Thursday, June 26, 2008

MoneyTalk

http://tathy.com/thanglong/showthread.php?t=16553&page=9&pp=20

Có câu chuyện về trading kể cho các bác cho vui, nhân dịp thị trường lạch bạch.

Ngày xửa ngày xưa ở đất nước Việt Nam có một người đàn ông to lớn sống trong một cái nhà bé tí. Năm ấy vỡ đê nước ngập cao bằng ngọn tre. Người đàn ông lên trên nóc nhà vì đấy là nơi cao nhất rồi mà nước vẫn cứ lên từ từ.

Ông ấy hoảng lắm vì thế này là toi đến nơi rồi, không biết làm gì khác đành lầm rầm cầu nguyện.

- Con ăn ở phúc đức cầu trời cầu phật phù hộ độ trì cho con qua được kiếp nạn này. Được qua khỏi con xây bảy ngôi chùa đền ơn blah blah blah...

Cầu trời cầu phật rồi người đàn ông của chúng ta yên tâm chờ đợi được phật cứu.

Một lúc sau có một cái tàu chở những người bị nạn đi qua, hò hét ông lên tàu nhưng ông ấy từ chối.

- Trời phật sẽ cứu giúp chúng ta nhưng không phải bằng cách này. Các bác cứ đi đi.

Mọi người đành đi tiếp, cứu những người khác. Người đàn ông của chúng ta lại lâm râm khấn vái.

Một lúc sau lại có một chiếc xuồng đi qua, bảo ông lên xuồng.

- Trời phật sẽ cứu giúp chúng ta nhưng không phải bằng cách này. Các bác cứ đi đi.

Một lúc sau có chiếc máy bay trực thăng tới cứu những người cuối cùng còn kẹt lại trong trận lũ lịch sử nhưng người đàn ông dũng cảm của chúng ta vẫn từ chối.

- Trời phật sẽ cứu giúp chúng ta nhưng không phải bằng cách này. Các bác cứ đi đi.

Thế rồi nước cứ lên, lên mãi. Người đàn ông kiên định với đức tin của mình sặc nước mà ngủm. Lên trời, người đàn ông của chúng ta hỏi đức chúa trời.

- Sao bố mày kêu cứu mà mày không cứu?
- À, lúc mày kêu gào khóc lóc tao thấy thảm thiết quá, nghĩ mày đúng là trong một tình trạng tệ hại nên tao gửi chiếc thuyền tới. Nhưng mày không lên, tao lại gửi tiếp chiếc xuồng rồi chiếc máy bay helicopter Lương Văn Can. Nhưng mày cứ từ chối, nên thôi mày đành chịu an bài với số phận của mày vậy.

Cái moral của câu chuyện này là gì?





IF you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated, don't give way to hating,
And yet don't look too good, nor talk too wise:

If you can dream - and not make dreams your master;
If you can think - and not make thoughts your aim;
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build 'em up with worn-out tools:

If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: 'Hold on!'

If you can talk with crowds and keep your virtue,
' Or walk with Kings - nor lose the common touch,
if neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that's in it,
And - which is more - you'll be a Man, my son!

Có rất nhiều lý do để tôi viết bài này.

Đôi tuần trước đây, tôi có gặp một bác trên Thăng Long và có nói sơ sơ vài câu về chuyện Buy low sell high.

Tôi có nói rằng Indicator thực sự là không mấy quan trọng nhưng tôi vẫn vẽ ra Moneytalks có vẻ huyền diệu nào đấy.

Và bởi vì đa số những người tôi biết đều nhầm lẫn, và thực sự là stupid trong cách tiếp cận về trading.

Một nhà khoa học nào đấy có tên là Buffet (?) liên tiếp nhiều năm liền cầm cúp vì một triết lý trading của ông ta, hoặc gọi cho đúng hơn là một triết lý đầu tư của ông ta: mua rẻ bán đắt. Điều này là do ông học giả đáng mến này nghiên cứu cực kỳ kỹ lướng một cổ phiếu nào đấy trong một thời hạn nào đấy rồi theo những công thức vớ vẩn nào đấy, định ra một giá trị nào đấy cho cổ phiếu, ví dụ gọi là X. Giá trị X này gọi là giá trị thực (?) – intrinsic value. Sau đó ông mua cổ phiếu này khi thị giá nó thấp hơn X. Cách đầu tư phổ biến này gọi là Buy low sell high.

