Monday, December 15, 2008

Chí nam nhi

Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan.
Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn.
Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia,
Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già.
Nọ núi Ấn, này sông Đà,
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt.
Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt,
Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu!
Một mai kia con tạo khéo cơ cầu,
Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.
Trăng kia khuyết đó lại tròn.

Bài thơ này Huỳnh Thúc Kháng viết năm 1908, trong hoàn cảnh trước khi bị giải ra Côn Đảo và có cuộc tiễn đưa của các chiến hữu trong tù. Bài thơ đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời Pháp thuộc và xứng đáng là một bông hoa tươi thắm trong vườn thơ ca yêu nước và Cách mạng Việt nam ở thể kỷ XX.


Chí nam nhi

Nam nhi hà tất lụy tình thâm,

Bốn bể giai nhân nhớ nhớ thầm

Nam tử công danh vạn vạn đạt

Đất trời tên tuổi nghìn nghìn năm

Càn khôn ngang dọc, âm dương đảo

Vũ trụ tung hoành, tinh tú chao

Cất bước, ta đi, lòng vững chãi

Quên đi nhi nữ, dẹp thù hằn


Trí Dũng

(Dương Kỳ Minh)


Thường giữ tâm trí trong thanh tịnh
Như ánh lửa hồng lúc bình minh
Làm trai phải quyết công danh toại
Đứng giữa tương lai khẳng địng mình
Nguyện lòng hướng Phật đền công đức
Cù lao chín chữ dưỡng dục sinh
Sống cả cuộc đời theo tâm định
Không thẹn nhân gian không thẹn tình



Chí Nam Nhi


    Thông minh nhất nam tử
    Yêu vi thiên hạ kỳ (1)
    Trót sinh ra thì phải có chi chi,
    Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
    Đố kỵ sá chi con tạo,
    Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
    Đã xông pha bút trận, thì gắng gỏi kiếm cung,
    Cho rõ mặt tu mi nam tử.
    Trong vũ trụ đã đành phận sự,
    Phải có danh mà đối với núi sông.
    Đi không, chẳng lẽ về không ?


      o0o


    (1) Một người con trai thông minh; nên làm người khác thường trong thiên hạ. Lấy từ câu thơ Đường Giới tiễn bạn đi Trường An:
        Nam tử yêu vi thiên hạ kỳ.




Tuốt gươm thề với thương thiên,
Phải đem tâm huyết mà đền cao sâu.
Gan tráng sĩ vững sau như trước,
Chí nam nhi lấy nước làm nhà.
Tấm thân xẻ với sơn hà,
[…]
Nữa mai mốt giết xong thù nghịch,
Mũi Long Tuyền rửa sạch máu tanh.
Làm cho động đất trời kinh,
Bấy giờ quốc hiển gia vinh có ngày.
(“Hai chữ nước nhà”)

Á Nam Trần Tuấn Khải truyền cho người đọc, người nghe niềm tự hào về thắng cảnh, danh lam của đất nước, truyền cho ngươi đọc, người nghe cả niềm tin nữa:

Rủ nhau thăm cảnh Kiếm hồ,
Thăm cầu Thê Húc, thăm chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Bút Tháp chưa mòn,
Hỏi ai tô điểm nên non nước này?
(“Phong dao”)

Viết “Con hoàng anh”, “Mắng bù nhìn”, “Hỡi cô bán nước”, ông phê phán, cảnh tỉnh bọn người làm tay sai cho giặc. Ông nói lên nỗi nhục của người dân mất nước:

Nô nức đua nhau hội với hè,
Văn minh Nam Việt tiến mau ghê!
Nhảy đầm, ăn tiệc, ông Tây sướng,
Liếm chảo, leo đu, đứa trẻ mê!!!
Trời nắng lợi riêng phường bán nước,
Bụi lầm khổ chết lũ buôn xe.
Anh mù nỏ biết trò chi cả,
Cứ bập bùng bung, cứ cò ke...
(“Xem hội Tây”)

Hồi ấy những bài thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, như “Gánh nước đêm”, “Tiễn chân anh Khoá xuống tàu”, “Mong anh Khoá”, là những bài thơ quen thuộc với công chúng ở thành thị và cả ở nông thôn, bởi những bài thơ này đã theo chân những người hát sẩm đến các nhà ga, bến xe, bến tàu và về các vùng quê. Cùng với Bể thảm của Đoàn Như Khuê, những bài thơ ấy của ông đã gieo vào lòng người nỗi buồn “quốc phá gia vong”, tương lai mờ mịt, anh hùng tận lộ, nhưng đồng thời cũng vì vậy mà nhắc nhở mọi người Việt Nam không quên nước, thấm thía nỗi nhục mất nước...

Đọc Á Nam Trần Tuấn Khải, độc giả bắt gặp trong thơ ông cái tôi nội cảm
(le moi intérieur). Cái tôi nội cảm này man mác trong những bài thơ thể hiện lòng yêu nước của thi nhân và nổi rõ trong những bài thơ bộc lộ cái nhìn ái ân phong tình của ông đối với con người và những hiện tượng trong thực tại, như trong bài thơ:

Hiu hắt phòng thu nhớ cố nhân!
Nhớ cô hàng quạt chợ Đồng Xuân.
Tờ mây phong kín lời sơn hải,
Tin gió bay tàn lửa ái ân.
Hương hoả ba sinh tình khắc cốt,
Can tràng trăm đoạn lúc rời chân.
Thói đời nóng lạnh coi mà ngán,
Hiu hắt phòng thu nhớ cố nhân.
(“Nhớ cô hàng quạt”) [5]

và trong những bài phong dao, chẳng hạn

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao!

Như vậy, cái tôi nội cảm ấy của Á Nam Trần Tuấn Khải vừa là “bút quan hoài”, vừa là “duyên nợ phù sinh”.

Thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải là sự thể hiện tràn đầy quan niệm nghệ thuật của ông:

Đời không duyên nợ thà không sống,
Văn có non sông mới có hồn.

No comments: