular among amateur-science buffs. Then she very publicly bust up with her Oxford-don husband, Peter Atkins (whose socks and undies she allegedly dumped in bin bags on the street).
The Hammersmith-born scholarship girl, with an East End electrician dad and a professional dancer mum (both still alive), has come a long way since 1968, when at Oxford she switched from classics to neuroscience. She did her doctorate on neural degeneration, but it was for her contribution to the public understanding of science that she was raised to the Lords in 2001. The titles and honours, some less than enviable, have multiplied along with the sour grapes of colleagues (it was leaked in 2005 that she was spurned as a fellow of the Royal Society – an honour she had never sought). In Saudi Arabia, where Baronesses are in short supply, she’s been dubbed “Princess” Greenfield; twice she was nominated Adelaide’s “Thinker in Residence”; once she was voted Woman of the Year by a Sunday newspaper. So, at 57, as she settles into the Indian summer of her prime, who is Baroness Greenfield to issue prophecies of doom about the younger generation?
I come upon her early in her week in the windowless strip-lit environs of Oxford University’s pharmacology department. Here’s Greenfield the research scientist, chairing a meeting of biochemists in regulation plaid shirts. She, in laboratory mode, is dressed down in a beautifully cut Russian-red jacket; a sleeveless, artificial-fur-lined silvery waistcoat; charcoal Armani trousers; a fetching beret (hint of Rasta-chic); and patent platform lace-up ankle boots. Greenfield’s strategy in the fight against Alzheimer’s has been to identify fragments of protein linked to the plaques that form the “tangles” present in the brains of sufferers. She has had a breakthrough with several such candidates, which she hopes could lead to earlier diagnosis and, eventually, a preventive medication. This morning the chemical boys have apparently identified another associated plaque maker. “So,” she says, “why not bung some peptide at receptor T30 and see if it responds?”
Greenfield is not one to endow science with mystique. But as we proceed through her lab with its test tubes, dubious sinks and humming Perspex boxes, she pauses to say: “With the entire human brain itself, I’ve never lost my sense of mystery and total awe. When I pick up a slice of preserved human cortex and a bit comes off on my fingernail, I can’t help thinking, ‘What was that once, eh? Was it cherished memories of a lover, eh? An ability to play the piano? A sense of wonder at the universe, eh?’ ” While she hopes to find a palliative for Alzheimer’s, Greenfield’s special contribution to neuroscience is her talent to stand back from the molecules and make connections across a wide landscape of specialisations, research findings and theories. What her jaundiced peers see as academic attention-deficit disorder, Greenfield regards as a bid to articulate what neuroscience is telling us about human nature in the round.
She offers her apologies for leaving the meeting early. “I’d love to be talking science all day long,” she tells me, a trifle unconvincingly. “But you see how it is… this is my life.” She takes another meeting, this one on grant proposals. She says, with obvious hyperbole yet a grain of truth: “I spend 99.9% of my time chasing funds.”
She also spends it chasing publicity, and not necessarily for herself. Now we’re out in the bracing wind standing in the piazza beneath the old Oxford city prison, converted to a boutique hotel and circuit of coffee shops and restaurants. Worthies, carers and relatives of patients have gathered to release 200 balloons to celebrate the 10th anniversary of the Clive Project, an Alzheimer’s charity, one of many mental-health charities of which Greenfield is a patron.
She has the microphone: “I first realised the awful reality of Alzheimer’s,” she tells her audience, “when I heard the story of a patient, once a brilliant father, who was found angrily arguing over a chocolate biscuit with his four-year-old son.” Her voice, and the anecdote, hits an authentic note of empathy. “I’m just a scientist, looking into my Petri dishes. We’re doing our best. There’s no magic pill! It’s like cancer: there will be gradual progress!” The men are mesmerised; the women beadily eye her outfit. It’s cold, and threatening rain, but she has lent a touch of warmth and glamour to the melancholy context of the proceedings.
Now we’re walking along the Cornmarket and she’s talking about loss of identity in Alzheimer’s, and making connections with the potential loss of identity brought about by new information technologies. “Looking at the increasingly common attack by Alzheimer’s on individuality,” she says, “perhaps we can grasp the implications of these newer threats!”
Greenfield has elaborated a theory about the influence of IT on young brains. Given the time young people spend gazing into screens, small and large – reckoned to be from six to nine hours daily – she believes the minds of the younger generation are developing differently from those of previous generations. “The brain,” she says, “has plasticity: it is exquisitely malleable, and a significant alteration in our environment and behaviour has consequences.”
She sets out a catalogue of repercussions: the substitution of virtual experience for real encounters; the impact of spoon-fed menu options as opposed to free-ranging inquiry; a decline in linguistic and visual imagination; an atrophy of creativity; contracted, brutalised text-messaging, lacking the verbs and conditional structures essential for complex thinking. Her principal concern is how computer games could be emphasising what she calls “process” over “content” – method over meaning – in mental activity.
Her theory goes like this. The more we play games, the less time there is for learning specific facts and working out how those facts relate to each other. This can result, she maintains, in a failure to build highly personalised individual conceptual frameworks – the whole point of education and the basis of individual identity. If the purpose of a game, for instance, is to free the princess from the tower, it is the thrill of attaining the goal, the process, that counts. What does not count is the content – the personality of the princess and the narrative as to why and how she is there, as in a storybook. Greenfield avers that emphasis on process in isolation becomes addictive and profoundly mind-changing.
Here is her hypothesis. A natural brain chemical called dopamine is involved in all forms of addiction. Dopamine contributes to feelings of wellbeing on attaining a goal, especially when gratification repeatedly deferred is finally delivered. Falling levels of dopamine accompany the opposite situations, when gratification has been frustrated (for example, waiting for a phone call that never comes).