Tôi xin nói thẳng luôn rằng đa số trader không theo cách thức này. Chúng ta, traders, theo một triết lý hoàn toàn ngược lại, gọi là mua đắt bán rẻ. Đúng vậy, mua đắt và bán rẻ. Buy high sell low hoặc buy high sell higher.

Chúng ta khẳng định rằng không có bất kì một giá trị nội tại hoặc một giá trị thực nào của một cổ phiếu, không thể đựơc xác định dự trên các dữ liệu về lợi nhuận, doanh thu, vân vân. Thay vào đó, cổ phíêu được trao đổi mua bán dựa trên giá mà người ta nghĩ rằng giá đó là đúng, hoặc mua giá đó vì nó sẽ tăng giá hơn, hoặc vì bán giá đó vì nó sẽ giảm giá hơn. Chúng ta có một yếu tố không thể định lượng: tâm lý của traders.

Tôi đã nói đâu đó ở đầu topic này. Một cổ phiếu tăng giá không phải vì nó đạt lợi nhuận cao, vì triển vọng của ngành vân vân, mà chỉ đơn giản là vì thị trường nghĩ rằng nó sẽ tăng giá. Thị trường thích nó. Có vậy thôi. Thực ra một cổ phiếu tăng giá thường là vì nó đã tăng giá và một cổ phiếu giảm giá vì rằng nó đã giảm giá trước đó. Đơn giản có vậy thôi.

Chúng ta không coi một cổ phiếu có giá trị thực, một giá trị nội tại nào đấy. Giá trị này không thể xác định đựơc bằng một phương trình nào đó vì rằng tâm lý của traders không thể định lượng đựơc. Tuy nhiên, chúng ta đồng ý rằng giá trị cổ phiếu có xoay quanh một giá trị nào đấy. Một điều gợi ý đặc biệt cho chúng ta, khi chúng ta thấy rằng thị giá của một cổ phiếu có vẻ xoay quanh một đường MA. Một cách nào đấy, đường MA có vẻ như đại diện cho giá trị thực của cổ phiếu.

Tới đây, chúng ta lại đặt câu hỏi rằng đường MA nào? Bao nhiêu? 50, 200, hay lại ngắn hơn, 20, 10??? Câu trả lời rằng đó là phụ thuộc vào mỗi trader. Mỗi người một cách. Mỗi người một quan niệm về giá trị thực của cổ phiếu khác nhau vì chúng ta khác nhau. Nếu coi MA tượng trưng cho chuỗi giá trị thực của cổ phiếu trong thời gian xác định thì điều kì lạ là cái giá trị thực này thay đổi theo mỗi trader. Giá trị thực cũng thay đổi vì yếu tố tâm lý và chủ quan của họ.

Tới đây chúng ta sẽ thấy một điều kì lạ nếu chúng ta là trader. Chúng ta mua một cổ phiếu không phải vì nó thấp hơn giá trị thực sự của nó. Thông thường chúng ta nghĩ về một điều giản đơn. Nếu một thằng losers mất nhiều tiền vào thị trường, chúng ta chạy ngược với nó thì có khả năng là chúng ta thắng, tệ thì cũng hoà.

Chúng ta mua một cổ phiếu không phải vì thị giá của nó thấp hơn giá trị thực, mà ngựơc lại, chúng ta mua một cổ phiếu vì thị giá của nó cao hơn giá trị thực…

Chúng ta không buy low sell high. Chúng ta buy high sell low hoặc buy high sell higher.

Bởi vì chúng ta là trader…

Thế nào là buy high sell low và buy high sell higher?

Nếu bạn nghĩ rằng buy high sell low có nghĩa là chịu lỗ vì mua giá 100 bán giá 90 và buy high sell higher có nghĩa là mua 100 bán 110 hãy nghĩ lại. Sự thực không phải là như thế.

Hiện tại tôi không có nhiều hào hứng với Index, tăng hay giảm đối với tôi không quan trọng. Nhưng có 2 cổ phiếu tôi thấy thú vị, vì đằng sau đó là một điều rất hay diễn ra. Xin lỗi, tất cả những gì được viết dưới đây là quan điểm cá nhân và bạn không cần phải có cùng quan điểm. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là cho tới bây giờ, tất cả các bài viết của tôi không phải là hô hào làm giá hay dìm giá bất cứ cổ phiếu nào. Điều này đương nhiên có nghĩa là có thể tôi có thể không khách quan trong tương lai.

Điều thứ nhất thú vị là về cổ phiếu MIC. Hình như trong thời gian vừa qua, giao dịch với cổ phiếu MIC rất ít, đâu chỉ chừng một vài ngàn cổ phiếu. Giá luôn limit-up và ít cổ phiếu được giao dịch. Ngày hôm nay, MIC giao dịch tới 89 ngàn và đã từng thoát ra khỏi mức trần. Sau đó, nó lên mức trần trở lại, nhờ trợ lực rất lớn từ lực mua xuất phát từ công ty chứng khoán APEC. Điều này có nghĩa là gì? Tôi không thể biết sau một vài ngày tới MIC sẽ như thế nào, nhưng ít nhất đây là warning đầu tiên cho thấy rằng đã có nhiều người đã muốn chạy khỏi MIC, và đây không phải là cá nhỏ gì đâu. Nhưng điều quan trọng tôi ví dụ MIC ở đây là vì buy high sell higher. Khi một cổ phiếu đang tăng giá thì một điều chắc chắn là ta thu được lợi nhuận, tùy theo cái target của chúng ta là bao nhiêu, dựa theo nhiều cách xây dựng target profit/price. Có bao nhiêu cách xây dựng target: Fibo, MA, trading bands/bollinger bands etc.

Cách đây một số post tôi nói rằng bài học cut loss là bài học đầu tiên của trading. Thực sự bài học này là bài học dễ nhất. Cho nên tôi không thể hiểu được tại sao có người nói rằng phải mất vài năm họ mới học được bài này. Nếu bạn không học được bài cut loss hoặc học quá chậm, đương nhiên là bạn không hợp với cái business này và tốt nhất là quay trở lại nghề nghiệp cũ của mình. Nhưng cut loss là một điều khủng khiếp, nó làm tổn hại về vật chất (giảm vốn), và về tinh thần (vì thua lỗ). Vậy còn bài học nào khó hơn nữa? Đơn giản thôi. Bài học khó hơn cut loss short nhiều là bài let your winners run. Nếu bạn buy high, sell higher, mua giá 100 bán giá 110 bạn sẽ rất dễ lâm vào cảnh bán rồi thấy giá tiếp tục chạy. Mà trong cái nghề bạc bẽo này, let profit run là cách duy nhất để bù lại phần let’s cut loss short. Ở đây tôi không bàn về chuyện confirmation, về chuyện như thế nào thì nên thoát ra khỏi một vị thế đang có lãi, nến đầu tiên hay nến thứ hai. Đây hoàn toàn là chuyện kỹ thụât chi tiết. Nhưng ít nhất chuyện gì với MIC, nó đang cho bạn một cảnh báo đầu tiên, the first warning that the uptrend may/will be over.

Cổ phiếu thứ hai đáng được nói đến là ACB. Chúng ta vừa thấy đợt trước, ACB về 80 rồi lên 110, ai mua 80 bán 110 sẽ có lãi 2x% chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Điều này hàm ý gì? Nó gợi ý rằng nếu bạn mua ở giá đâu đấy gần 8x thì bạn có cơ hội bán tiếp ở 1xx và có thể lãi 2x%? Nhưng nếu như ai cũng thong minh như bạn thì làm sao có thể có thị trường. Vẫn nhiều người muốn bán ACB ở 8x là tại sao vậy? Chúng ta sẽ thấy một thảm cảnh rằng khi chúng ta nhất quyết tin vào một cái support thì nó gãy. Đây là một minh chứng cho điều này.

ACB ngày hôm qua May 06 2008 đã gãy 80 và rớt xuống 79.x. Chúng ta thấy một điều căn bản hơn của trading: buy high sell low. Đây hoàn toàn không có nghĩa rằng mua một cổ phiếu ở 100 và bán ở 90 chịu lỗ 10 điểm. Ngược lại, nó là một căn bản của trading: mua một chứng khoán tăng giá và bán đi một cổ phiếu giảm giá. Nếu một cổ phiếu trước đó tới 80 và đi lên, bây giờ nó rớt xuống 79, việc đầu tiên phải nghĩ tới là: bán! Ban nhạc ACBS đã bán rất mạnh chính cổ phiếu ACB ngay trong giờ đầu tiên của phiên giao dịch hôm nay May 07 2008. Họ đang làm một điều rất đúng sách vở.

