Nghi án mua quan bán chức - cơ hội cho Obama
![]() |
Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama. Ảnh: AFP. |
Vụ tham nhũng chính trị động trời ở Illinois, bang nhà của tổng thống đắc cử Barack Obama, có thể là một cơ hội bất ngờ để ông chứng tỏ khả năng giải quyết khủng hoảng trong lúc vẫn phải đối đầu với cách thách thức từ suy thoái kinh tế.
Nếu cuộc điều tra và những lời tố cáo có động chạm đến các trợ lý của Obama, dù chỉ là rất nhẹ, thì các đối thủ chính trị của ông sẽ nhanh chóng sơn phết hình ảnh của tổng thống đắc cử với nền chính trị vốn nổi tiếng bẩn thỉu ở Chicago. Ở mức độ nhẹ nhất, chuyện này cũng gây khó chịu cho một tân tổng thống.
Nếu các phụ tá của ông bị lôi vào việc làm chứng, hay tệ hơn là nếu FBI thu được một cuộc đối thoại đáng xấu hổ nào đó - dù có liên quan hay không đến vụ bê bối mua quan bán chức hiện nay - tình hình sẽ thảm hơn nhiều.
Nhưng nếu Obama, qua vụ này, chứng tỏ được mình là một nhà lãnh đạo chính trị có thể lái con thuyền đi "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" - như cách ông từng làm được trong suốt quá trình tranh cử - ông sẽ khẳng định uy tín là một nhân tố thay đổi và có tài lãnh đạo cao siêu.
Nói cách khác, Obama phải chứng tỏ được rằng dù ông xuất thân từ nền chính trị Chicago, ông không phải làm một phần của nó. Và Obama đã có gắng để chứng tỏ trong cuộc họp báo hôm qua.
Tổng thống đắc cử thừa nhận một thực tế không tốt đẹp trong nền chính trị bang Illinois, vốn gắn với kiểu "thỏa thuận và đòi hỏi 'thế có cái gì cho tôi?'". Nhưng ông nói chính bản thân ông là hiện thân của sự thực, rằng "anh có thể được bầu nhờ đã làm những việc đúng đắn". "Đó là hình ảnh mà tôi hy vọng đã xây dựng được trong suốt chiến dịch vận động tranh cử. Đó cũng là hình mẫu mà tôi sẽ dùng để xây dựng chính quyền", Obama nói.
Cho đến nay, cơ hội để Obama chứng minh mình sạch sẽ, không dính đến bê bối "bán ghế" của thống đốc Rod Blagojevich là rất lớn. Thống đốc này bị buộc tội âm mưu kiếm tiền qua việc chỉ định người làm thượng nghị sĩ liên bang thay cho Obama, sau khi tổng thống đắc cử từ chức nghị sĩ để đến làm việc trong Nhà Trắng.
Một số đối thủ ở đảng Cộng hòa, trong đó có ứng viên tổng thống John McCain, từng thử thách Obama bằng cách nói về mối liên hệ giữa ông với nền chính trị trong bóng tối của Chicago, nhưng hầu như thất bại.
Hồi tháng 6, Antoin Rezko, bạn cũ đồng thời là nhà gây quỹ kiêm cố vấn của Obama, bị truy tố với tội danh dùng ảnh hưởng của chính quyền Blajegovich để kiếm tiền lại quả, nhưng Obama không hề hấn gì.
Trên thực tế, một số chính trị gia nhiều quyền lực thường có mong muốn mình là người quyết định ai sẽ kế nhiệm. Nhưng cho đến nay các bằng chứng đều cho thấy Obama hầu như không nói gì về việc ai sẽ ngồi vào ghế của ông một khi nó được để trống.
Tổng thống đắc cử khẳng định ông "hoàn toàn chắc chắn" rằng "văn phòng của chúng tôi không có bất kỳ liên hệ nào với bất cứ thỏa thuận nào về ghế thượng nghị sĩ". Tuy nhiên ông cũng cho biết sẽ "yêu cầu thu thập mọi liên hệ của các nhân viên có thể đã phát sinh trong quá trình làm việc giữa văn phòng tổng thống đắc cử và văn phòng thống đốc".
Những hệ quả bất ngờ cũng có thể sẽ xảy ra trong quá trình điều tra. Cựu tổng thống Bill Clinton không hề bị dính dáng đến vụ bê bối bất động sản Whitewater Arkansas, nhưng chính từ cuộc điều tra vụ này đã dẫn đến vỡ lở mối quan hệ giữa Clinton và thực tập sinh Monica Lewinsky.
Vụ Blagojevich đang được điều tra theo nhiều hướng, và có thể là nhiều đoạn băng ghi âm khác sẽ được công bố. Nếu chúng có liên quan đến các nhân viên của Obama, cho dù mối liên quan đó hòan toàn vô tội, nó cũng sẽ châm ngòi cho hàng loạt tít bài báo và truyền hình trong hàng tháng trời, trong lúc chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ.
Luật sư nổi tiếng ở Washington, ông Solomon Wisenberg, nói rằng "tổng thống đắc cử có nguy cơ trở thành nhân chứng, nếu ông hoặc các phái viên của ông có cuộc đối thoại nào đó với thống đốc".
Nhưng Obama khẳng định không hề có cuộc đối thoại nào hết. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa đã ám chỉ rằng họ sẽ sử dụng vụ Blagojevich như một chiếc gậy để tấn công càng nhiều lãnh đạo Dân chủ càng tốt.
"Mỗi một đảng viên Dân chủ hay quan chức nghiệp đoàn, dù ở Illinois hay trong các tổ chức quốc gia, nếu đã nói chuyện với thống đốc về việc bán ghế thượng nghị sĩ, hãy đứng lên và ngay lập tức công khai mọi chi tiết về cuộc đối thoại của họ", thượng nghị sĩ John Cornyn, người chỉ đạo chiến dịch vận động tranh cử vào Thượng viện 2010 của phe Cộng hòa, nói.
T. Huyền (theo AP)
Bê bối Blagojevich sát hạch tài kiểm soát khủng hoảng của Obama
(Từ trái qua phải) Thống đốc bang Illinois - Rod Blagojevich, ông Barack Obama (khi đó còn là Thượng nghị sĩ bang Illinois kiêm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ) và Thị trưởng Chicago - Richard M. Daley trong một cuộc mít tinh ở Chicago hồi tháng 4/2007 (Ảnh Reuters)
Nếu các cuộc điều tra và cáo buộc "chạm" tới những trợ lý của Obama, dù chỉ là chút ít, thì các đối thủ chính trị của tân tổng thống sẽ khoác lên ông tai tiếng của nền chính trị đầy khuất tất ở Chicago (thành phố lớn nhất bang Illinois). Ít nhất, điều đó sẽ gây phiền toái và làm rối trí ông chủ mới của Nhà Trắng.
Nếu các cộng sự của Obama bị triệu ra làm nhân chứng hoặc các cuộc ghi âm lén của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho thấy những mẩu đối thoại đáng xấu hổ, có thể liên quan đến bê bối hiện tại hoặc không, thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, nếu tân tổng thống có thể tăng cường hơn nữa hình ảnh của mình như "một người điều khiển con tàu chính trị lướt trên vùng nước bẩn mà không bị ướt" giống như ông nhìn chung đã làm được trong suốt chiến dịch vận động tranh cử vừa qua thì ông có thể giành được sự yêu mến hơn nữa của những người luôn xem ông là một nhân tố thay đổi, vị lãnh đạo một chính phủ cao thượng.
Tóm lại, Obama cần phải thể hiện rằng mặc dù ông xuất thân từ thế giới chính trị ở Chicago nhưng ông không phải là một phần của nó.
Khẳng định sự vô can
Obama đã lên tiếng thừa nhận về lịch sử không lành mạnh của nền chính trị Illinois với nhiều hành động vô nguyên tắc và đổi chác vì lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, vị tổng thống thứ 44 của Mỹ khẳng định ông là bằng chứng sống cho việc "bạn có thể đắc cử nhờ làm điều đúng đắn".
Obama nhấn mạnh: "Đó là cái mà tôi hy vọng chúng tôi đã tạo dựng được trong chiến dịch vận động năm nay. Và đó cũng là cái mà tôi dự định sẽ tạo dựng nên trong chính quyền của mình".
[links(right)]Hiện tại, các cơ hội vượt qua bê bối Blagojevich mà không tổn hại gì của Obama dường như đều chắc chắn. Tân tổng thống có thể đã không yêu cầu các cuộc nghe lén của nhà chức trách liên bang phải ghi lại một phát biểu hữu ích hơn so với phát biểu trong trang 66 của tập hồ sơ khiếu nại, cáo buộc Thống đốc bang Illinois âm mưu bán chiếc ghế thượng nghị sĩ để trống của Obama cho người trả giá cao nhất.
Theo những gì mà Blagojevich bị bắt quả tang đã nói, các cộng sự của Obama không sẵn lòng trao cho ông ta thứ gì ngoài lời đánh giá cao. Thống đốc bang Illinois đã dùng những từ ngữ tục tĩu để bàn đến chuyện đó.
Các thành viên đảng Cộng hoà (GOP), kể cả ứng cử viên của GOP - John McCain, trước đây từng cố gắng bôi nhọ Obama bằng cách gắn ông với nền chính trị đầy khuất tất ở Chicago nhưng hầu như không thành công.
Antoin Rezko, một người bạn cũ, cựu cố vấn kiêm nhà gây quỹ của Obama, đã bị kết tội hồi tháng 6 về những cáo buộc lạm dụng ảnh hưởng với chính quyền Blagojevich để tìm kiếm các khoản hối lộ. Các lời khai trước toà đã làm dấy lên những nghi vấn mới về Thống đốc Blagojevich nhưng Obama không bị buộc tội làm điều sai trái. Điều này đã làm thất vọng các chính trị gia GOP.
Obama dường như có tài hoặc rất may mắn khi biết cần phải thúc đẩy ảnh hưởng và các mối quan hệ bạn bè tiến xa tới đâu. Blagojevich đã có vẻ chắc chắn rằng Tổng thống mới đắc cử sẽ đưa ra những đề xuất có lợi để giúp một cộng sự của ông giành được chiếc ghế thượng nghị sĩ mà ông từng nắm giữ.
Một số chính trị gia quyền lực thực tế rất khao khát được đóng vai trò chi phối tại bang của họ. Tuy nhiên, bằng chứng tới hiện tại cho thấy Obama hầu như chẳng được gì khi đề cập tới chuyện ai sẽ kế nhiệm chiếc ghế thượng nghị sĩ bang Illinois của ông khi ông chuẩn bị tiếp quản Nhà Trắng từ người tiền nhiệm Bush.
Tổng thống mới đắc cử Obama khẳng định bản thân không liên can và cảm thấy rất buồn về bê bối Blagojevich tại một cuộc họp báo ở Chicago hôm 11/12 (Ảnh AP)
Nguy cơ
Dẫu vậy, không thể nói đội ngũ của Obama hoàn toàn vô can. Đơn khiếu nại hình sự cho biết Blagojevich muốn một cố vấn chưa rõ danh tính của Obama giúp gây qũy hàng triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận. Việc này chẳng cho thấy bất cứ điều gì rõ ràng.
Tân lãnh đạo Nhà Trắng hôm 11/12 tuyên bố ông "hoàn toàn chắc chắn" rằng "văn phòng của tôi không dính líu đến bất cứ vụ dàn xếp nào quanh chiếc ghế thượng nghị sĩ của tôi". Tuy nhiên, Obama đã làm dấy lên những câu hỏi về việc làm sao ông có thể chắc chắn đến như vậy khi nói ông có kế hoạch "thu thập tất cả những bằng chứng về mọi mối liên hệ của đội ngũ nhân viên có thể đã diễn ra giữa văn phòng thời kỳ chuyển giao của mình với văn phòng của thống đốc (bang Illinois)".
Hơn thế nữa, những hậu quả không lường trước được đôi khi bắt nguồn từ các cuộc nghe lén của chính phủ và trát đòi hầu toà, vốn giúp tháo gỡ bức màn che chắn những hành động và cuộc đối thoại được cho là riêng tư.
Cựu Tổng thống Bill Clinton chưa bao giờ bị buộc tội trong vụ bê bối mua bán đất Whitewater ở bang Arkansas nhưng cuộc điều tra cấp liên bang đã dẫn tới việc phanh phui bê bối không liên quan về mối quan hệ tình ái bất chính giữa ông Clinton với nữ thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky và sự luận tội tổng thống.
Vụ kiện hình sự chống lại Thống đốc Blagojevich dường như được đưa ra vội vàng về một số khía cạnh vì có thể sẽ còn có thêm nhiều cuộc điện thoại bị ghi âm lén có nội dung gây bất ngờ. Nếu chúng có liên quan đến các cộng sự của Obama, thậm chí với những vai trò vô can nhất, thì điều đó cũng có thể tạo ra sự kịch tính và các dòng tít xuất hiện trên trang nhất các tờ báo trong nhiều tháng trong lúc chính quyền mới đang cố gắng ổn định vị trí quản lý.
Luật sư Solomon Wisenberg ở Washington - một cựu phó luật sư độc lập trong vụ điều tra Whitewater, nhận định "Tổng thống mới đắc cử có khả năng trở thành một nhân chứng nếu ông hay bất cứ phái viên nào của mình từng có các cuộc đàm thoại không phù hợp với Thống đốc bang Illinois".
Obama đã quả quyết hôm 11/12 rằng chưa từng xảy ra một cuộc đối thoại nào như trên. Tuy nhiên, các lãnh đạo GOP vẫn bật đèn xanh cho những kế hoạch sử dụng bê bối Blagojevich như chiếc dùi cui tấn công được càng nhiều thành viên đảng đối lập Dân chủ càng tốt.
"Mỗi quan chức Dân chủ và liên đoàn lao động, dù ở bang Illinois hay trong các tổ chức quốc gia, từng trò chuyện với Thống đốc Blagojevich hay các trợ lý của ông ta về chiếc ghế Thượng nghị sĩ (mà Obama từng nắm giữ) cần phải hành động và ngay lập tức công khai chi tiết đầy đủ của cuộc đối thoại đó", Thượng nghị sĩ John Cornyn đến từ bang Texas, người sẽ dẫn đầu các nỗ lực vận động tranh cử của GOP tại Thượng viện vào năm 2010, nhấn mạnh.
-
Thanh Bình (Theo AP)
No comments:
Post a Comment