The area of the brain crucial to the dopamine hits is called the nucleus accumbens, which is associated with the prefrontal cortex, an area at the front of the brain. An under-functioning prefrontal cortex is linked with types of behaviour marked by total absorption in the here and now, and an inability to consider past and future implications. According to Greenfield, excessive dopamine can reduce the activity of brain cells in the prefrontal cortex, leading to its partial shutdown. She is speculating that the intense subjective “here and now” feeling, prompted and accompanied by dopamine “rewards” in computer play, creates a euphoric, self-centred ego boost, the pleasure of which can lead to craving and addiction.
What lasting effect does this repeated neglect in the prefrontal cortex have on the brain, and hence the mind? “Excessive dopamine hits might reduce activation in the prefrontal cortex, and in so doing tip the balance away from awareness of the significance, the meaning, of our actions,” she says.
So playing games in which I slaughter scores of all-comers with my trusty sword, as in the Tarantino movie Kill Bill, deals not with the significance of beheading and disembowelling of hordes of Japanese villains, but with the process – the action separated from meaning and consequences.
“When those teenagers kicked that goth girl to death in the park recently,” she says, “was it like a computer game for them? The buzz of the moment? Were they thinking of her as a person with feelings, with parents and siblings? Were they thinking of the implications for themselves the next day?”
For the mind to operate fully, Greenfield asserts, the prefrontal cortex must be active, and content must be a high priority. The world and oneself are then redolent with meaning.
How do the young attain unique and enriched identities? “Through the world of focused conversation, nursery rhyme repetition, recitation and rote learning, of reading and writing interspersed with bouts of physical activity in the real world, where there are first-hand and unique adventures to provide a personal narrative, personalised neuronal connections. This is education as we have known it.”
And what if “education as we have known it” fails? It will lead, she predicts, to the ultimate triumph of process over content: the Nobody Scenario. “For the first time in human history, individuality could be obliterated in favour of a passive state, reacting to a flood of incoming sensations – a ‘yuck’ and ‘wow’ mentality characterised by a premium on momentary experience as the landscape of the brain shifts into one where personalised brain connectivity is either not functional or absent altogether.”
Greenfield is unlikely to earn praise or encouragement from her peers for making connections between basic neuroscience, the culture of youth and views about child development and education. Yet she gives the impression of being drawn to such connections by a genuine spirit of inquiry rather than mere restlessness. In her lab a researcher is studying human higher-order consciousness, and another exploring links between neuroscience and classroom teaching. She is currently seeking funding to study the neuroscience of spirituality. Given the development of her pessimistic views about the impact of IT on the young, it is surprising that she has left the sociopolitical consequences unexplored. As it happens, she is more interested in the neuroscience of ethics, morality and religion – as if such dimensions more readily offer answers to her perception of a coming new dark age. Is she becoming religious?
In Turl Street we are passing Lincoln College, where she has a fellowship. She volunteers: “I’m intrigued by faith. But when people talk about religious experience it’s like I’m autistic – I don’t get it. Yet I want to understand. The other day I borrowed the key to our college chapel and sat there in silence – not praying, just sitting there. Then an organist came in and started talking on his mobile and the spell broke.”
Greenfield tells me that she has friends who have faith and she quizzes them endlessly – Ed Stourton, the broadcaster, Jack Valero, Opus Dei’s spokesperson in Britain, and a neighbour whose faith is helping him and his family overcome a serious illness. She pauses outside New College. This is the college of Richard Dawkins, author of The God Delusion and professional antagonist of religion.
That Delphic lower lip is active again. “I’m not at all saying that all religious believers are fundamentalists; but what distinguishes the believing brain of the extreme kind – I mean the fundamentalist and the totalitarian – from the non-fundamentalist brains,” she ventures, “is the emotion of disgust, eh.
“The anti-Semitic imagery of the Nazis was associated with a virus, a stealthy and elusive infection. So combating such a difficult enemy in the struggle for community hygiene isn’t just a punch-for-punch slugging it out. The enemy is a sickness. You’ve got to be on constant guard. You don’t just get angry with disease – you destroy it, exterminate it.” She nods towards New College. “The invisible viral foe could invade your body and, most importantly, your brain. That’s the language used by Dawkins, who’s developed non-belief into a belief system all of its own, and who constantly refers to religion as a virus.”
I gather there is no love lost between Britain’s two great exponents of the public understanding of science. With her sense that Dawkins is destroying something valuable in the culture (albeit a value she has not yet grasped herself), there is an impression of a standoff that could one day erupt into a spectacular public contest.
We meet the next day in Mayfair. Greenfield has spent the morning in meetings at the Royal Institution, which has had a recent multimillion-pound makeover under her direction. We’re off to Birmingham, where she is to give a lecture to an annual meeting of vets. She’s dressed in a tight-fitting grey-blue trouser suit, snug suede casuals, sharp-looking cotton shirt – white and russet stripes. Curled up in the back of the S320 Mercedes, she takes one call after another on a mobile until we’re out on the M40.
She wants to tell me about the two other threats to human identity in the 21st century already afflicting the older generation. “We’re in identity crisis!” That lower lip is swelling, and the lower whites of her eyes glint with predictive promise. “How do you see yourself? What defines you? What makes you happy, eh? These questions are right up there with the crisis of climate change in the coming century.”
For people in midlife, she asserts, the identity problem is affluence. “The reason we crave more clothes, cars, goods, brands, is that they’ll say something about us, symbolise our distinct, preferably superior identity.”
If the impact of IT on the young is creating a hedonistic, mindless generation that are becoming “nobodies”, she says, then the pursuit of possessions is creating an older generation of consumers striving to be “someone” with their status symbols. But there’s another scenario to add to the future darkness: the growing numbers of people who strive to be “anyone” – those who wish to lose their individualism in a collective identity of political or religious extremism.
“Fundamentalism,” she says, “is the suppression of uniqueness and preference for the collective. If this collective identity prevails, then the dominant defining emotion will be continual anger. Remember in Orwell’s 1984, those collective sessions of popular anger?”
I am less impressed by her “anyone” and “someone” scenarios than by her “nobody” hypothesis, and we bicker in pleasant vein until we’re minutes away from Birmingham’s International Convention Centre.
She leans forward and takes a sheaf of papers and a memory stick for the PowerPoint presentation from her bag. “What am I speaking about?” she says to herself. “Ah, consciousness – a bit academic, eh?”
We arrive on the dot of 4.30pm and she’s ushered straight onto the stage. There are some 500 people in the audience and she gets an enthusiastic welcome. Her theme is the mystery of consciousness, and how the brain gives rise to it. It’s a topic that most neuroscientists steer clear of, but for Greenfield it’s inseparable from her passion for understanding human identity, what makes us unique. She keeps it simple, outlining what she calls the “hard problem” of self-awareness and how it works like a dimmer-switch rather than an on-off light.
She speaks flawlessly without notes and with occasional jokes – “Still conscious out there?” – and elegant off-the-cuff asides about consciousness in animals. She finishes after 50 minutes to the second and leaves to a standing ovation and bouquet.
Back on the M40, she talks about ways for 21st-century people to avoid a dark age of identity crisis. She has this idea about “creativity” as the answer, and she waffles about government and educationalists. It’s enough perhaps that she’s identified an ominous link between brain development and the young, without providing all the answers.
As we reach London, I can’t help asking an unwelcome question that has hovered over our conversations: how does she define her own individuality? And is there a significant other in her life?
She looks skittishly nervous for a moment. “The answer is yes and no,” she says with finality. Then she adds with one of those sudden fantastic grins: “Perhaps I’ve got a number of significant others in my life, but it doesn’t mean that I go to bed with them.”
And how does she relax? She doesn’t like holidays, she tells me, and she plays squash three times a week in Oxford with her personal trainer. “He’s very fit – he’s only 30.”
Then we’re at the BT Tower, where she leaps out, just on time for a formal dinner. “They’ll have to take me dressed as I am,” she says. As she bids me goodnight, she hands me the bouquet. “Here,” she says, “I’m sure you’ll find a good home for these.”
Next day and it’s the Friday evening colloquium at the Royal Institution. The two doors that open onto the podium swing back. The speaker, in evening dress, enters by one; Baroness Greenfield enters by the other. A gasp goes up from the audience.
She’s in a magenta minidress a full seven inches above the knee, I reckon, and it’s covered in pink sequins. As she walks forward on dizzyingly high platform shoes, she wobbles slightly. Her Sugar Plum Fairy dress is flashing and shimmering in the arc lights. She sits to one side, settling down deep into the seat, legs stretched out.
The lecture is by a quantum physicist who’s going on and on about quarks and neutrinos, and strings, and 11 dimensions of space. She appears engrossed; or could that be a look of anxious preoccupation? She has every reason to be apprehensive about the stir she is set to make with her dire predictions about the younger generation.
One thing she knows by now, or ought to: prophets are seldom honoured in their own country.
ID: The Quest for Identity in the 21st Century by Susan Greenfield will be published on 15th May by Sceptre, Hardback, £16.99 Buy from Books First £15.29 with free pp Buy the book
Have your say
Her New Scientist article said: "When you play a computer game to rescue the princess, it is the experience that counts: you don't care about the feelings or thoughts of the heroine." Thats wrong.
http://www.youtube.com/watch?v=y4IbLYofsrk
http://www.youtube.com/watch?v=nwG0BlECTaI
Steiner, Sutton, England
Greenfield has a capacity to engage her audience. The content of her argument is thought provoking and educational. My own students are more interested in grades than learning outcomes. Job satisfaction stems from 2nd + 3rd year undergrads developing understanding and enjoying their achievements. A1
chris dawson, manchester, england
I saw that IT was significantly altering how our brains express ideas whilst at univeristy. I could not write an essay on the computer unless I had written it on paper first, whereas younger '2.0' students I knew had no problem in doing so. IT changes our thought process! Its no good! Paper is best!
Mark, London,, UK
Công nghệ cao khiến trẻ em thui chột
Tiếp xúc quá nhiều với công nghệ cao có thể khiến trẻ mất tính sáng tạo. Ảnh: csmonitor.com.
Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính, Internet, game... khiến trẻ em ngày nay mất đi tính sáng tạo và quên đi sự cảm thông với người khác, một chuyên gia người Anh cảnh báo.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc bị cuốn hút vào các thiết bị công nghệ cao chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em ngày nay có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao hơn. Nó khiến cho trẻ ít trò chuyện, giao lưu với những người xung quanh và sống khép mình trong thế giới nhỏ hẹp của riêng mình. Giáo sư Susan Greenfield – một trong những chuyên gia hàng đầu về não - khẳng định: “Những bức thư điện tử ngày nay tiện lợi hơn, và được xem trọng hơn việc gặp gỡ trực tiếp hay trò chuyện giữa mọi người. Nó đã và đang chiếm dần môi trường sống của giới trẻ, đồng thời tách chúng ra khỏi thế giới thực của mình”.
Theo Greenfield, sự tác động của công nghệ hiện đại khiến cho não bộ có những thay đổi lớn, chẳng hạn như việc những chức năng não ít được sử dụng đến sẽ dần bị thui chột đi. Con người sẽ dần mất đi trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo và những cảm xúc thông thường nếu như tiếp xúc thường xuyên với các loại máy móc, với công nghệ hiện đại.
Cộng thêm một chút thiếu quan tâm của gia đình, chắc chắn những đứa trẻ sẽ phát triển một cách lệch lạc, thiếu hoàn thiện. Thực tế đã chứng minh: số những trẻ em ham mê chơi game đến mức mụ mẫm đầu óc, hoặc bị ám ảnh bởi những hành động bạo lực của trò chơi … đã lên đến con số đáng báo động.
Những tác động tới hệ thần kinh của trẻ nhỏ
Trong một thí nghiệm về sự tác động của công nghệ thông tin đối với não của những người trẻ tuổi, các nhà khoa học đã thử cho những người tình nguyện tiếp xúc với số liệu trên máy tính liên tục từ 6 đến 9 tiếng. Trước và sau thử nghiệm, não của họ có sự thay đổi rõ rệt. Ngay cả tâm trạng, thái độ của họ cũng có những biến đổi bất thường: khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và cảm xúc của mỗi người đều bị giảm đi nhiều, thay vào đó, họ có biểu hiện làm việc giống như một cỗ máy hơn là một con người. Đây rõ ràng là do sự tác động của môi trường hoạt động mà họ đã tiếp xúc.
Ở những người chơi game nhiều, thời gian tiếp xúc với các hoạt động thực tế ở thế giới bên ngoài ít hơn, họ học hỏi được ít kỹ năng sống hơn và tất nhiên, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cũng bị hạn chế rõ rệt. Đây chính là lý do khiến cho thanh niên ngày nay ít quan tâm đến tình cảm của những người xung quanh hơn, và thường tỏ ra thờ ơ với những việc diễn ra trong cuộc sống.
Ngoài ra, theo giả thuyết của giáo sư Green, nguyên nhân của việc những người trẻ tuổi nghiện game thường có thái độ cư xử bất thường là do một hoá chất tự nhiên trong não có tên gọi dopamine - là yếu tố góp phần tạo nên cảm giác hưng phấn khi người ta đạt được mục đích. Nồng độ dopamine giảm xuống khi con người ở trong trạng thái thất vọng, chẳng hạn như việc chờ đợi một cuộc điện thoại trong vô vọng (tương tự như trạng thái tâm lý khi thất bại trong một trò game).
Khu vực não chịu tác động chủ yếu của dopamine là vùng vỏ não trước (phần trán) – liên quan tới thái độ cư xử ở con người. Khi nồng độ dopamine tăng cao quá mức (chẳng hạn khi một người quá say mê game), nó có thể làm giảm hoạt động của các tế bào não ở khu vực này, dẫn tới hiện tượng vùng não kiểm soát thái độ cư xử của con người ngừng hoạt động. Điều đó lý giải cho thái độ cư xử bất thường ở những đứa trẻ thường xuyên chơi game và bị tác động bởi game.
Stress vì công nghệ cao
Giáo sư Greenfield cũng đưa ra một số vấn đề đáng quan tâm khác đối với giới trẻ trong thời đại công nghệ. Đó là những căn bệnh liên quan đến thần kinh của con người. Bà khẳng định việc sử dụng internet hay các loại thiết bị công nghệ cao chính là nguyên nhân làm gia tăng stress. Đơn giản nhất như khi gặp sự cố trong việc chơi game, hoặc truy cập internet cũng có thể khiến cho thần kinh bị căng thẳng, dễ dẫn đến nổi cáu, và nếu xảy ra thường xuyên có thể sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn đó là sự khủng hoảng tinh thần. Đó là chưa kể đến tác hại từ việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử. Với những tia bức xạ mà mắt thường không thể nhận biết, công nghệ điện tử đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của thế hệ trẻ - những người đang tiếp cận nhiều hơn với chúng.
Tình trạng thanh niên “nghiện game”, “nghiện internet”… và lạm dụng Internet cho những hoạt động với mục đích xấu ngày một gia tăng. Tại một số quốc gia có trình độ công nghệ phát triển cao như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… loại tội phạm “tuổi teen” thời công nghệ cao đã phát triển tới mức đáng lo ngại. Hay như tại nhiều quốc gia khác, vấn nạn trẻ em sử dụng máy tính để truy cập vào những trang web thiếu lành mạnh khiến cho không ít bậc phụ huynh phải lo sợ. Nó đang báo hiệu về nguy cơ của một cuộc suy thoái về phẩm chất, đạo đức trong lối sống của giới trẻ ngày nay.
Minh Ngọc (theo The times, Washington post)
Susan Greenfield’s lower lip pouts as if to blow a raspberry. Then, in soothsaying mode, the solemn utterance: “The global cyber world promises a more reassuring, safer option than the messy world of in-your-face three-dimensional life. But the IT technologies are already blurring the cyber world and reality.” The hooded eyes readjust from Delphic oracle to larky chick as she flashes a face-splitting grin. “There are people,” she chortles, “who can’t believe, eh! that the planes crashing into the twin towers were actually real, eh!” The punctuating “eh!” prompts you to agree.
Professor Greenfield, promoter extraordinaire of science, has written a book that makes routine auguries – global warming, economic downturns – look like mere gloomy hand-wringing. A specialist in brain degeneration, Greenfield is predicting that our teen generation is headed for a sort of mass loss of personal identity. She calls it the Nobody Scenario. By spending inordinate quantities of time in the interactive, virtual, two-dimensional, cyberspace realms of the screen, she believes
that the brains of the youth of today are headed for a drastic alteration. It’s as if all that young grey cortical matter is being scalded and defoliated by a kind of cognitive Agent Orange, depriving them of moral agency, imagination and awareness of consequences.