Có nhiều người vào thị trường rất lâu rồi vẫn hỏi một câu rất ngớ ngẩn: tại sao chúng nó mua ABC ở giá XYZ, bây giờ xuống tới giá DEF lỗ be bét mà chúng nó bán? Đơn giản thôi: mua một cổ phiếu tăng giá, bán một cổ phiếu giảm giá. Một điều nữa, đừng bao giờ buy support sell resistance nếu chỉ đơn giản một cổ phiếu trước đó rớt về 80 và lên lại 11x, bây giờ trở về 80 và bạn mua nó hy vọng nó sẽ lên 1xx.

Đấy là khái niệm về buy high sell low và buy high sell higher, trong đó cái đầu tiên không phải là mua 100 bán 90.

Thị trường rất kiên nhẫn, nó lần lượt dạy đi dạy lại chúng ta từng bài một. Những ai tham gia hoặc là đã hoặc thuộc, hoặc là phải học cho đến khi thuộc, nếu chưa kịp thuộc và đã hết tiền thì xin bye bye. Bây giờ những ai còn trong thị trường có lẽ lại có cơ hội đọc lại một lần cho thuộc bài: cut loss. Một đôi năm nữa chúng ta mới có cơ hội học bài tiếp theo: let profit run.

If you don’t know what cut loss is, you know shit about risk control. If you don’t know about risk control, you know shit about money management.

Việt Nam hiện nay đang nổi lên thành một vị trí rất khó ai có thể giật lại được: the world's worst performer in 2008. Xét trong chiều hướng hiện tại, có vẻ như vận động viên này đang tiếp tục thành lập những kỷ lục mới hơn.

Thời gian gần đây, có một số lượng lớn những cổ phiếu market-cap lớn như STB, ACB etc. được khớp qua phương thức thoả thuận. Đó là vì có một lượng lớn những người nắm số lượng cổ phiếu của những mã này không thể chạy thoát được vì không có liquidity. Đã có những ngày những cổ phiếu như ACB chỉ giao dịch 2000-5000 cả phiên giao dịch. Điều đó có nghĩa là cả thị trường hôm ấy, khoảng 500k-600k cổ phiếu mỗi hôm đứng ngoài ngậm ngùi nhìn khoảng vài ngàn chạy thoát. Liquidity là một câu chuyện kinh hoàng.

Nếu bạn biết rằng có những lệnh bán lớn của các cổ phiếu liên tục được nạp vào từ những giây đầu tiên, và không được khớp. Hôm sau lại tiếp tục. Hôm sau lại lặp lại vậy nữa. Và không biết đến bao giờ thì mới có thể bán được hết cái đống cổ phiếu đang giữ, có thể là do margin call etc. Thì bạn sẽ hiểu được câu chuyện thoả thuận như sau: người bán và người mua chiết khấu khoảng từ 5-10 phiên giảm giá sàn. Giá thoả thuận hôm đó chỉ là thoả thuận, còn sau đó, người bán lại phải trả lại người mua phần tiền chênh lệch so với giá giao dịch thực sự.

Chúng ta nhìn thấy rõ một cá tính kỳ dị của VN-Index. Khi lên thì lên cao vút và khi xuống thì xuống mất hút. Kể từ tháng 11/2006, Index lao thẳng một mạch từ 51x lên tới đỉnh 1170 tại 3/2007, trong quãng thời gian đó gần như không có cái correction nào đáng kể. Tăng khoảng hơn 100% trong vòng có ~4 tháng (!) VN-Index là vô đối. Ngược lại, kể từ đầu năm 2008 tới nay, chỉ số này từ 92x rớt xuống còn 373 ngày hôm nay, 10/06/2008, rớt 60% trong vòng có nửa năm. Lại một nỗi kinh hoàng với bất kỳ thị trường nào trên thế giới. VN-Index lại giữ chức quán quân theo chiều ngược lại.



Chúng ta hay nghe người ta nói về ngày thứ Hai đen tối của Chứng khoán Hoa Kỳ. Ngày 19/10/1987, DJ mở cửa lộ ra một cái gap so với hôm trước và rớt thật lực, từ mở cửa 2164 và đã xuống tới mức thấp nhất 1677 rồi hồi lại chút chút, đóng cửa ở 1738. Cú market crash này thực ra bắt nguồn từ ngày 14/10/1987 đóng cửa ở 2412, rớt từ mức đóng cửa 2508 của ngày 13/10. Có một thằng trader đã kể lại rằng nó may mắn đóng long positions từ vài hôm trước, nhưng đến ngày thứ Hai đen tối vẫn không thể hiểu được câu chuyện gì đang xảy ra, và chỉ biết là có một điều gì rất tệ hại đang đến. Lúc đấy nó không còn nghĩ gì đến chuyện short hay kiếm lợi nhuận, mà điều đầu tiên là giữ tiền theo cách nào thì an toàn nhất? (*)



Nhưng đấy là DJ mới rớt có khoảng ~30% thôi. Sau đó nó ổn định lại ngay. Còn chúng ta thì rớt 60% và trong thị trường này nhiều người vẫn nghĩ đến cơ hội kiếm lời. Trong một bear market, tất cả các chú bò đều chết. Đừng cố gắng go long để ăn những sóng ngắn hạn. Rủi ro rất lớn mà lợi nhuận chẳng là bao. Nếu chúng ta phải làm một điều gì trong thị trường này thì tốt nhất là đứng ngoài nhìn lũ ngu giết nhau. Có 3 vị thế: long, short và không giữ một vị thế nào cũng là đang giữ một vị thế: neutral. Điều này dường như rất đơn giản nhưng không phải dễ mà thực hiện đựơc.

Tôi cho rằng, một sự khác nhau căn bản trong thị trường VN và Mỹ là ở nơi chúng ta sinh sống, chúng ta có một biên độ nên bears và bulls bị méo mó. Họ có một thị trường không có biên độ, cùng với leverage nên chỉ cần một dao động vừa phải của thị trường đã tạo ra một dao động mạnh trong tài khoản vốn. Nếu chúng ta có leverage, có lẽ sẽ rộng cửa hơn cho cả hai bên có thể chạy. Hiện tại, margin trading đang được cân nhắc. Hội thảo vừa rồi của UBCK kết hợp với công ty Kim Eng về margin trading có thể mở ra một hướng mới cho thị trường.

Thị trường VN đã có quá nhiều người mất tiền, và họ bị mắc một tâm lý chung: thua bạc và máu me để gỡ lại tiền. Sau đó họ lao vào như con thiêu thân trước mỗi biến động có thể, để thua thêm một tí, rồi lại đánh tiếp, đánh tiếp cho đến khi kiệt sức. Tôi không biết một tay cờ bạc chuyên nghiệp làm gì, nhưng tôi biết cách của một pro trader làm trong trường hợp đã có một losing streak quá dài: ngừng giao dịch, hoặc downsize cái trade xuống cho đến khi cảm giác tự tin trở lại.

Trước đây ở giá khoảng 48-50.x, có khoảng 2 triệu cổ bị kẹt ở ACB vì nghĩ có biến, có sự can thiệp của nhà nước, mở room, etc. Hôm nay ACB giá về 39.7 có tiếp 600k lao vào. Nhiều người còn đặt mua giá trần mới máu. Lý do? Có biến. Có sự can thiệp của nhà nước. Mở room. Giá này là rẻ rồi. Vân vân.

Hôm nay CB thông báo tăng lãi suất cơ bản lên 14% cho thấy thứ nhất nó đang aggressive hơn trong việc chống lạm phát, thứ hai, một biện pháp để hạn chế sự mất giá của đồng VND. Như vậy, lãi suất huy động và cho vay có thể là 21%, chưa tính các khoản phụ trợ để tăng lãi suất thực tế như các phí nọ phí kia.

Hôm trước, tôi có đọc ở đâu đó JP Morgan nói rằng lạm phát đã peak rồi. Tôi khoôg biết điều này là đúng hay sai, nhưng nói thật, khi người ta nói cái gì đang bottom thì nó phải rơi tiếp, cái gì bảo là lên tới đỉnh rồi thì hình như nó phải lên tiếp. Hiện tại thì giá xăng dầu, giá điện, nước, than vân vân, các đầu vào của nền kinh tế đang chưa được phép tăng. Khi tôi đọc báo thấy rằng ở đâu đó người ta đã ngừng bán xăng và buộc phải thành lập một đội thanh tra, cửa hàng nào không bán thì rút giấy phép, tôi hiểu rằng câu chuyện tăng giá xăng đã trở nên gay cấn lắm rồi. Sau xăng thì than, điện có thể sẽ tăng và một mặt bằng giá mới lại sẽ được thiết lập. Và vì vậy, lãi suất lại có thể tăng lên, 15% chẳng hạn.

Trong vốn từ của chúng ta đã có cutloss, liquidity, margin call. Bây giờ chúng ta đang thiếu một từ chưa được học: bankcruptcy.

Tôi có nên mua không? Có chứ. Tôi tin rằng tôi rất nên mua. Nhưng tôi sẽ không mua trong một nền kinh tế đang vất vả đối phó với lạm phát 2 chữ số, lãi suất cho vay ~2x% và có thể tiếp tục tăng lên, một khu vực ngân hàng bị tổn thương nặng vì các khoản cho vay khó đòi (?) non-performing loan mà lại nên mua cổ phiếu để ăn các sóng ngắn hạn theo tin đồn hay theo biện pháp hỗ trợ thị truờng nào đó (nếu có.) Rủi ro quá lớn trong khi lợi nhuận lại không tương xứng. Risk/reward không đạt.

Tất nhiên có nhiều người sẽ cố gắng nhảy vào ngay khi có bất kì thị trường có thể có những sự hồi phục, nhẹ hay có vẻ thăng bằng hơn một chút. Họ không phải là tôi. Cũng có nhiều người nói rằng, thực ra thì nền kinh tế cũng không đến nỗi quá tệ. Nhiều doanh nghiệp thực ra vẫn tăng trưởng, năm nay và năm sau có thể chỉ chậm lại, nhưng nhìn dài hạn vẫn tốt nên cái hair-cut đến 60-80% tuỳ từng mã là không hợp lý. Tôi cũng nghĩ điều đó là vô lý. Nhưng rất có thể thị trường sẽ cho thấy rằng nó có thể còn vô lý hơn nữa. Và rằng đến một lúc nào đấy bạn sẽ không còn quan tâm đến chuyện nó vô lý hay nó có lý. Bạn cũng không quan tâm đến nguyên nhân. Bạn chỉ theo dòng chảy của nó mà thôi.

Đến một lúc này đấy, bạn không còn quan tâm đến chuyện thị trường hợp lý hay vô lý, thì trớ trêu thay, lúc đấy bạn lại có cảm giác rằng. Thực ra, thị trường là cực kỳ hợp lý.

Như vậy là sau khi NHTW tuyên bố tăng lãi suất cơ bản, hẳn làm cho những người vừa nhập hàng buổi sáng, khi có những tín hiệu đầu tiên từ thị trường, phải đứng tim. Thế nhưng ngay hôm sau, thị trường phản ứng lại tin nói trên bằng một cách lạ lùng: tiếp tục tăng trần với rất ít dư bán, trong khi dư mua kín đặc cả 2 sàn, toàn giá trần.

Như vậy là sau khoảng 30 phiên giảm liên tục, với cách giảm phổ biến là đa số các mã đều dư bán sàn, dư mua trống trơn, thị trường đã có khoảng 4-5 phiên tăng điểm ở cả 2 sàn HO và HA.

Thật ra, tôi nghĩ một thị trường đã giảm giá tới vài chục phiên thì vài phiên tăng điểm là chuyện hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, correction luôn xảy ra, retest luôn diễn ra theo hai chiều. Chỉ khi nào tới đây, khi thị trường phản ứng tích cực ngay cả khi có tin xăng dầu tăng giá, điện than v.v tăng giá thì tôi mới phiên dịch câu chuyện theo một cách khác.

Sau 4-5 phiên tăng giá, coi như vừa đủ T+4 cho những người liều lĩnh dám nhảy vào thị trường, VN-Index lại trở lại giảm. Không muốn tỏ ra quá biased về thị trường, nhưng tôi cho rằng sự tăng điểm vừa rồi chỉ là một chặng nghỉ cho quá trình giảm giá kế tiếp.

Tôi cho rằng chẳng có lý do gì để bỏ đi một vị thế giữ ngoại tệ để nhảy vào một vị thế khác, giữ cổ phiếu rồi phải hút hồn nhảy ra, thoát đợt giảm giá chỉ trong tích tắc. Rủi ro thì quá lớn mà lợi nhuận thì lại không tương xứng. Nhiều người trong thị trường đã có một Great Escape như vậy vào sáng hôm nay, 18/06.

Khi nói chuyện với bạn bè, đa số đều tặc lưỡi. Thời buổi này khó khăn bỏ mẹ. Thôi kiếm được đợt tăng này ~10% là quá ngon rồi, đủ T+ thì nhảy ra cho chắc. Một điều kỳ dị là ai cũng nghĩ như vậy. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa biết sẽ ra đâu vào đâu. Tất cả chỉ muốn hit-and-run. Cắn một nhát rồi chạy. Và nhìn vào bảng giá thì tất cả các mã đều dư mua trần làm tôi không khỏi nhớ đến một lý thuyết trong trading. Có một lý thuyết the Greater Fool như thế này. Khi chúng ta thấy một cổ phiếu tăng giá, sự tăng giá này có vẻ như là vô lý đến mức mà ta nhảy vào thì có vẻ như chúng ta là một thằng ngu. Thế nhưng chúng ta vẫn nhảy vào, hy vọng rằng giá sẽ tăng cao hơn, và khi có lãi vừa đủ là chúng ta nhảy ra ngay, nhường lại phần cho thằng ngu hơn. Cái thằng mua cuối cùng khi giá lên tới đỉnh sẽ là thằng lãnh đủ, và là thằng ngu nhất. Khi bạn trông chờ một điều vô lý đó xảy ra thì cẩn thận, rất có thể bạn sẽ là thằng ngu cuối cùng.

Đợt tăng này vừa đúng 5 ngày, đủ T+4, cánh cửa vừa lọt cho ai vào đúng hôm đầu tiên. Dân gian gọi là vừa khít cái lỗ đi't. Hôm nay dân tình bán mạnh hơn hẳn, chạy nhanh hơn tất cả những lần có diễn biến tương tự: lần SCIC tuyên bố mua, lần giảm biên độ lần trước ... Nếu bạn cứ cố gắng kiếm lời trong những hoàn cảnh tương tự, có lẽ sẽ có lúc bạn không toàn mạng để trở về.

Chart của HA-Index, tôi không còn dám tin đây có thể gọi là một cái chart nữa không. Cho thấy chúng ta đang có một thị trường bệnh hoạn, một dịch bệnh khiến nó trở nên lệch lạc làm tôi không biết nhìn chart theo cách nào. Vì dường như những điều kiện để giá và volume thể hiện đúng thực chất những yếu tố fundamental không còn tồn tại: biên độ bị bóp, liquidity kế đó cạn kịêt... Tại sao chúng ta cứ phải cắm đầu vào trade trong một thị trường kiểu như thế này?



Trong khi một thị trường lành mạnh lẽ ra nên như thế này.



Tôi cho rằng killing sẽ lại tiếp tục. Ít nhất thì tôi cũng không mua gì liên quan đến cổ phiếu, ngồi theo dõi giá đô ở Hà Trung còn vui hơn.

Đóng short U/J ăn được có 15 pips, lúc sau nhìn lại thì nó chạy tiếp gần 100 pips nữa, trong khi 2 thằng E/U với G/U thì gần như consolidation. Chẳng hiểu có chuyện gì với đồng JPY nữa. Thôi đi ngủ.

Riêng với chứng khoán thì thế này. Để đánh cờ cần có 2 người. Để trading cũng cần có 2 bên. Một bên bán thì một bên mua. Nhưng cả hai phải thực sự thoải mái với quyết định của mình. Bán, có nghĩa là nghĩ rằng giá sẽ hạ hơn. Mua, có nghĩa là nghĩ rằng giá sẽ tăng lên.

Để có thể có một trade, cần có 2 điều kiện:

Thứ nhất, thị trường phải sẵn sàng. Nó phải thành lập thành những cái setup nào đấy hợp khẩu vị của bạn.
Thứ hai, bạn phải sẵn sàng. Bạn phải thấy thoải mái với thị trường.

Thiếu một trong hai thì không thành ván cờ.