- Bá đạo: phương thức quản lý dùng phát luật & hình phạt nặng nề, tập trung được toàn bộ sức dân vào các mục tiêu quan trọng của quốc gia, có thể làm cho quốc gia mạnh lên nhanh chóng, nhưng khó bền vững do đòi hỏi người đứng đầu phải tài năng & mạnh mẽ để có thể hóa giải được các mâu thuẫn trong xã hội.
Đông Chu Liệt Quốc gồm 2 phần:
- Xuân Thu: Sự suy yếu của nhà Chu và quá trình tranh giành quyền lực giữa Ngũ Bá.
- Chiến Quốc: Ngũ Bá thâu tóm các quốc gia nhỏ để trở còn lại 7 quốc gia.
Xuyên suốt nội dung này bá thuật, quốc gia nào mạnh dạn áp dụng đều thành công nhanh chóng và trở thành bá chủ. Vua nào lười biếng ham chơi thì quốc gia suy yếu. Rút cục nước Tần có quá trình áp dụng bá thuật một cách triệt để và liên tục qua nhiều thế hệ nhất đã vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác & thống nhất được TQ.
Tuy nhiên trả giá cho thành công đó là những mâu thuẫn mạnh mẽ âm ỉ trong xã hội, ban đầu thì chỉ là xé xác Thương Ưởng là có thể hóa giải được, nhưng đến khi phát triển cao độ trong thời Tần Thủy Hoàng thì rút cục đã thiêu cháy luôn triều đại nhà Tần.
Sau đó anh Bang nhà Hán đã áp dụng các biện pháp Vương đạo, hóa giải được các mâu thuẫn này trong xã hội, rút cục con cháu anh Bang cưỡi cổ thiên hạ được 400 năm.
Đến thời anh Bị thì con cháu anh Bang đã suy yếu quá nên bị các thành phần bá đạo như Tào Tháo đoạt quyền. Anh Bị vẫn tiếp tục áp dụng phương thức của tổ tiên nhưng vì không hợp thời nên không thành công.
Anh Tháo dùng chính sách bá đạo để chiếm thiên hạ nhưng rút cuộc cũng bị dân chúng ghét, chính quyền nhanh chóng về tay anh Ý.
"Bá đạo", "Vương đạo", "Đế đạo" được Vệ Ưởng giải thích khi gặp Tần Hiếu Công
Vệ Uởng nói: - Không phải là tôi không muốn nói, nhưng bá thuật dùng với đế thuật và vương thuật khác nhau: đến thuật, vương thuật thì cốt thuận dân tình mà bá thuật thì tất phải trái dân tình mới được . Hiếu công bỗng biến sắc, rồi chống thanh kiếm mà nói rằng: - Bá thuật, cứ gì phải trái dân tình mới làm được ? Vệ Uởng nói: - Đàn cầm, đàn sắt không được êm ái, thì tất phải thay dây mà gióng lại . Chính trị cũng thế, không gióng lại thì không được . Tỉêu dân chỉ cần yên trong một lúc, mà không nghĩ gì đến cái lợi trăm năm cho nên không muốn tranh cãi . Ngày xưa Quản Trọng giúp Tề Hoàn công, đặt ra phép nội chính và phép quân lệnh, chia nước Tề làm hai mươi nhăm hướng, đổi hết pháp luật cũ nuớc Tề, đâu có phải bọn tiểu dân vui lòng mà theo! đến khi nước cường thịnh, thì dân mới biết Quản Trọn là một bậc đại tài trong thiên hạ . Hiếu công nói: - Nếu nhà ngươi thật có cái thuật như Quản Trọng, thì ta dám đâu không giao hết quyền chính cho nhà ngươi, nhưng chẳng hay cái thuật ấy như thế nào ? Vệ Uởng nói: - Nước có giàu thì mới dùng binh được, binh có mạnh thì mới phá giặc được . Nay muốn cho nước giàu thì không gì bằng ra sức cày ruộng, muốn cho binh mạnh thì không gì bằng luyện tập chiến trận; lấy trọng thưởng mà dụ dân thì mới biết theo, lấy trọng phạt mà trị thì dân mới biết sợ; thưởng phạt phải cho đúng, chính lệnh phải được mọi người tuân hành . Như thế mà nước không giàu, binh không mạnh thì còn có lẽ nào nữa! |
Vương Đạo vs Bá đạo
1. Vương đạo: Vương đạo là con đường chân chánh của bậc Thánh Vương thời cổ, dùng đức và nghĩa mà hóa dân trị nước. Vương đạo chỉ chuộng Nhân nghĩa, không dùng quyền uy võ lực hay mưu mô xảo trá mà bức hiếp người để đạt mục đích. Người muốn làm Vương cả thiên hạ thì phải: Phát cái chính trị ra, thi hành những điều nhân, khiến kẻ ra làm quan ở trong thiên hạ ai cũng muốn đứng ở triều nhà vua, kẻ cày ruộng ai cũng muốn cày ở đất của nhà vua, kẻ buôn bán ai cũng muốn đến ở trong chợ của nhà vua, người đi đường ai cũng muốn đi đường của nhà vua. Được như thế, ai chống lại mình được nữa. 2. Bá đạo: "Đức tuy chưa đến cùng cực, nghĩa tuy chưa nên hẳn, song cái lý của thiên hạ cũng được có tiết tấu. Hình pháp thưởng phạt làm tin cho thiên hạ, kẻ bề tôi ở dưới đều hiểu rõ mà biết những điều yếu ước. Cái chính lệnh đã bày ra thì dẫu thấy rõ điều lợi của mình hỏng, nhưng cũng không lừa dối dân, đã kết ước với nước nào thì dẫu thấy rõ điều lợi của mình hỏng, nhưng cũng không lừa dối người. Như thế thì binh mạnh, thành bền, nước địch sợ mình, cả nước một nền, dân với nước đều tin. Tuy ở nơi hẻo lánh, cũng có uy với thiên hạ. Song không phải là hết lòng sửa cái gốc ở sự chính và sự giáo, không phải là lấy văn lý làm căn bản, không phải là làm cho lòng người ta phục. Con đường Bá đạo thì chuộng quyền lực uy vũ, mưu kế tài tình để đạt mục đích làm Bá chủ thiên hạ, thống trị và áp bức chư Hầu. Vương đạo thì bền vững lâu dài, Bá đạo chỉ tồn tại khi quyền lực còn. Vương nghiệp thì thống nhứt cả nước, Bá nghiệp thì làm lãnh tụ chư Hầu. |
No comments:
Post a Comment