“They are destined to lose an awareness of who and what they are: not someones, or anyones, but nobodies, eh!” That expressive mouth widens again, the lower lip ripens. “The time is well nigh,” she says, “to explore the impact of these technologies.”
Related Links
It’s just a game, says GTA producer
Greenfield, the motormouth publicist of science, who divides her life between an Oxford lab, the Royal Institution in London, lecture circuits, brain-science conferences and the House of Lords, could of course be talking twaddle. As it happens, her new book, ID: The Quest for Identity in the 21st Century, digresses all over the place in little flash floods of maddening provisos and second thoughts. It’s as if she dictated it while bouncing on a trampoline, fixing an errant eyelash and sorting her fraught schedule on a BlackBerry. And yet, the mainstream of her argument – the coming plight of the minds and brains of our youth – has more than a drift of horrible truth. All involved in parenting and education should pay heed.
Never one for the bluestocking frock and the shopping-parade perm, Greenfield, known as “Springy” by colleagues, leapt to media prominence 20 years back as an academic glamourpuss on chat shows and double-page spreads. Latterly she achieved fame as the director of the Mayfair-based Royal Institution, home of Christmas lectures for children and Friday-evening “colloquiums” popular among amateur-science buffs. Then she very publicly bust up with her Oxford-don husband, Peter Atkins (whose socks and undies she allegedly dumped in bin bags on the street).
The Hammersmith-born scholarship girl, with an East End electrician dad and a professional dancer mum (both still alive), has come a long way since 1968, when at Oxford she switched from classics to neuroscience. She did her doctorate on neural degeneration, but it was for her contribution to the public understanding of science that she was raised to the Lords in 2001. The titles and honours, some less than enviable, have multiplied along with the sour grapes of colleagues (it was leaked in 2005 that she was spurned as a fellow of the Royal Society – an honour she had never sought). In Saudi Arabia, where Baronesses are in short supply, she’s been dubbed “Princess” Greenfield; twice she was nominated Adelaide’s “Thinker in Residence”; once she was voted Woman of the Year by a Sunday newspaper. So, at 57, as she settles into the Indian summer of her prime, who is Baroness Greenfield to issue prophecies of doom about the younger generation?
I come upon her early in her week in the windowless strip-lit environs of Oxford University’s pharmacology department. Here’s Greenfield the research scientist, chairing a meeting of biochemists in regulation plaid shirts. She, in laboratory mode, is dressed down in a beautifully cut Russian-red jacket; a sleeveless, artificial-fur-lined silvery waistcoat; charcoal Armani trousers; a fetching beret (hint of Rasta-chic); and patent platform lace-up ankle boots. Greenfield’s strategy in the fight against Alzheimer’s has been to identify fragments of protein linked to the plaques that form the “tangles” present in the brains of sufferers. She has had a breakthrough with several such candidates, which she hopes could lead to earlier diagnosis and, eventually, a preventive medication. This morning the chemical boys have apparently identified another associated plaque maker. “So,” she says, “why not bung some peptide at receptor T30 and see if it responds?”
Greenfield is not one to endow science with mystique. But as we proceed through her lab with its test tubes, dubious sinks and humming Perspex boxes, she pauses to say: “With the entire human brain itself, I’ve never lost my sense of mystery and total awe. When I pick up a slice of preserved human cortex and a bit comes off on my fingernail, I can’t help thinking, ‘What was that once, eh? Was it cherished memories of a lover, eh? An ability to play the piano? A sense of wonder at the universe, eh?’ ” While she hopes to find a palliative for Alzheimer’s, Greenfield’s special contribution to neuroscience is her talent to stand back from the molecules and make connections across a wide landscape of specialisations, research findings and theories. What her jaundiced peers see as academic attention-deficit disorder, Greenfield regards as a bid to articulate what neuroscience is telling us about human nature in the round.
She offers her apologies for leaving the meeting early. “I’d love to be talking science all day long,” she tells me, a trifle unconvincingly. “But you see how it is… this is my life.” She takes another meeting, this one on grant proposals. She says, with obvious hyperbole yet a grain of truth: “I spend 99.9% of my time chasing funds.”
She also spends it chasing publicity, and not necessarily for herself. Now we’re out in the bracing wind standing in the piazza beneath the old Oxford city prison, converted to a boutique hotel and circuit of coffee shops and restaurants. Worthies, carers and relatives of patients have gathered to release 200 balloons to celebrate the 10th anniversary of the Clive Project, an Alzheimer’s charity, one of many mental-health charities of which Greenfield is a patron.
She has the microphone: “I first realised the awful reality of Alzheimer’s,” she tells her audience, “when I heard the story of a patient, once a brilliant father, who was found angrily arguing over a chocolate biscuit with his four-year-old son.” Her voice, and the anecdote, hits an authentic note of empathy. “I’m just a scientist, looking into my Petri dishes. We’re doing our best. There’s no magic pill! It’s like cancer: there will be gradual progress!” The men are mesmerised; the women beadily eye her outfit. It’s cold, and threatening rain, but she has lent a touch of warmth and glamour to the melancholy context of the proceedings.
Now we’re walking along the Cornmarket and she’s talking about loss of identity in Alzheimer’s, and making connections with the potential loss of identity brought about by new information technologies. “Looking at the increasingly common attack by Alzheimer’s on individuality,” she says, “perhaps we can grasp the implications of these newer threats!”
Greenfield has elaborated a theory about the influence of IT on young brains. Given the time young people spend gazing into screens, small and large – reckoned to be from six to nine hours daily – she believes the minds of the younger generation are developing differently from those of previous generations. “The brain,” she says, “has plasticity: it is exquisitely malleable, and a significant alteration in our environment and behaviour has consequences.”
She sets out a catalogue of repercussions: the substitution of virtual experience for real encounters; the impact of spoon-fed menu options as opposed to free-ranging inquiry; a decline in linguistic and visual imagination; an atrophy of creativity; contracted, brutalised text-messaging, lacking the verbs and conditional structures essential for complex thinking. Her principal concern is how computer games could be emphasising what she calls “process” over “content” – method over meaning – in mental activity.
Her theory goes like this. The more we play games, the less time there is for learning specific facts and working out how those facts relate to each other. This can result, she maintains, in a failure to build highly personalised individual conceptual frameworks – the whole point of education and the basis of individual identity. If the purpose of a game, for instance, is to free the princess from the tower, it is the thrill of attaining the goal, the process, that counts. What does not count is the content – the personality of the princess and the narrative as to why and how she is there, as in a storybook. Greenfield avers that emphasis on process in isolation becomes addictive and profoundly mind-changing.
Here is her hypothesis. A natural brain chemical called dopamine is involved in all forms of addiction. Dopamine contributes to feelings of wellbeing on attaining a goal, especially when gratification repeatedly deferred is finally delivered. Falling levels of dopamine accompany the opposite situations, when gratification has been frustrated (for example, waiting for a phone call that never comes).
The area of the brain crucial to the dopamine hits is called the nucleus accumbens, which is associated with the prefrontal cortex, an area at the front of the brain. An under-functioning prefrontal cortex is linked with types of behaviour marked by total absorption in the here and now, and an inability to consider past and future implications. According to Greenfield, excessive dopamine can reduce the activity of brain cells in the prefrontal cortex, leading to its partial shutdown. She is speculating that the intense subjective “here and now” feeling, prompted and accompanied by dopamine “rewards” in computer play, creates a euphoric, self-centred ego boost, the pleasure of which can lead to craving and addiction.
What lasting effect does this repeated neglect in the prefrontal cortex have on the brain, and hence the mind? “Excessive dopamine hits might reduce activation in the prefrontal cortex, and in so doing tip the balance away from awareness of the significance, the meaning, of our actions,” she says.
So playing games in which I slaughter scores of all-comers with my trusty sword, as in the Tarantino movie Kill Bill, deals not with the significance of beheading and disembowelling of hordes of Japanese villains, but with the process – the action separated from meaning and consequences.
“When those teenagers kicked that goth girl to death in the park recently,” she says, “was it like a computer game for them? The buzz of the moment? Were they thinking of her as a person with feelings, with parents and siblings? Were they thinking of the implications for themselves the next day?”
For the mind to operate fully, Greenfield asserts, the prefrontal cortex must be active, and content must be a high priority. The world and oneself are then redolent with meaning.
How do the young attain unique and enriched identities? “Through the world of focused conversation, nursery rhyme repetition, recitation and rote learning, of reading and writing interspersed with bouts of physical activity in the real world, where there are first-hand and unique adventures to provide a personal narrative, personalised neuronal connections. This is education as we have known it.”
And what if “education as we have known it” fails? It will lead, she predicts, to the ultimate triumph of process over content: the Nobody Scenario. “For the first time in human history, individuality could be obliterated in favour of a passive state, reacting to a flood of incoming sensations – a ‘yuck’ and ‘wow’ mentality characterised by a premium on momentary experience as the landscape of the brain shifts into one where personalised brain connectivity is either not functional or absent altogether.”
Greenfield is unlikely to earn praise or encouragement from her peers for making connections between basic neuroscience, the culture of youth and views about child development and education. Yet she gives the impression of being drawn to such connections by a genuine spirit of inquiry rather than mere restlessness. In her lab a researcher is studying human higher-order consciousness, and another exploring links between neuroscience and classroom teaching. She is currently seeking funding to study the neuroscience of spirituality. Given the development of her pessimistic views about the impact of IT on the young, it is surprising that she has left the sociopolitical consequences unexplored. As it happens, she is more interested in the neuroscience of ethics, morality and religion – as if such dimensions more readily offer answers to her perception of a coming new dark age. Is she becoming religious?
In Turl Street we are passing Lincoln College, where she has a fellowship. She volunteers: “I’m intrigued by faith. But when people talk about religious experience it’s like I’m autistic – I don’t get it. Yet I want to understand. The other day I borrowed the key to our college chapel and sat there in silence – not praying, just sitting there. Then an organist came in and started talking on his mobile and the spell broke.”
Greenfield tells me that she has friends who have faith and she quizzes them endlessly – Ed Stourton, the broadcaster, Jack Valero, Opus Dei’s spokesperson in Britain, and a neighbour whose faith is helping him and his family overcome a serious illness. She pauses outside New College. This is the college of Richard Dawkins, author of The God Delusion and professional antagonist of religion.
That Delphic lower lip is active again. “I’m not at all saying that all religious believers are fundamentalists; but what distinguishes the believing brain of the extreme kind – I mean the fundamentalist and the totalitarian – from the non-fundamentalist brains,” she ventures, “is the emotion of disgust, eh.
“The anti-Semitic imagery of the Nazis was associated with a virus, a stealthy and elusive infection. So combating such a difficult enemy in the struggle for community hygiene isn’t just a punch-for-punch slugging it out. The enemy is a sickness. You’ve got to be on constant guard. You don’t just get angry with disease – you destroy it, exterminate it.” She nods towards New College. “The invisible viral foe could invade your body and, most importantly, your brain. That’s the language used by Dawkins, who’s developed non-belief into a belief system all of its own, and who constantly refers to religion as a virus.”
I gather there is no love lost between Britain’s two great exponents of the public understanding of science. With her sense that Dawkins is destroying something valuable in the culture (albeit a value she has not yet grasped herself), there is an impression of a standoff that could one day erupt into a spectacular public contest.
We meet the next day in Mayfair. Greenfield has spent the morning in meetings at the Royal Institution, which has had a recent multimillion-pound makeover under her direction. We’re off to Birmingham, where she is to give a lecture to an annual meeting of vets. She’s dressed in a tight-fitting grey-blue trouser suit, snug suede casuals, sharp-looking cotton shirt – white and russet stripes. Curled up in the back of the S320 Mercedes, she takes one call after another on a mobile until we’re out on the M40.
She wants to tell me about the two other threats to human identity in the 21st century already afflicting the older generation. “We’re in identity crisis!” That lower lip is swelling, and the lower whites of her eyes glint with predictive promise. “How do you see yourself? What defines you? What makes you happy, eh? These questions are right up there with the crisis of climate change in the coming century.”
For people in midlife, she asserts, the identity problem is affluence. “The reason we crave more clothes, cars, goods, brands, is that they’ll say something about us, symbolise our distinct, preferably superior identity.”
If the impact of IT on the young is creating a hedonistic, mindless generation that are becoming “nobodies”, she says, then the pursuit of possessions is creating an older generation of consumers striving to be “someone” with their status symbols. But there’s another scenario to add to the future darkness: the growing numbers of people who strive to be “anyone” – those who wish to lose their individualism in a collective identity of political or religious extremism.
“Fundamentalism,” she says, “is the suppression of uniqueness and preference for the collective. If this collective identity prevails, then the dominant defining emotion will be continual anger. Remember in Orwell’s 1984, those collective sessions of popular anger?”
I am less impressed by her “anyone” and “someone” scenarios than by her “nobody” hypothesis, and we bicker in pleasant vein until we’re minutes away from Birmingham’s International Convention Centre.
She leans forward and takes a sheaf of papers and a memory stick for the PowerPoint presentation from her bag. “What am I speaking about?” she says to herself. “Ah, consciousness – a bit academic, eh?”
We arrive on the dot of 4.30pm and she’s ushered straight onto the stage. There are some 500 people in the audience and she gets an enthusiastic welcome. Her theme is the mystery of consciousness, and how the brain gives rise to it. It’s a topic that most neuroscientists steer clear of, but for Greenfield it’s inseparable from her passion for understanding human identity, what makes us unique. She keeps it simple, outlining what she calls the “hard problem” of self-awareness and how it works like a dimmer-switch rather than an on-off light.
She speaks flawlessly without notes and with occasional jokes – “Still conscious out there?” – and elegant off-the-cuff asides about consciousness in animals. She finishes after 50 minutes to the second and leaves to a standing ovation and bouquet.
Back on the M40, she talks about ways for 21st-century people to avoid a dark age of identity crisis. She has this idea about “creativity” as the answer, and she waffles about government and educationalists. It’s enough perhaps that she’s identified an ominous link between brain development and the young, without providing all the answers.
As we reach London, I can’t help asking an unwelcome question that has hovered over our conversations: how does she define her own individuality? And is there a significant other in her life?
She looks skittishly nervous for a moment. “The answer is yes and no,” she says with finality. Then she adds with one of those sudden fantastic grins: “Perhaps I’ve got a number of significant others in my life, but it doesn’t mean that I go to bed with them.”
And how does she relax? She doesn’t like holidays, she tells me, and she plays squash three times a week in Oxford with her personal trainer. “He’s very fit – he’s only 30.”
Then we’re at the BT Tower, where she leaps out, just on time for a formal dinner. “They’ll have to take me dressed as I am,” she says. As she bids me goodnight, she hands me the bouquet. “Here,” she says, “I’m sure you’ll find a good home for these.”
Next day and it’s the Friday evening colloquium at the Royal Institution. The two doors that open onto the podium swing back. The speaker, in evening dress, enters by one; Baroness Greenfield enters by the other. A gasp goes up from the audience.
She’s in a magenta minidress a full seven inches above the knee, I reckon, and it’s covered in pink sequins. As she walks forward on dizzyingly high platform shoes, she wobbles slightly. Her Sugar Plum Fairy dress is flashing and shimmering in the arc lights. She sits to one side, settling down deep into the seat, legs stretched out.
The lecture is by a quantum physicist who’s going on and on about quarks and neutrinos, and strings, and 11 dimensions of space. She appears engrossed; or could that be a look of anxious preoccupation? She has every reason to be apprehensive about the stir she is set to make with her dire predictions about the younger generation.
One thing she knows by now, or ought to: prophets are seldom honoured in their own country.
ID: The Quest for Identity in the 21st Century by Susan Greenfield will be published on 15th May by Sceptre, Hardback, £16.99 Buy from Books First £15.29 with free pp Buy the book
Have your say
Her New Scientist article said: "When you play a computer game to rescue the princess, it is the experience that counts: you don't care about the feelings or thoughts of the heroine." Thats wrong.
http://www.youtube.com/watch?v=y4IbLYofsrk
http://www.youtube.com/watch?v=nwG0BlECTaI
Steiner, Sutton, England
Greenfield has a capacity to engage her audience. The content of her argument is thought provoking and educational. My own students are more interested in grades than learning outcomes. Job satisfaction stems from 2nd + 3rd year undergrads developing understanding and enjoying their achievements. A1
chris dawson, manchester, england
I saw that IT was significantly altering how our brains express ideas whilst at univeristy. I could not write an essay on the computer unless I had written it on paper first, whereas younger '2.0' students I knew had no problem in doing so. IT changes our thought process! Its no good! Paper is best!
Mark, London,, UK
Công nghệ cao khiến trẻ em thui chột
Tiếp xúc quá nhiều với công nghệ cao có thể khiến trẻ mất tính sáng tạo. Ảnh: csmonitor.com.
Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính, Internet, game... khiến trẻ em ngày nay mất đi tính sáng tạo và quên đi sự cảm thông với người khác, một chuyên gia người Anh cảnh báo.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc bị cuốn hút vào các thiết bị công nghệ cao chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em ngày nay có nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ cao hơn. Nó khiến cho trẻ ít trò chuyện, giao lưu với những người xung quanh và sống khép mình trong thế giới nhỏ hẹp của riêng mình. Giáo sư Susan Greenfield – một trong những chuyên gia hàng đầu về não - khẳng định: “Những bức thư điện tử ngày nay tiện lợi hơn, và được xem trọng hơn việc gặp gỡ trực tiếp hay trò chuyện giữa mọi người. Nó đã và đang chiếm dần môi trường sống của giới trẻ, đồng thời tách chúng ra khỏi thế giới thực của mình”.
Theo Greenfield, sự tác động của công nghệ hiện đại khiến cho não bộ có những thay đổi lớn, chẳng hạn như việc những chức năng não ít được sử dụng đến sẽ dần bị thui chột đi. Con người sẽ dần mất đi trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo và những cảm xúc thông thường nếu như tiếp xúc thường xuyên với các loại máy móc, với công nghệ hiện đại.
Cộng thêm một chút thiếu quan tâm của gia đình, chắc chắn những đứa trẻ sẽ phát triển một cách lệch lạc, thiếu hoàn thiện. Thực tế đã chứng minh: số những trẻ em ham mê chơi game đến mức mụ mẫm đầu óc, hoặc bị ám ảnh bởi những hành động bạo lực của trò chơi … đã lên đến con số đáng báo động.
Những tác động tới hệ thần kinh của trẻ nhỏ
Trong một thí nghiệm về sự tác động của công nghệ thông tin đối với não của những người trẻ tuổi, các nhà khoa học đã thử cho những người tình nguyện tiếp xúc với số liệu trên máy tính liên tục từ 6 đến 9 tiếng. Trước và sau thử nghiệm, não của họ có sự thay đổi rõ rệt. Ngay cả tâm trạng, thái độ của họ cũng có những biến đổi bất thường: khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và cảm xúc của mỗi người đều bị giảm đi nhiều, thay vào đó, họ có biểu hiện làm việc giống như một cỗ máy hơn là một con người. Đây rõ ràng là do sự tác động của môi trường hoạt động mà họ đã tiếp xúc.
Ở những người chơi game nhiều, thời gian tiếp xúc với các hoạt động thực tế ở thế giới bên ngoài ít hơn, họ học hỏi được ít kỹ năng sống hơn và tất nhiên, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cũng bị hạn chế rõ rệt. Đây chính là lý do khiến cho thanh niên ngày nay ít quan tâm đến tình cảm của những người xung quanh hơn, và thường tỏ ra thờ ơ với những việc diễn ra trong cuộc sống.
Ngoài ra, theo giả thuyết của giáo sư Green, nguyên nhân của việc những người trẻ tuổi nghiện game thường có thái độ cư xử bất thường là do một hoá chất tự nhiên trong não có tên gọi dopamine - là yếu tố góp phần tạo nên cảm giác hưng phấn khi người ta đạt được mục đích. Nồng độ dopamine giảm xuống khi con người ở trong trạng thái thất vọng, chẳng hạn như việc chờ đợi một cuộc điện thoại trong vô vọng (tương tự như trạng thái tâm lý khi thất bại trong một trò game).
Khu vực não chịu tác động chủ yếu của dopamine là vùng vỏ não trước (phần trán) – liên quan tới thái độ cư xử ở con người. Khi nồng độ dopamine tăng cao quá mức (chẳng hạn khi một người quá say mê game), nó có thể làm giảm hoạt động của các tế bào não ở khu vực này, dẫn tới hiện tượng vùng não kiểm soát thái độ cư xử của con người ngừng hoạt động. Điều đó lý giải cho thái độ cư xử bất thường ở những đứa trẻ thường xuyên chơi game và bị tác động bởi game.
Stress vì công nghệ cao
Giáo sư Greenfield cũng đưa ra một số vấn đề đáng quan tâm khác đối với giới trẻ trong thời đại công nghệ. Đó là những căn bệnh liên quan đến thần kinh của con người. Bà khẳng định việc sử dụng internet hay các loại thiết bị công nghệ cao chính là nguyên nhân làm gia tăng stress. Đơn giản nhất như khi gặp sự cố trong việc chơi game, hoặc truy cập internet cũng có thể khiến cho thần kinh bị căng thẳng, dễ dẫn đến nổi cáu, và nếu xảy ra thường xuyên có thể sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn đó là sự khủng hoảng tinh thần. Đó là chưa kể đến tác hại từ việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử. Với những tia bức xạ mà mắt thường không thể nhận biết, công nghệ điện tử đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của thế hệ trẻ - những người đang tiếp cận nhiều hơn với chúng.
Tình trạng thanh niên “nghiện game”, “nghiện internet”… và lạm dụng Internet cho những hoạt động với mục đích xấu ngày một gia tăng. Tại một số quốc gia có trình độ công nghệ phát triển cao như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… loại tội phạm “tuổi teen” thời công nghệ cao đã phát triển tới mức đáng lo ngại. Hay như tại nhiều quốc gia khác, vấn nạn trẻ em sử dụng máy tính để truy cập vào những trang web thiếu lành mạnh khiến cho không ít bậc phụ huynh phải lo sợ. Nó đang báo hiệu về nguy cơ của một cuộc suy thoái về phẩm chất, đạo đức trong lối sống của giới trẻ ngày nay.
Minh Ngọc (theo The times, Washington post)
Subscribe to:
Posts (Atom)